Mọi người hay nói người giàu thường thông minh, nhưng tại sao nhiều người thông minh lại vẫn nghèo?
Những người giàu có đều là những người tài giỏi, thông minh. Nhưng ngược lại những người thông minh chưa chắc có thể sẽ trở nên giàu có được. Mẫu này trong cuộc sống có rất nhiều, dù người ta rất thông minh nhưng cuộc sống lại rất tầm thường, thậm chí còn cực khổ, khó khăn.
Người giàu biến ý tưởng thành hiện thực
Nhiều người thông minh thường có xu hướng lười hành động, mặc dù họ có rất nhiều ý tưởng. Không khó để họ tìm ra cách cải thiện hiệu quả làm việc nhưng bảo họ áp dụng vào thực tiễn thì chưa chắc họ đã làm, như vậy thì chẳng phải là vô dụng hay sao.
Còn với những người giàu, họ chẳng những thông minh, có nhiều ý tưởng mà còn luôn muốn đưa những ý tưởng đó vào thực tiễn.
Người giàu luôn không ngừng học tập
Thông minh không có nghĩa là cái gì cũng giỏi, để thành công, giàu có, bạn phải học hỏi rất nhiều để tiến bộ. Chẳng ai là hoàn hảo cả, dù giỏi tới đâu thì vẫn có những điều bản thân mình còn thiếu sót.
Để tránh được những sai lầm không đáng, bạn không thể chỉ dựa vào kiến thức của bản thân mà còn phải học cả từ những sai lầm, học từ kinh nghiệm của người khác nữa.
Vậy nhưng có những người cho rằng mình quá thông minh mà trở nên kiêu ngạo, bảo thủ, những góp ý của người xung quanh mà không theo ý họ, họ sẽ ngay lập tức bỏ ngoài tai.
Người ta cho chỉ tin bản thân mình là nhất, bản thân mình luôn đúng, dẫn tới việc họ ngừng phát triển và không có gì quá bất ngờ nếu họ thất bại, sụp đổ.
Còn với người giàu, họ hiểu rằng thông minh thôi là chưa đủ, họ hiểu được tầm quan trọng của vấn đề học tập và phát triển bản thân. Nó đòi hỏi sự liên tục, không được tự mãn, không được dừng lại.
Những kiến thức họ học được, họ cố gắng vận dụng nó triệt để nhất, họ tự rèn luyện bản thân và lặp đi lặp lại điều đó để ngày càng nhuần nhuyễn những kỹ năng và hoàn thiện bản thân.
Người thông minh họ bỏ qua những tiểu tiết
Với những người thông minh, họ rất thích thú trước những ý tưởng, ý định lớn lao nhưng lại hay bỏ qua những vấn đề tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Họ cho rằng mình giỏi nên luôn muốn 1 bước vươn lên vị trí trên cao.
Học xong rồi, đi xin việc họ sẽ khó chấp nhận những vị trí thấp với mức lương bèo. Vậy nhưng có ai dám giao việc lớn cho một người chưa từng có kinh nghiệm bao giờ.
Ngược lại, những người giàu có họ rất quan trọng quá trình tích lũy. Họ hiểu rằng muốn làm nên đại sự, quá trình chuẩn bị rất quan trọng và sẵn sàng dành tới ¾ thời gian cho nó. Đến lúc họ bắt đầu hành động sẽ vô cùng mạnh mẽ, chắc chắn.
Người thông minh không dám thất bại
Người thông minh thường được người khác đánh giá cao, do đó cái tôi của họ cũng rất lớn. Với họ thất bại là không thể chấp nhận và không được phép xảy ra vì họ sợ mọi người thay đổi cách nhìn về mình, sợ bị hạ thấp bản thân.
Người giàu thì khác, họ không cho rằng thất bại là kết thúc mà nó cần thiết để giúp họ tiến bộ hơn. Vì thế, họ luôn dám và sẵn sàng hành động, họ làm việc thận trọng nhưng không hề sợ hãi, thay vào đó họ cố gắng học hỏi, nâng cấp bản thân ngay khi cả khi thất bại, dần dần vươn tới thành công của riêng mình.
Nếu muốn giàu có không chỉ cần thông minh mà họ còn cần có những ý tưởng “ngu ngốc”
Một số người vì quá thông minh nên dễ dàng nhìn ra bản chất của một sự việc nên luôn muốn tìm cách thuận tiện hơn. Họ luôn ở nhiều nơi khác nhau, tìm cách làm giàu nhanh chóng và thu thập những phương pháp này.
Nhưng phương pháp luôn là vô dụng nếu không có hành động. Một số người thông minh lại có xu hướng lười biếng trong hành động. Họ nghĩ rằng họ không cần phải hành động nhanh, chỉ cần bắt đầu, thì việc có thể thành công nhanh chóng.
Nếu muốn có chỗ đứng trong một ngành nào đó, trước tiên chúng ta cần có được lời khuyên đúng đắn từ người đi trước có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoặc ngành nghề tham gia.
Nhưng không ít người thông minh lại cho rằng với trí tuệ của bản thân không cần hỏi ý kiến bất cứ ai, họ cho rằng tự bản thân có thể nghiên cứu được. Tuy nhiên, có rất nhiều thất bại, đổ vỡ mà nguyên nhân đến từ việc thiếu kinh nghiệm thực tế.
Người thông minh quá tự cao, cảm thấy chỉ dựa vào trí tuệ của mình mới có thể hoàn thành được việc gì đó nên khi làm việc gì, họ luôn hời hợt cho rằng mình đã tìm ra cách nhanh chóng.
Thực tế, suy nghĩ như vậy thường dẫn khiến họ tụt lại phía sau mọi người. Bởi vì những người có thể kiếm tiền, thông qua thực hành lặp đi lặp lại, đúc kết kinh nghiệm có liên quan, và cuối cùng từng bước một chinh phục sự giàu có, thay vì dựa vào tưởng tượng.
Một số người thông minh thường không hiểu tầm quan trọng của việc kiên trì học hỏi
Họ cảm thấy rằng mọi thứ trên thế giới này đều có thể được học một cách nhanh chóng. Nhưng trên thực tế, một số kỹ năng và kiến thức phải được thực hành lặp đi lặp lại hàng ngày mới có thể tích lũy được.
Đặc biệt việc kiếm tiền không phải chúng ta chỉ dựa vào một kỹ năng để kiếm ăn cả đời mà cần không ngừng trau dồi và thực hiện để học hỏi.
Sau khi bước ra làm việc, vì thông minh, học hỏi mọi thứ nhanh chóng nên họ cảm thấy cuộc sống không có nhiều thử thách. Vì vậy, khi rảnh rỗi, cũng sẽ tìm niềm vui thú khác thay vì làm gì khác để cải thiện và gia tăng giá trị cho bản thân.
Vì vậy, tư duy của họ ngày càng hạn hẹp, kiến thức và kỹ năng ngày càng lạc hậu, cuối cùng trở thành một người không ai cần đến.
Những người kém nhanh nhạy hơn lại dựa vào học hỏi điều hay mỗi ngày, làm phong phú cuộc sống, nâng cao kỹ năng, cuối cùng tạo cho mình không ít bản lĩnh. Sau 5, 10 năm khoảng cách giữa hai nhóm người này càng rộng, dù người thông minh giật mình tỉnh ngộ cũng chẳng thể dùng một hai năm mà mà vượt qua được năm mười năm nỗ lực.
Một số người thông minh thường không có nhiều tích lũy tư bản, coi công việc quá dễ dàng nhưng lại không muốn động tay
Người thông minh, sau khi làm quen với nhiều phương pháp kiếm tiền khác nhau, đã vội vàng nghĩ đến việc kinh doanh lớn, thậm chí không thèm làm những việc nhỏ. Một vị trí với mức lương không quá cao không được họ lựa chọn nhưng lại hi vọng người khác qua hiện tượng thấu bản chất mà nhìn ra trí óc thông minh của họ.
Nhưng trên thực tế, ai có thể giao những việc quan trọng vào tay những người không có kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, họ mãi mãi bởi vì tiêu chuẩn cao năng lực thấp, cuối cùng ở trong xã hội phung phí thời gian hơn nữa còn không tìm được việc làm.
Người thông minh thường có cái tôi cao không dám chấp nhận thất bại
Lý do tại sao những người thông minh không thể trở nên giàu có, bởi vì họ không thể chấp nhận mình là người bình thường, và một số người trong số họ không thể chấp nhận thất bại của chính mình.
Dù trong cuộc sống, công việc hay học tập. Tất cả họ đều sợ thất bại bởi vì họ từng toàn năng trước mặt người khác, từng được bao quanh bởi những lời khen ngợi. Họ không thể chịu được những ánh mắt kỳ lạ của người khác. Nếu ai đó không thể chịu được thất bại, thì cuộc đời họ được định sẵn là không thể trở thành một người giàu có.
Bởi vì trong quá trình kiếm tiền, chắc chắn sẽ gặp thất bại, và một người càng biết đối mặt với thất bại thì việc kiếm tiền càng dễ dàng hơn.
Tổng hợp: TS Lê Thẩm Dương, 24hmoney
Xem thêm bài liên quan
- Sự thật mất lòng: Người giàu thì thông minh nhưng người thông minh chưa chắc đã giàu!
- Sự thật mất lòng: Người giàu thì thông minh nhưng người thông minh chưa chắc đã giàu!
- 9 biểu hiện của người có “Đầu óc hơn người”: Kẻ thông minh tuy lười biếng nhưng sẽ hoàn thành tốt công việc theo cách riêng của họ