Đạo làm ăn của thương nhân huyền thoại Hồ Tuyết Nham giúp sau 3 năm đổ nước tiểu trong kỹ viện, ông ta trở thành đại phú hộ, sau 30 năm trở thành người giàu nhất nhà Thanh, sở hữu số tiền hơn cả thu nhập của quốc gia kẻ thù.
Hồ Tuyết Nham (1823-1885) được mệnh danh là thương gia giàu nhất Hàng Châu cuối thế kỷ 19. Trong lịch sử Trung Quốc, Hồ Tuyết Nham là cái tên không thể không nhắc đến trong giới thương nhân bởi sự nghiệp làm ăn của ông là cả một huyền thoại. Ông xuất thân là một người nghèo ở tỉnh An Huy đến Hàng Châu giúp việc cho ngân hiệu. Sau này ông có ngân hiệu riêng, mở rộng kinh doanh nhiều lĩnh vực khác.
Không chỉ nổi tiếng kinh doanh giỏi, Hồ Tuyết Nham còn được biết đến với đức tính cao cả, tốt đẹp. Trong tất cả mọi việc, ông luôn nghĩ cho người khác trước tiên, sau đó mới nghĩ đến bản thân. Vì thế, ông kết giao rộng, có nhiều bằng hữu tâm giao sinh tử có nhau.
Năm 19 tuổi, Hồ Tuyết Nham từ quê nhà An Huy đến Hàng Châu làm công việc bán thời gian cho một ngân hiệu (ngân hàng), công việc cụ thể là đổ bồn tiểu. Có lẽ, khi đó, Hồ Tuyết Nham không bao giờ nghĩ bản thân sở hữu khối tài sản lên tới hàng chục triệu lạng bạc. Thế mà sau 3 năm đổ nước tiểu, anh được chuyển thành nhân viên chính thức của ngân hiệu. Từ đó thu nhập ổn định, gia đình có chỗ đứng vững chắc ở Hàng Châu.
Trong quá trình làm việc, Hồ Tuyết Nham quen biết với Vương Hữu Linh – một người phóng khoáng. Ông ta cho rằng, nếu hôm nay giúp đỡ Vương Hữu Linh, sẽ có ngày anh ta may mắn đổi mệnh mà báo đáp lại mình. Vì thế, ông ta đưa 500 lượng bạc cho đối phương giúp anh ta mua một chức quan. Ông trời có mắt, Vương Hữu LInh dùng tiền mà mua được chức quan, trở thành Cục phó Cục hàng hải Triết Giang.
Còn Hồ Tuyết Nham bị đuổi việc khỏi ngân hiệu. Ông buộc phải đến một kỹ viện để tiếp tục làm công việc đổ nước tiểu. Đúng lúc này, Cục phó Vương Hữu Linh đến báo đáp. Vương Hữu Linh giúp Hồ Tuyết Nham mở ngân hàng Phụ Khang.
Sau đó cùng với sự thăng tiến của Vương Hữu Linh, việc kinh doanh của Hồ Tuyết Nham ngày càng lớn mạnh. Bên cạnh ngân hàng, ông còn mở thêm nhiều cửa hàng khác. Bằng cách này, danh tiếng của Hồ Tuyết Nham ngày càng vang xa, công việc kinh doanh cũng không ngừng được mở rộng.
Song trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, Hồ Tuyết Nham vì lý do cứu người cha bị bắt vào tù đã nhường người tình trong kỹ viện của mình là Vân Hương cho Vương Hữu Linh. Từ đó, Vương Hữu Linh càng coi trọng ông và Vân Hương trở thành “nhãn thần” mật báo mọi tin tức từ phía Vương Hữu Linh cho ông. Đây quả là một bước đi “có một không hai” và Vân Hương chính là bước đệm đầu tiên trong nấc thang sự nghiệp của Hồ Tuyết Nham.
Thời gian trôi đi, trong cuộc nha phiến lần thứ 2 của triều đại Thái Bình Thiên Quốc, Hồ Tuyết Nham lại liên kết với giới quân đội và “hút” được rất nhiều chi phí quân sự được gửi vào ngân hàng của ông ta.
Năm 1861, quân Thái Bình tấn công Hàng Châu, Hồ Tuyết Nham bắt đầu thu mua 2.800.000 kg lương thực và và vũ khí từ Thượng Hải để hỗ trợ quân đội của tổng tư lệnh Tả Tông Đường cho khu vực chiến tranh của tỉnh Chiết Giang. Đồng thời, Tả Tông Đường cũng giao cho ông làm tổng quản phụ trách toàn bộ lương thực và vũ khí của tỉnh Chiết Giang . Vì vậy, ông ta coi như đã nắm giữ hơn một nửa nền kinh tế thời chiến của Chiết Giang, và chính điều này tạo nền tảng tốt cho sự phát triển của ông ta sau này.
Khoảng năm 1866, Tả Tông Đường được lệnh tây phạt, kiểm soát lại Tân Cương đang vùng lên chống lại triều đình nhà Thanh dưới sự lãnh đạo của A Cổ Bách, Tả Tông Đường cảm thấy quân sự cần phải được đầu tư tài chính mạnh mẽ bằng cách vay huy động vốn từ các ngân hàng nước ngoài.
Nhiệm vụ vay tiền được Tả Tông Đường đặt lên vai Tuyết Nham. Không khiến người ta phải thất vọng, Hồ Tuyết Nham vay được số tiền 18.700.000 lượng bạc. Trong đó, khoản hoa hầu mà ông nhận được sau quá trình đi vay huy động vốn từ ngân hàng ngoại quốc là khoảng 2,88 triệu lạng bạc.
Dù đã đạt được tư lợi nhưng ông đã có những đóng góp to lớn trong việc hỗ trợ tài chính vững mạch cho quân đội nhà Thanh phát triển, giành lại sự kiểm soát Tân Cương hoang dã từ A Cổ Bách.
Khi bước vào tuổi 60, Hồ Tuyết Nham di chuyển đến Thượng Hải và tiêu 20 triệu lượng bạc để thành lập nhà máy sản xuất tơ lụa. Lúc đầu ông thu mua hàng triệu tấn lụa mới, sản phẩm quốc nội giá cao nhưng không ngờ chiến tranh Trung – Pháp đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính ở Thượng Hải, nên ông ta phải bắt đầu bán tháo cắt lỗ với giá thấp, và cuối cùng đã lỗ 10 triệu lượng bạc.
Và sau đó họa vô đơn chí, đã dột phòng thủng lều lại kèm trời mưa, kẻ thù chính trị của Tả Tông Đường là Lý Hồng Chương đã ra tay, hất bỏ cọng rơm cuối cùng của chú lạc đà mà tiếp cận thị trưởng Thượng Hải – Thiệu Hữu Liêm, và gây sức ép để Thiệu Hữu Liêm hoãn trao 800.000 lượng bạc mà chính phủ định giao cho Ngân hàng Phụ Khang trong 20 ngày. Kết quả, Thiệu Hữu Liêm thực sự đã làm theo như vậy, và Lý Hồng Chương đã đi khắp nơi rêu rao rằng Hồ Tuyết Nham sắp phá sản.
Khi tin tức bị tung ra, một số lượng lớn các giao dịch rút tiền từ ngân hàng lần lượt đến trong thời gian ngắn. Kết quả, Ngân hàng Phụ Khang bắt đầu sụp đổ. Nghe tin, chính quyền nhà Thanh bắt đầu can thiệp điều tra, phát hiện ra chi nhánh ngân hàng Phụ Khang ở Bắc Kinh chỉ nợ 12 triệu lượng bạc , nhưng đến thời điểm này thì Hồ Tuyết Nham đã bán hết gia sản để chi trả khoản nợ của ngân hàng. Và khi chính quyền nhà Thanh đến lục soát nhà của ông ta, ông ta đã không có tài sản gì.
Đến năm 1885, Hồ Tuyết Nham qua đời ở tuổi 63, quan tài của ông được vùi trong một đống đá ở ngoại ô phía tây Hàng Châu. Như người ta đã nói, Hồ Tuyết Nham đã sống cả đời mà không cần tiêu tiền!
Theo Sống đẹp