Khi đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp, bạn nên sáng suốt. Bởi mỗi quyết định đều có thể ảnh hưởng đến những năm cuối đời của bạn.
Ai cũng mong có công việc tốt để tạo nên sự nghiệp của riêng mình. Một số người chỉ để ý đến lợi ích trước mắt, muốn được cầm đồng lương trong tay nhưng không nghĩ đến câu chuyện của tương lai. Họ lựa chọn những công việc ổn định ở hiện tại. Song theo thời gian công việc đó lại khó có cơ hội phát triển.
Vì thế cuộc sống của một người như thế nào phụ thuộc vào lựa chọn của bạn. Bạn chọn công việc như thế nào khi còn trẻ sẽ quyết định bạn có cuộc sống ra sao ở những năm cuối đời.

Do đó những người tầm nhìn không bao giờ làm những kiểu công việc dưới đây.
1. Công việc có khả năng thay thế cao
Những công việc có khả năng thay thế cao thường không mang những kỹ thuật đặc thù. Bạn có thể làm được hoặc người khác cũng dễ dàng thay thế bạn.
Nếu làm công việc này dù bạn có thể kiếm được tiền ở hiện tại. Song theo thời gian, công việc dần không mang lại cho bạn tương lai gì. Thậm chí bạn còn bị ông chủ chèn ép mà không dám nói lên ý kiến của mình. Bạn lo sợ sẽ mất việc vì ở phía ngoài có rất nhiều người xếp hàng ứng tuyển để thay thế bạn bất kỳ lúc nào.
Những công việc kiểu này dù có mức lương như thế nào song không thể duy trì thời gian dài. Thậm chí bạn còn gặp phải những vấn đề rắc rối không đáng có.
Lý Hy Khương (26 tuổi) đang đảm nhận công việc như vậy. Mỗi ngày, nhiệm vụ của cô đến công ty là pha trà và đưa thư về các phòng ban trong công ty. Ở thời điểm đầu, cô nhận được thu nhập khá tốt song lại không chịu nhiều áp lực.
Bạn bè của Khương đều khuyên cô không nên tiếp tục công việc này vì có khả năng thay thế cao. Nếu bị sa thải, cô sẽ khó tìm được công việc mới bởi với vị trí hiện tại không đem lại kinh nghiệm tích lũy.
Nhiều người nói rằng cô nên tham khảo ý kiến của bố mẹ trước khi quyết định. Nhiều người nghĩ rằng bố mẹ sẽ ủng hộ cô từ bỏ công việc này.
Tuy nhiên, bố của Khương lại không cho phép cô nghỉ công việc này. Trong suy nghĩ của ông đây là không việc khó tìm bởi vừa tạo ra thu nhập lại không áp lực hàng tháng.
Dường như trong suy nghĩ của một số người, họ quan trọng việc kiếm được tiền ở hiện tại hơn là lo nghĩ cho tương lai. Việc bám trụ ở công việc kiểu này là một sự lãng phí thời gian. Bạn có thể tạo ra thu nhập nhưng không giúp ích trong quá trình phát triển lâu dài.
Như nhiều người từng nói: Nếu mãi tiếp tục những công việc có thể dễ dàng bị thay thế thì những năm tháng đi làm thứ duy nhất bạn nhận được là tiền. Trong khi đó, kinh nghiệm là thứ quan trọng lại không được bồi đắp. Kết quả là tuổi trẻ của bạn bị lãng phí. Điều này dẫn đến bạn sẽ trở nên chật vật ở những năm tháng trung niên khi trong tay chẳng có chút kinh nghiệm nào.
2. Công việc không đúng đam mê

Hạo Đông (24 tuổi) là một người đam mê với lĩnh vực nhiếp ảnh. Sau khi học xong cấp 3 anh mong muốn được theo đuổi chuyên ngành học liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên anh vấp phải sự ngăn cản của cha mẹ. Bởi họ cho rằng đây là một công việc không ổn định trong khi điều kiện gia đình không mấy khá giả.
Vì vậy mẹ Hạo Đông đã thay cậu đăng ký vào ngành quản trị nhân sự. Sau khi ra trường, như bao sinh viên mới tốt nghiệp khác, cậu ấy nộp đơn vào làm một vị trí văn phòng bình thường trong công ty.
Tuy công việc này không quá khó khăn, tiền lương cũng đều đặn mỗi tháng, nhưng cậu ấy lại chẳng hề vui vẻ gì.
Con người chúng ta sinh ra đã có nhiều thử thách và rủi ro: rủi ro trong việc khởi nghiệp, rủi ro trong việc chọn đối tượng lập gia đình… Nếu việc gì chúng ta cũng sợ và không dám chấp nhận rủi ro, vậy chẳng thể làm bất cứ điều gì.
Bởi vì xã hội tồn tại những thách thức, nên chúng ta mới có cơ hội chọn lựa và đổi mới cuộc sống của chính mình.
Năm 30 tuổi, cuối cùng Hạo Đông đã không chịu nổi và xin đổi việc, đúng như điều mọi người đang nghĩ, anh ấy đã chuyển sang nghề chụp ảnh.
Lúc mới bắt đầu, anh không dám nói với cha mẹ, mà dùng tiền tiết kiệm tự mình đi lên thành phố để phát triển sự nghiệp chụp ảnh. Trong những bức ảnh anh ấy chụp có một tấm được tổ chức nhiếp ảnh đánh giá rất cao.
Chính vì vậy danh tiếng của anh dần lan rộng. Khi đã có thành tích, anh mới kể cho gia đình. Lúc này cha mẹ và bản thân anh cũng hối hận vì đã không đi theo đam mê.
Cuộc sống quá ổn định chỉ khiến con người ta cảm thấy nhàm chán, lười biếng và mất đi ý chí chiến đấu ban đầu.

Thế nên, thay vì sợ hãi con cái phải chịu khổ, phải nhận mức lương thấp… chi bằng bạn hãy cố gắng làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cái có thêm niềm tin cố gắng hết mình vì ước mơ của bản thân.
Làm việc mình thích hay chọn việc có thu nhập cao? Người khôn ngoan trả lời: Kết hợp cả 2 theo cách của chính bạn
Người bình thường sẽ chọn sự nghiệp dựa vào 1 trong 3 yếu tố sau:
Thu nhập – Sở thích – Năng lực. Người khôn ngoan sẽ tìm mọi cách để lựa chọn tất cả mà không phải bỏ qua điều gì.
Người xưa có câu “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Bài học này dạy cho chúng ta biết rằng, thà bỏ toàn bộ tâm huyết để theo đuổi, nỗ lực hoàn thành một việc duy nhất còn hơn làm hết việc này đến việc khác mà không nên thành tựu gì.
Tuy nhiên, ở thời đại bây giờ, mọi người lại dần có xu hướng phát triển ngày càng đa năng đa nhiệm. Điển hình rõ ràng nhất chính là trường hợp của một nhân viên Marketing, tên là Tô Giai Ninh.
Anh ta là một thanh niên điển hình của thế hệ 9x, năng động, nhiệt huyết, chịu khó chịu khổ và có tham vọng. Tô Giai Ninh ban ngày làm việc tại một công ty quảng cáo, lương tháng chỉ 10 triệu đồng. Nhưng anh vẫn có tiền mua nhà, mua ô tô, chi tiêu hào phóng với bạn bè, người thân.
Hỏi ra mới biết, Tô Giai Ninh còn mở một câu lạc bộ bi-a tư nhân, tự làm truyền thông, kết nối mạng lưới, chăm chỉ xây dựng quan hệ xã giao. Ở thời điểm làm ăn tốt, thu nhập ngoài lề mỗi tháng từ câu lạc bộ này gấp chục lần tiền lương từ công việc chính. So với những người làm công ăn lương thông thường, Tô Giai Ninh đã đạt được tự do tài chính từ lâu.
Sau khi suy xét cẩn thận, mọi người nhận ra, Tô Giai Ninh đã rất thông minh khi không gắn chặt bản thân vào một nguồn thu nhập duy nhất. Đây cũng là đạo lý minh chứng cho câu nói “Thỏ khôn có ba hang”. Anh ta sẽ không phải lo lắng, luống cuống tay chân khi bị chặt đứt một con đường sống.
Tham gia vào nhiều ngành nghề, chúng ta lại càng có cơ hội tiếp cận được nhiều cơ hội để tìm ra sở trường, thế mạnh và đam mê của bản thân. Đó cũng là cơ hội để thỏa mãn cả yêu thích cá nhân lẫn nhu cầu việc làm ổn định, không bị sự đơn điệu và nhàm chán của công tác mài mòn nhiệt huyết bản thân.

Bí quyết để đạt được điều này chính là tìm được những cơ hội sự nghiệp thích hợp với bản thân, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu nhất của mình bao gồm: Vui vẻ, thành tựu và tiền tài.
Vui vẻ: Chỉ khi một người nhiệt tình yêu thích công việc đang làm, chúng ta mới sinh ra cảm giác vui vẻ hạnh phúc.
Thành tựu: Chỉ có thể đạt được nhờ vào năng lực chuyên môn.
Tiền tài: Có công tác, có việc làm mới có thể đạt được thu nhập ổn định.
Lý tưởng hoàn mỹ, còn hiện thực lại khó khăn. Không phải ai cũng có cơ hội để đạt được cơ hội tìm được một công việc vừa phù hợp với chuyên môn, vừa đảm bảo sở thích, lại có thu nhập hấp dẫn.
Thông thường, công việc của một người có thể chia ra làm 7 loại sau đây:
Kiểu thứ nhất:
Đi theo sở thích – Công việc yêu thích, nhưng không quá am hiểu, cũng không kiếm được nhiều tiền
Ví dụ như một người thích hội họa, nhưng vẽ không tốt, cũng không thể kiếm nhiều tiền nhờ việc vẽ tranh.
Kiểu thứ hai:
Làm việc chăm chỉ – Công việc yêu thích, kiếm ra tiền, nhưng không quá am hiểu
Anh Lương là người có giọng nói lớn, câu chữ rõ ràng, làm MC chuyên chủ trì các sự kiện, kiếm được không ít. Tuy anh khá thích công việc này, vô cùng chăm chỉ, nhưng tính cách lại không đủ linh hoạt và nhạy bén, khả năng điều tiết không khí hiện trường và cảm xúc người xem cũng không cao, do đó, luôn phải chuẩn bị rất kỹ kịch bản làm việc. Thậm chí, từng câu từng chữ đều phải viết sẵn rồi học thuộc. Kiểu công việc này không quá bất lợi, nhưng cũng rất khó phát triển vượt bậc.
Kiểu thứ ba:
Hiệu quả lợi ích – Công việc không thích, cũng không quá am hiểu, nhưng kiếm ra tiền
Đây là tình trạng phổ biến của đại đa số người đi làm hiện nay. Họ không quá đam mê công việc này, cũng không thể hiện quá xuất sắc, nhưng đem lại đồng lương thu nhập. Khi có một đối thủ cạnh tranh bản lĩnh hơn xuất hiện, kiểu người này rất dễ bị chèn ép và đào thải.
Kiểu thứ tư:
Công việc lý tính – Không thích, nhưng am hiểu, kiếm tiền tốt
Nhiều người tận dụng thế mạnh của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp, có bản lĩnh thực sự nên đạt được một mức thu nhập tốt, nhưng luôn cảm thấy công tác quá buồn tẻ, nhàm chán và không hấp dẫn.

Kiểu thứ năm:
Loại hình hư vô – Am hiểu nhưng không thích, càng không có thu nhập tốt
Ví dụ như bạn giỏi rửa bát, giỏi gấp quần áo, giỏi dọn dẹp nhà cửa… Đây đều là những việc vặt, rất khó có một tiền đồ phát triển lâu dài. Hầu hết những người đi theo con đường này không từ bỏ thì cũng chỉ kiên trì vì không còn sự lựa chọn nào khác.
Kiểu thứ sáu:
Loại hình ảo tưởng – Có thích, có giỏi, nhưng không kiếm ra tiền
Cho dù bạn làm tốt và yêu thích đến mấy nhưng với công việc không đảm bảo thu nhập, rất ít người có thể kiên trì phát triển. Thông thường, mọi người chỉ coi đây là một sở thích hoặc nghề phụ trong thời gian rảnh rỗi.
Kiểu thứ bảy:
Công tác hoàn mỹ – Thích, giỏi và có tiền.
Bảy loại nghề nghiệp trên đây đã bao gồm tất cả các con đường một người có thể lựa chọn. Cho dù rất nhiều người không hài lòng với sự nghiệp hiện tại nên tìm mọi cách thay đổi, nhưng cũng chưa hẳn đã tìm được loại hình ưng ý hoàn toàn.
Lại nói, người ta có câu: “Không có một cá nhân nào hoàn mỹ, chỉ có một đội nhóm hoàn mỹ.” Các thành viên có ưu khuyết riêng, kết hợp lại với nhau mới có thể đạt hiệu quả tốt.
Áp dụng đạo lý này vào thời điểm lựa chọn nghề nghiệp cũng có thể đạt được kết quả tương tự. Phải biết cách kết hợp giữa nghề chính và phụ, giữa sở thích, năng lực cá nhân và cả năng lực kiếm tiền để bổ sung cho nhau, tạo ra một tổ hợp hoàn chỉnh.

Để làm được điều đó, chúng ta có thể dùng 3 phương pháp sau đây:
Thứ nhất, sử dụng “Phương pháp truy vấn sâu”, lập ra một danh sách các ưu khuyết điểm riêng với từng ngành nghề, từ đó lựa chọn đáp án mình thực sự thích.
Phải biết rằng, tỷ phú Jack Ma từng nói: “Có được một công việc yêu thích chính là tiền đề tốt nhất để gây dựng sự nghiệp.”
– Xác định vị trí của mình
– Xác định phương thức tư duy
– Xác định năng lực gánh chịu trách nhiệm và công tác
– Xác định nội dung công việc mình mong muốn
– Xác định tình trạng các mối quan hệ
Thứ hai, sử dụng bài test tự định hướng Self-Directed Search của nhà khoa học nổi tiếng John Henry Holland để xác định hứng thú công tác đối với nghề nghiệp của bản thân.
Thứ ba, đánh giá hai chiều để tìm ra lĩnh vực bản thân am hiểu nhất trong các nghề nghiệp yêu thích, từ đó xác định con đường chính – phụ trong sự nghiệp.
Quá trình tự đánh giá này cũng sẽ giúp chúng ta làm rõ và tập trung được đâu là thế mạnh mình cần phát huy. Trong cuốn sách “Phát hiện ưu thế bản thân” đã chỉ ra rằng, khi chúng ta phát hiện điểm mạnh của mình, được làm những việc mình am hiểu thì rất dễ đạt được thành công. Dựa vào những đặc điểm đó, chúng ta sẽ tìm được cơ hội phát triển đúng đắn cho mình.
Theo Trí Thức Trẻ, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- “Cá mập Mỹ” tỷ phú Mark Cuban bật mí bí quyết “giữ của”: Hãy sống như một sinh viên, mua hàng giảm giá, mặc cả nhiệt tình và sống thật tốt bụng
- Giải mã bí thuật đọc sách không “rơi rụng” thông tin của tỷ phú Bill Gates dù đọc 3 giờ mỗi ngày, 1 quyển mỗi tuần
- Tỷ phú Mark Cuban: “1 thứ duy nhất trong cuộc sống mà bạn có thể hoàn toàn kiểm soát, đó là nỗ lực của bản thân”