Sư có tóc đâu để chải mà mua lược? Người dân Châu Phi chỉ đi chân đất, bán giày ở đây thì ai mua? Đây được coi là 2 câu chuyện marketing kinh điển mà bất kỳ người kinh doanh, bán hàng nào cũng cần nắm rõ để làm ăn thuận lợi.
Nhân viên tiếp thị, thị trường có nhiệm vụ tìm ra nhu cầu mà lên kế hoạch để đáp ứng nhu cầu đó, ngoài ra còn là người tạo ra nhu cầu và phải kích thích nó để bán hàng. Như vậy mới được gọi là Nghệ thuật Marketing.
Câu chuyện kinh điển về marketing: Bán lược cho sư và 1 bài học lớn để những người marketer học hỏi
Câu chuyện bán lược cho sư được nói trong quyển Tam quốc diễn nghĩa của tác giả Thành Quân Ức. Có thể nói câu chuyện xây dựng chiến thuật marketing bán lược cho sư là hư ảo nhưng nó lại nói tới thực tại của con người, tuyển người dụng người dựa vào năng lực.
Để nhìn ra năng lực của một người không nên xem bên ngoài mà nhìn vào thực tế, nhìn vào năng lực – “xem ngựa không bằng đua ngựa”.
Bán lược cho sư thực tế nó trái lẽ thường nhưng dụng ý của nó lại rất thực tế: “việc mà đa số mọi người cho là không làm được, vẫn có những người dám làm và họ đã thành công, biến cái không thể thành cái có thể, thành hiện thực”.
Chẳng hạn như Richard Branson, ông có chiến dịch bay giá rẻ để biến cái không thể thành có thể (lúc đó chưa có hãng hàng không giá rẻ, sau này chiến lược bay giá rẻ của ông được nhiều nơi trên thế giới làm theo, và cũng có người thành công có người thất bại). Hoặc Andrew Carnegie cũng biến cái không thể thành cái có thể, ông muốn xây cây cầu lớn nhất nước Mỹ.
Vấn đề là, Carnegie không biết làm sao thế nào để xây nó,.. Cuộc đời về ông bạn không nên bỏ qua, bạn xem tại Cuộc đời và sự nghiệp của người đàn ông giàu thứ 2 thế giới Andrew Carnegie, ông vua thép đi lên từ 2 bàn tay trắng.
Bán lược cho sư được mô tả là thử thách người tham gia ứng tuyển vào công ty, mỗi người phải bán được 100 chiếc lược, đối tượng khách hàng là nhà sư.
Khi nghe thử thách này, rất nhiều người đã thốt lên nhiều câu phàn nàn thay vì tìm chiến lược để có thể thực hiện được thử thách này. Và rất nhiều người bỏ cuộc. Trong sách Good Luck, Bí mật của may mắn của tác giả Alex Rovira và Fernamdo Trías de Bes cũng có nói về thử thách mà đa phần những con người từ bỏ thành công đều từ bỏ, đó là từ bỏ thử thách.
Khi gặp thử thách, khó khăn thay vì dùng não suy nghĩ thì những người không thành công đều chung 1 hành động đó là miệng nhanh hơn não: “Bán lược cho sư ư? Làm sao mà làm được? Có nhầm không đấy?..”.
Trong cuộc tuyển nhân tài của công ty thông qua thử thách bán lược cho sư này, trong nhiều ứng viên thì chỉ còn lại 3 ứng viên là trụ lại và tham gia thử thách. Gọi chung là A, B, C.
Người thứ nhất
Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho rằng anh này giễu cợt họ không có tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một chiếc lược.
Người thứ hai
Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ, anh ta xin gặp sư trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm “nam mô” và thưa rằng: “trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng, không bù rối”. Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà chùa có 10 lưu hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta.
Người thứ ba
Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương khói nghi ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: “Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba chữ “Lược tích thiện” làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa”. Nhà chùa nghe ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.
Người bán hàng phải là người tạo ra nhu cầu, kích thích cho nó xuất hiện để bán hàng. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.
Như vậy, trong ba người bán lược cho sư, công ty đánh giá họ thế nào?
Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì. Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ làm phụ trách bán hàng.
Nhờ có Lược tích thiện làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng chùa đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.
Ý nghĩa của câu chuyện, bài học rút ra
Bạn để ý sẽ thấy, 3 người họ đánh vào tâm lý khách hàng của mình hoàn toàn khác nhau nên lựa chọn chiến thuật marketing khác nhau nên kết quả thu về sẽ khác nhau.
Cùng 1 loại khách hàng nhưng nhìn kỹ vào tâm lý khách hàng, bạn sẽ hiểu được họ cần gì, muốn gì thì bạn sẽ có những chiêu thức quảng cáo khác nhau. Trong kinh doanh hiện nay bạn có thể test thông qua quảng cáo, tuy hơn tốn thời gian nhưng kết quả thu về rất hữu ích.
Chiến thuật bán lược cho sư này cho con người chúng ta nhìn thấy, người thành công cần nhẫn nại (độ nhẫn lại bạn nên đọc về Cuộc đời và sự nghiệp của người đàn ông giàu nhất hành tinh John D. Rockefeller, ông cực kỳ kiên tâm), thông minh có năng lực quan sát nhận định. Ngoài ra cần biết nghiên cứu, phân tích đối tượng khách hàng, có tính sáng tạo, có kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
(Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì. Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ làm phụ trách bán hàng).
Vậy là sau “xem ngựa không bằng đua ngựa”, công ty đã nhìn được C là nhân tài hiếm có với tài năng và sáng kiến hơn người.
Sau khi đọc bài bán lược cho sư này, bạn cần biết trong chiến thuật bán hàng, cần biết đặt mình vào vị trí người khác, cần suy nghĩ trong tình huống nào thì khách hàng sẽ mua sản phẩm của chúng ta. Và sau đó là “dắt” khách hàng theo mình (nói gì khách hàng tin nghe theo bạn).
Chúng ta, ai cũng như ai, cùng có thời gian, hai tay hai mắt như nhau nhưng đầu óc khác nhau, vậy nên sẽ tạo nên những vận mệnh khác sau. Não bộ của con người là điều không tưởng, chỉ cần tin vào bản thân bạn sẽ thành công.
Nhà khoa học Stephen Hawking là một minh chứng sống – não bộ con người là điều không tưởng, có thể làm mọi thứ, ông tự tạo số phận của mình bằng niềm tin và đam mê với vũ trụ.
Trong kinh doanh, cá lớn nuốt cá bé. Các doanh nghiệp đều bắt đầu từ con số 0, chẳng doanh nghiệp nào sinh ra đã giàu. Họ là tập đoàn thì từ đời ông cha họ bắt đầu cũng từ số 0. Vậy nên chỉ cần mỗi đường đi nước bước có kế sách tốt, thì bạn sẽ thành công. Chiến lược bán lược cho sư cũng là minh chứng cho việc kế sách tốt giúp cho bạn hay doanh nghiệp bạn phát triển.
Chiến lược marketing bán lược cho sư cũng cho chúng ta thấy, người bán hàng phải là người tạo ra nhu cầu, kích thích cho nó xuất hiện để bán hàng.
Câu chuyện bán giày ở Châu Phi
Chuyện kể như sau có hai hãng sản xuất giày nọ đang cùng cạnh tranh với nhau, hai hãng này cử nhân viên của mình đến Châu Phi để khảo sát thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội, đánh giá khả năng mở rộng kinh doanh của mình ở đây.
Sau khi đặt chân đến đất nước Châu Phi theo lệnh của boss, hai anh nhân viên đều rất chú nguyên cứu, ghi chép thông tin, hình ảnh để làm báo cáo về cho boss của mình. Nhưng, cùng một đất nước, cùng một tình hình…. lại có đến hai báo cáo khác nhau.
Anh nhân viên ở công ty thứ nhất, sau khi xem xét tình hình ở Châu Phi, liền vội vàng chạy về báo với sếp của mình: “Sếp ơi, người dân ở đây chỉ đi chân đất, nếu chúng ta phát triển kinh doanh ở đây có mà chết mất! Thị trường này không tiềm năng đâu, đánh vào chỉ có thua lỗ đậm“. Vừa nói, anh ta vừa đưa hình ảnh, dẫn chứng xác thực mình thu được tại Châu Phi cho sếp mình.
Còn anh nhân viên thứ hai, anh ta cũng cấp tốc chạy về phía công ty để gặp sếp của mình. Với khuôn mặt rạng rỡ, vui mừng và tự tin như đã khai sáng được điều gì đó. Anh ta bảo: “Chúng ta cần nhanh chóng phát triển kinh doanh tại đây, nơi này thật lý tưởng để kinh doanh giày bởi người dân ở đây chưa ai có giày dép để mang“.
Mặc dù, đây là một ý tưởng nghe có vẻ không khả thi, nhưng công ty vẫn quyết định kinh doanh và lấn sang thị phần này.
Cuối cùng, công ty thứ nhất cho rằng thị trường Châu Phi không tiềm năng nên dẹp bỏ hoàn toàn kế hoạch kinh doanh giày tại đây. Công ty thứ hai, sau khi thiết lập toàn bộ kế hoạch phát triển thị trường ở Châu Phi thì gặt hái được rất nhiều thành công vang dội. Và trở thành người đi đầu trong thị phần giày tại đây.
Bài học kinh doanh từ câu chuyện bán giày ở Châu Phi
Qua câu chuyện này, có một bài học kinh doanh chúng ta có thể thấy rõ, cùng một sự kiện xảy ra nhưng chính cách nhìn nhận khác nhau, góc nhìn khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau.
Lý giải như sau: Thời điểm đó, Châu Phi là châu lục còn nhiều lạc hậu, kinh tế khó khăn thì việc đi chân đất của người dân như một thói quen hàng ngày trong đời sống. Nếu ta xem đó là điều hiển nhiên và không thể nào thay đổi thì cách nhìn của chúng ta cũng tiêu cực như chính anh nhân viên đầu tiên.
Ngược lại, nếu ta có thêm cái nhìn toàn diện và tầm nhìn xa và bao quát hơn, thì vấn đề khó khăn trước mắt thực ra cũng chỉ là một thử thách dẫn ta đến với thành công trong tương lai. Bài học này cũng được các tập đoàn lớn trên thế giới như Coca Cola, Pepsi, P&G, Unilever áp dụng trong việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường mới.
Tìm kiếm một thị trường mới là phải tìm kiếm cả cơ hội và thách thức mà thị trường đó sẽ mang lại cho chúng ta. Trong cơ hội, sẽ tìm ẩn thách thức. Trong thách thức sẽ có cơ hội. Mỗi góc nhìn khách nhau, sẽ cho ra những quan điểm khác nhau, hay những khuynh hướng nhìn nhận cơ hội và thách thức khác nhau.
Ta cần phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để tìm được chiến lược kinh doanh hợp lý cho mình, tránh cái nhìn tiêu cực và một chiều như anh nhân viên ở công ty đầu tiên, sẽ giới hạn những tìm năng và cơ hội của ta.
Đây là một phần bài học kinh doanh từ câu chuyện bán giày ở Châu Phi, muốn tìm hiểu thêm những bài học khác, bạn phải tự mình cảm nhận nó.
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- “Bán lược cho sư” và “Bán giày ở Châu Phi”: Bài học Marketing kinh điển nhất mọi thời đại ai cũng nên tỏ tường
- “Bán lược cho sư” và “Bán giày ở Châu Phi”: Bài học Marketing kinh điển nhất mọi thời đại, ai làm kinh doanh cũng nên học hỏi
- “Bán lược cho sư” và “Bán giày ở Châu Phi”: Bài học kinh điển về nghệ thuật Marketing