Trong GALA kỷ niệm 30 năm thành lập của Ngân hàng Á Châu (ACB) tối 4/6, Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy đã gây bất ngờ cho toàn bộ khán giả khi vừa đàn, hát, nhảy trình diễn ca khúc “Always Remember Us This Way” và “Cô đơn trên Sofa”.
Trong gala kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng Á Châu (ACB), Chủ tịch sinh năm 1978 xuất hiện với hình ảnh vừa đàn, vừa hát và nhảy. Tiết mục biểu diễn của ông Huy được đầu tư khá công phu khi xuất hiện cả mưa, khói, cùng vũ đoàn múa phụ hoạ.
Phần trình diễn gây phấn khích cho những người có mặt trong khán phòng. Video clip trở thành đề tài “hot” trên cộng đồng mạng, đặc biệt là trong giới banker (người làm ngân hàng).
Trước đó, tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập (2018), ông Huy lần đầu xuất hiện “cực chất” với phần biểu diễn hát và nhảy và ngay lập tức gây “bão” mạng.
Nhân vật “hot” đó là ông Trần Hùng Huy (sinh năm 1978). Ông Huy đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.
Năm 2012, ông Huy kế nhiệm cha ruột (ông Trần Mộng Hùng) làm Chủ tịch HĐQT ACB. Thời điểm đó, ông Huy là chủ tịch ngân hàng trẻ nhất khi mới chỉ 34 tuổi. Cho đến nay, chưa có ai phá vỡ kỷ lục người trẻ tuổi nhất được bầu làm chủ tịch một nhà băng của ông Huy.
Chủ tịch Trần Hùng Huy đang nắm giữ 115,73 triệu cổ phiếu, trị giá trên dưới 2.900 tỷ đồng.
Trong khi, ông Trần Mộng Hùng không còn là thành viên HĐQT ACB. Nhưng bà Đặng Thu Thuỷ (sinh năm 1955, vợ ông Hùng) đang là thành viên HĐQT, từ năm 2011 đến nay. Bà Thuỷ sở hữu 40,34 triệu cổ phiếu ACB, trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh của ACB thời ông Huy, trong 5 năm gần nhất (từ 2017 đến năm 2022), lợi nhuận trước thuế hợp nhất luôn tăng theo từng năm.
Cụ thể, năm 2017 ACB đạt 2.656 tỷ đồng, sang năm 2018 lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng tăng tới 140%, đạt 6.389 tỷ đồng.
Đến năm 2018, mức tăng lợi nhuận là 17,6%, đạt 7.516 tỷ đồng, năm 2020 tăng trưởng lợi nhuận đạt 27% lên mức 9.596 tỷ đồng.
Năm 2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ACB lần đầu vượt 10.000 tỷ đồng khi đạt con số 11.998 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, năm 2022, ACB đạt lục lợi nhuận trước thuế hợp nhất với 17.114 tỷ đồng, tăng mạnh 42,6% nhờ không còn phải dành phần nhiều lợi nhuận cho trích lập dự phòng rủi ro.
ACB cũng là một trong số ít các ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 1% trong hai năm gần đây. Nợ xấu của ngân hàng đã giảm từ 0,78% năm 2021 xuống 0,74% trong năm 2022.
Tiểu sử về Trần Hùng Huy
Doanh nhân Trần Huy Hùng sinh ngày 4/12/1978 trong một gia đình truyền thống làm ngân hàng. Bố của anh là Trần Mộng Hùng – ông là đại gia kỳ cựu và là 1 trong những người tiên phong sáng lập ngân hàng ACB. Mẹ của anh là bà Đặng Thị Thu Thủy – thành viên HĐQT của ngân hàng ACB.
Trước khi Trần Hùng Huy là chủ tịch HĐQT của ngân hàng Á Châu, anh đã trải qua 1 số mốc quan trọng trong cuộc đời như:
- Năm 2002: Anh tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại đại học Chapman (Mỹ). Sau đó, anh giữ chức chuyên viên nghiên cứu thị trường tài chính tại ngân hàng ACB.
- Năm 2004: Trần Hùng Huy giữ chức vụ giám đốc Marketing ngân hàng ACB.
- Đến năm 2008: Anh gia nhập HĐQT ngân hàng ACB.
- Năm 2010: Anh trở thành phó tổng giám đốc ngân hàng ACB.
- Đến 2011: Anh Huy bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh tế tại đại học Golden Gate (Mỹ).
- Đến 9/2012: Anh được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch HĐQT của ngân hàng Á Châu. Anh được bổ nhiệm vào vị trí này vào năm 34 tuổi. Từ đó, Trần Hùng Huy chính là vị CEO trẻ nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Trần Hùng Huy và hành trình đưa ACB thoát khỏi khủng hoảng tài chính
Tại thời điểm tiếp nhận vị trí chủ tịch HĐQT của ACB là giai đoạn ngân hàng đang gặp khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhờ có kiến thức thực tiễn uyên sâu và sự hỗ trợ lớn từ cha của mình, Trần Hùng Huy đã cùng cộng sự đã đưa ACB thoát khỏi khó khăn ấy.
Chỉ sau 6 tháng giữ chức, anh đã đưa ACB từng bước phát triển. Chính điều này, đã giúp anh ngồi vững ở vị trí này trong sự ủng hộ nhiệt tình của thành viên hội đồng quản trị. Hiện nay, anh Huy còn giữ vai trò chủ nhiệm Uỷ ban nhân sự, Phó chủ nhiệm ủy ban quản lý rủi ro, thành viên ủy ban chiến lược và thành viên ủy ban đầu tư.
Năm 2017 – 2018, ngân hàng Á Châu đã liên tiếp có những kết quả kinh doanh đột phá. Bằng chứng là: trong năm 2017, mức doanh thu của ngân hàng tăng gấp 1,6 lần so với năm trước. Đặc biệt, lợi nhuận năm 2018 của ngân hàng đạt ngưỡng 6400 tỷ VNĐ, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, ACB còn có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam với 0,69% vào cuối năm 2018.
Về tình hình tài chính, nửa đầu năm 2020, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.819 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ.
Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch HĐQT, Cuối tháng 6, tổng tài sản của ACB đạt 396.760 tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2020 của ACB đạt khoảng 7.363 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019.
Trần Hùng Huy ACB giàu cỡ nào?
Trần Hùng Huy giữ chức vị trí chủ tịch ngân hàng TMCP Á Châu khi tuổi còn rất trẻ. Vì vậy, nhiều người thường tò mò về khối tài sản mà doanh nhân Trần Hùng Huy ACB nắm giữ. Theo thống kê từ báo kinh tế, hiện tại anh đang sở hữu 56,97 triệu cổ phiếu có giá trị 1344 tỷ đồng.
Từ khi sở hữu 1 lượng lớn cổ phiếu của ACB, vị CEO trẻ này này chưa từng có ý định mua thêm hay bán bớt cổ phiếu. Vậy nên, anh luôn nằm ở vị trí cao trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt hiện nay.
Mặc gì anh “sinh ra ở vạch đích” nhưng Trần Hùng Huy luôn nỗ lực học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng phát triển bản thân. Chính điều đó, giúp anh có được thành công như ngày hôm nay.
Trần Hùng Huy và những bài học để đời
Khi được hỏi: “anh đã rút ra bài học gì từ những thách thức 4.0 trong nhiệm kỳ chủ tịch HĐQT đầu tiên của mình ở ACB”. Trần Hùng Huy đã nêu ra nhiều bài học cá nhân như:
- Bài học cá nhân thứ nhất: Anh luôn luôn phải học tiếp, học rất nhiều và cần có sự kiên nhẫn trong học tập và làm việc.
- Anh rút ra kinh nghiệm cần phải có khả năng lắng nghe người khác. Đồng thời, phải biết nhận sai để người khác thực hiện tốt hơn việc cần làm.
- Bài học cuối cùng mà anh tâm đắc nhất là: đừng ngại khi muốn thử sức với những điều mà mình chưa từng làm.
Giá trị cốt lõi của ACB
Ngân hàng TMCP phát triển dựa trên 5 giá trị cốt lõi, có thể ngân hàng trong từng thời kỳ có cái trội hơn nhưng quy tụ lại thì đó là thế mạnh riêng của ACB. Năm giá trị cốt lõi bao gồm:
- Cẩn trọng.
- Chính trực.
- Cách tân.
- Hài hòa.
- Hiệu quả.
Trong 5 năm tới, chữ ngân hàng có thể không còn quá quan trọng nữa, bởi cái mà ACB hướng tới là “Integrated financial platform to serve customer needs”. Thế nhưng, DNA của ACB với 5 giá trị cốt lõi thì vẫn rất quan trọng.”
Quyết định “đàn áp xanh” đến “tự nguyện xanh”
Trước khi nhận được sự quan tâm lớn của “gia đình ACB” (cách ông Huy gọi ngân hàng mà mình lãnh đạo) và cộng đồng, chủ trương bảo vệ môi trường với việc không sử dụng chai nhựa của anh không được nhiều người ủng hộ. Năm 2015, khi anh ra quyết định không dùng chai nhựa sử dụng một lần trong toàn bộ ngân hàng.
Điều đó mang lại rất nhiều người phản đối, kể cả lãnh đạo cấp cao. Khi thực hiện 1 cuộc khảo sát tại ACB chỉ có 6% người được hỏi quan tâm đến biện pháp bảo vệ môi trường do vị CEO phát động. Thế nhưng, anh rất kiên trì và liên tục tổ chức tuyên truyền thông tin trong nội bộ về tác dụng của việc không dùng chai nhựa 1 lần. Và sau 3 tháng thông qua cuộc khảo sát, tỷ lệ quan tâm đến dự án này lên tới 70%.
Những nỗ lực bền bỉ của người đứng đầu ACB đã dần mang lại hiệu quả. Sau 3 năm thì ý thức bảo vệ môi trường đã trở thành thói quen của nhân viên ACB. Bởi họ nhận thấy đó là hành động giúp mọi người gần nhau hơn bằng cách họ cùng gia đình anh chị em chi nhánh tham gia dọn giác.
Trần Hùng Huy đã quyết định tặng 15.000 bộ công cụ giúp giảm thiểu rác thải nhựa đến nhân viên toàn hệ thống để nhân viên có thể trực tiếp tham gia bảo vệ môi trường trong các hoạt động ngày thường. Mục tiêu tiếp theo của ông Huy là tiếp tục lan tỏa việc bảo vệ môi trường đến khách hàng ACB và cộng đồng.
Kết luận
Như vậy, vừa rồi chúng tôi đã gửi tới bạn những thông tin của doanh nhân Trần Hùng Huy và ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Từ danh xưng “ngậm thìa vàng” đến sự trỗi dậy của thế hệ F2 lãnh đạo ngân hàng Việt: Tốt nghiệp trường danh tiếng đến thành tích kinh doanh đáng nể
- Chủ tịch THACO Trần Bá Dương: Từ công nhân vét mỡ bò đến đế chế công-nông-thương tỷ USD
- Ước mơ lớn lao nhất cuộc đời của Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ: Vì một Việt Nam hùng cường, vĩ đại sánh ngang cường quốc 5 châu!