Quan điểm về tiêu sản và tài sản của Shark Hưng khiến nhiều người gật gù: “Tôi thấy rất buồn cười là rất nhiều bạn trẻ vì cái gì đó hay người yêu bảo thế, tiết kiệm, vay mượn để đi mua xe. Vay tiền để mua tiêu sản là một cổ hai tròng. Cái xe nuốt chúng ta. Ông cho vay là ngân hàng trả góp nuốt chúng ta thêm một cái tròng nữa.”
“1 vợ, 2 con, 3 tầng, 4 bánh” vốn là câu nói nửa đùa nửa thật của cánh đàn ông khi nói về tiêu chuẩn, “thước đo” sự thành công. Cũng chính vì tiêu chuẩn vô hình muốn bằng bạn bằng bè hay lấy le với người yêu, một số nam thanh niên vay tiền mua ô tô để rồi làm hì hục trả nợ.
Là một trong những doanh nhân thành đạt và nổi tiếng, Shark Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CENGROUP thường xuyên đưa ra những quan điểm kinh tế, làm giàu,… bằng lối chuyện trò hài hước nhưng thâm thuý và tế nhị.
Trước đây, trong một đoạn video được chia sẻ rầm rộ trên mạng, Shark Hưng đã có màn chỉ ra khác biệt giữa tiêu sản và tài sản thông qua chuyện mua xe ô tô trả góp khiến nhiều người quan tâm.
Shark Phạm Thanh Hưng thấy chuyện này rất buồn cười, đồng thời đưa ra khái niệm về tài sản và tiêu sản cho các bạn trẻ suy ngẫm. Theo Shark Hưng, tài sản là càng để càng có giá, tiền đẻ ra tiền: “Tài sản là nó nuôi chúng ta, còn tiêu sản là ta nuôi chúng nó”.
Shark Hưng cũng phân tích chuyện các thanh niên tiết kiệm, vay mượn mua ô tô vì bạn gái hay lý do khác và gọi “vay tiền để mua tiêu sản là một cổ hai tròng”. Hai cái tròng mà Shark Hưng nhắc đến là “tiền nuôi ô tô cùng những thứ phát sinh liên quan” và “tiền trả nợ ngân hàng”.
Để minh họa rõ nét hơn cho khái niệm tiêu sản, Shark Hưng lấy ví dụ về những thanh niên tiết kiệm, tích góp, thậm chí vay mượn để mua cho bằng được ô tô chỉ vì muốn “làm màu” với bạn gái.
“Tôi thấy rất buồn cười là rất nhiều bạn trẻ vì cái gì đó hay người yêu bảo thế, tiết kiệm, vay mượn để đi mua xe. Vay tiền để mua tiêu sản là một cổ hai tròng. Cái xe nuốt chúng ta. Ông cho vay là ngân hàng trả góp nuốt chúng ta thêm một cái tròng nữa.
Cái xe nuốt chúng ta không phải chỉ vì tiền xăng, tiền gửi, tiền bảo hiểm. Cái xe còn nuốt chúng ta ở chỗ là khi đi cái xe, chúng ta phải đến ăn ở quán có chỗ đỗ xe, ngủ ở khách sạn có chỗ đỗ xe, phải đi với bạn gái xứng với chiếc xe. Nó tốn ở chỗ đấy. Nó là tiêu sản ở chỗ đấy.”
Bên dưới quan điểm của Shark Hưng, không ít những người gật gù đồng ý. Song, vẫn có những ý kiến trái chiều cho rằng chuyện mua xe ô tô trả góp đôi khi là vì những lý do cần thiết, thuận cả tình lẫn lý cho việc phát triển sự nghiệp.
– Có tiền nói gì chả đúng, mình chỉ biết lắng nghe và tiếp thu thôi.
– Shark Hưng nói chuẩn quá.
– Không có tiền đừng nên mua đồ trả góp, mua xong đến ngày không trả nổi mệt mỏi lắm. Ai biết 5 – 10 năm nữa mình ra sao đâu.
– Nghe lời người yêu đi nuôi cả xe vẫn trả góp, đến khi cạn ví người yêu lại theo thằng khác.
– Năm 2015 mình cũng mua xe mà không mua đất, giờ thì lại hối hận vì mảnh đất đó đã lên giá gấp 6 lần.
– Ở đời 10 người mua xe chỉ 3 người dùng cho công việc còn lại là để hưởng thụ. Mà nợ nần thì làm sao mà hưởng thụ nổi nhỉ?
– Cũng không đúng lắm, có những trường hợp người ta bắt buộc phải “làm màu” để làm ăn kinh doanh, lấy được lòng tin của người khác.
– Nếu mua xe trả góp để đi chạy taxi thì đâu phải là tiêu sản chú nhỉ?
– Thế Shark Hưng nói xem ngồi xe máy với xe ô tô, cái nào sướng hơn. Mua xe là để phục vụ mình, mình thích mình mua thôi chứ quan tâm chi nhiều.
– Hay thật nhưng xã hội bây giờ bề ngoài quan trọng lắm chú ơi.
Thông qua câu chuyện trên, Shark Hưng ví von chuyện thanh niên chưa ổn định tình hình tài chính, nhưng vẫn cố mua xe để “nâng tầm sĩ diện” với bạn gái, vô tình sập “một cổ hai tròng”, tiêu tốn và tiêu sản rất nhiều.
Tìm hiểu khái niệm tài sản và tiêu sản
Khái niệm tài sản và tiêu sản đã từng được nhắc đến trong cuốn sách nổi tiếng: “Cha giàu, cha nghèo” của Robert Kiyosaki. Vậy tài sản và tiêu sản là gì?
Tài sản là gì?
Tài sản là những gì mà bạn bỏ tiền ra để mua quyền sở hữu chúng, trong tương lai chúng sẽ sinh lời và mang lại tiền cho bạn. Các loại tài sản có thể tăng trưởng, mang lại thu nhập cho người sở hữu với giá trị bằng hoặc lớn hơn so với chi phí ban đầu bỏ ra.
Vậy tài sản bao gồm những loại nào? Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, tài sản sẽ bao gồm động sản và bất động sản. Trong đó, tài sản có thể là tài sản hiện có của người sở hữu hoặc tài sản được hình thành trong tương lai.
Tiêu sản là gì?
Tiêu sản là những thức mà bạn bỏ ra bằng tiền để mua và sở hữu. Tuy nhiên, sau khi mua tiêu sản bắt đầu giảm giá trị, không những thế chúng còn lấy đi thu nhập của bạn. Đó có thể là tiền bảo trì, bảo dưỡng, chăm sóc, sửa chữa… Tiêu sản cũng có thể là những thứ mang lại thu nhập nhưng giá trị thấp hơn nhiều so với chi phí ban đầu bỏ ra.
Ví dụ về tài sản và tiêu sản
Các ví dụ về tài sản và tiêu sản sẽ giúp bạn đọc dễ hình dung hơn về 2 thuật ngữ này.
Ví dụ về tài sản:
– Cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu… mua với giá trị ban đầu thấp, nhưng sau 1 thời gian tài sản tăng giá, mang lại lợi nhuận cho người sở hữu. Bên cạnh đó, bạn còn được chia cổ tức từ số lượng chứng khoán sở hữu.
– Nhà đất mua với giá trị thấp, sau một thời gian bất động sản tăng giá, bạn bán ra để kiếm lời.
– Kinh doanh quán ăn vặt sau 1 thời gian quán mang lại lợi nhuận, doanh thu cho chủ sở hữu. Quán ăn vặt là tài sản của bạn.
Ví dụ về tiêu sản:
– Điện thoại di động là tiêu sản. Bởi sau khi mua và sử dụng, điện thoại sẽ giảm giá trị, bán ra với giá rẻ hơn so với giá mua vào. Ngoài ra, điện thoại thường có xu hướng bị giảm giá khi các phiên bản mới ra mắt.
– Ô tô cũng là một dạng tiêu sản. Bởi bạn sẽ phải bỏ các chi phí vận hành, bảo dưỡng, xăng xe, rửa và chăm sóc ô tô định kỳ.
– Các khoản nợ tín dụng cũng là một dạng tiêu sản. Bởi bạn cần trích 1 khoản thu nhập hàng tháng để trả lãi.
Phân biệt tài sản và tiêu sản
Tài sản và tiêu sản là 2 mặt của tài chính, đều cần bỏ tiền ra mua để sở hữu, nhưng có những ý nghĩa và đặc điểm khác nhau. Phân biệt tài sản và tiêu sản sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng để sử dụng tiền một cách phù hợp nhất.
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa tài sản và tiêu sản là giá trị mang lại trong tương lai. Trong khi tài sản sẽ mang lại giá trị cao hơn trong tương lai, giúp người sở hữu trở có thêm thu nhập thì tiêu sản lại giảm dần giá trị và làm tiêu giảm tiền của chủ sở hữu chúng.
Ví dụ như bạn mua một chiếc xe. Nếu bạn sử dụng vào mục đích di chuyển hàng ngày, đáp ứng nhu cầu đi lại thì chiếc xe đó là tiêu sản. Tuy nhiên nếu chiếc xe được sử dụng vào mục đích kinh doanh, khoản thu được từ việc kinh doanh đủ bù đắp chi phí bảo dưỡng xe và mang lại lợi nhuận thì chiếc xe sẽ trở thành tài sản.
Gợi ý giúp bạn biến tiêu sản thành tài sản
Bạn đang gặp các vấn đề tài chính, chi tiêu không hợp lý dẫn đến sở hữu quá nhiều tiêu sản? Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn biến tiêu sản thành tài sản:
– Nếu bạn yêu thích một chiếc váy nào đó, nhưng không muốn lãng phí, có thể cho thuê lại để tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Lúc này, chiếc váy ban đầu là 1 tiêu sản sẽ biến thành tài sản của bạn.
– Mua chung cư để ở nhưng sử dụng không hết không gian, tốn kém chi phí điện nước, gas, phí dịch vụ… Bạn có thể cho thuê lại để thu lại 1 phần tiền bù đắp cho khoản đã chi tiêu.
– Mua sắm điện thoại để sử dụng, bạn có thể tận dụng để làm việc tạo ra thu nhập hoặc kinh doanh, biến điện thoại thành tài sản có giá trị.
Tham khảo Pháp luật & bạn đọc, Finhay
Xem thêm bài liên quan
- Quan điểm Shark Hưng: “Thật buồn cười các thanh niên mua ôtô trả góp để làm màu với bạn gái”
- Shark Hưng có quan điểm về Tiêu sản – Tài sản: “Thật buồn cười các thanh niên mua ôtô trả góp để làm màu với bạn gái”
- Quan điểm Shark Hưng: “Thật buồn cười các thanh niên mua ôtô trả góp để làm màu với bạn gái”