FIFA kiếm được khoản doanh thu chưa từng có lên tới 7,5 tỷ USD sau 4 năm thực hiện các thỏa thuận thương mại gắn liền với World Cup 2022 tại Qatar.
Khoản doanh thu mà FIFA công bố hôm 20/11 (giờ Hà Nội) cao hơn 1 tỷ USD so với những gì tổ chức này thu được từ kỳ World Cup trước đó diễn ra tại Nga vào năm 2018. Nguồn thu của FIFA tăng thêm nhờ họ thực hiện các thỏa thuận thương mại quan trọng với chủ nhà.
FIFA cũng tiết kiệm đáng kể chi phí tại Qatar do giải đấu chủ yếu diễn ra ở cùng một thành phố. Tất cả 8 sân vận động World Cup đều nằm trong phạm vi bán kính 50 km quanh thủ đô Doha.
Điều này cho phép đội chủ nhà tối ưu hóa việc sử dụng các cơ sở hạ tầng, bao gồm các trung tâm truyền thông và khách sạn, giúp FIFA cắt giảm chi phí đi lại mà họ vốn phải chịu trách nhiệm.
FIFA tính toán doanh thu cho một kỳ World Cup theo chu kỳ 4 năm. Đối với giai đoạn 2015-2018 với kỳ World Cup tổ chức ở Nga, tổ chức quyền lực nhất làng túc cầu kiếm được 6,4 tỷ USD.
Theo Guardian, doanh thu của FIFA có thể đạt tới 10 tỷ USD trong 4 năm tới nhờ chiến lược tài chính mới cho bóng đá nữ và kỳ World Cup 2026 mở rộng ở Mỹ, Canada và Mexico. Đó là lần đầu tiên World Cup xuất hiện 48 đội tranh tài so với chỉ 32 ở thời điểm này.
Ngược lại, FIFA sẽ trả tiền cho ban tổ chức, tiền thưởng, chi phí đi lại và ăn ở cho các đội và nhân viên hỗ trợ. Họ cũng trả tiền cho một quỹ di sản để giúp phát triển môn thể thao này ở Qatar sau khi World Cup 2022 khép lại.
440 triệu USD là tổng giá trị tiền thưởng FIFA trích ra để trao cho các đội tuyển tại World Cup 2022. Trong đó, đội lên ngôi vô địch sẽ nhận 44 triệu USD. Con số này không đáng kể so với những gì FIFA thu được.
FIFA “ăn nên làm ra” nhưng Qatar được cho là tổn thất nặng nề. GDP của Qatar chỉ rơi vào khoảng 180 tỷ USD trong năm 2022. Nhưng nước chủ nhà chi tới 230 tỷ để tổ chức kỳ Cúp thế giới đầu tiên vào mùa đông.
Để hình dung cho độ khổng lồ thì nó lớn gấp gần 20 lần số tiền mà Nga đã bỏ ra để tổ chức World Cup 2018, còn ở một mức độ tổng quát hơn thì gấp gần 5 lần tổng chi của 7 chủ nhà VCK gần nhất.
Với việc không được FIFA chia sẻ doanh thu bản quyền truyền hình, tiền tài trợ và thậm chí cả tiền bán vé các trận đấu, Qatar xác định trước tinh thần sẽ lỗ nặng.
Cơ quản quản lý bóng đá thế giới là một trong những tổ chức thể thao kiếm tiền nhiều nhất thế giới, đặc biệt thông qua World Cup – sự kiện 4 năm diễn ra một lần, thu hút hàng tỉ người xem trên thế giới. Tờ Al Jazeera đã tìm hiểu cách mà FIFA đã thu về hàng tỉ USD nhờ bóng đá, đặc biệt thông qua các giải đấu lớn như World Cup.
Năm 2018, khi World Cup được tổ chức tại Nga, FIFA đã kiếm được hơn 4,6 tỉ USD doanh thu. Nguồn thu khổng lồ đó được FIFA dùng để trả cho các ủy ban tổ chức World Cup của nước chủ nhà, tiền thưởng, chi phí đi lại và ăn ở cho các đội và nhân viên hỗ trợ, cộng với một quỹ kế thừa để giúp phát triển thể thao ở nước chủ nhà sau khi hết World Cup, cũng như chi cho các liên đoàn thành viên, các câu lạc bộ có cầu thủ dự World Cup…
Chu kỳ doanh thu của FIFA thường kéo dài trong 4 năm, xung quanh mỗi kỳ World Cup. Đối với chu kỳ 2015-2018 được công bố gần đây nhất, FIFA đã mang về 6,4 tỉ USD. Vào năm 2021, năm không diễn ra World Cup, FIFA cũng đã thu về 766 triệu USD.
Phần lớn thu nhập của FIFA đến từ việc bán bản quyền truyền hình World Cup và các giải đấu quốc tế khác. Trong số 6,4 tỉ USD được tạo ra trong chu kỳ trước, có đến 4,6 tỉ USD đến từ bản quyền truyền hình. Một nguồn thu lớn khác của FIFA chính là từ tiếp thị, tài trợ.
Các thương hiệu toàn cầu trả tiền cho FIFA để có quyền quảng cáo tại các sự kiện do họ tổ chức. Các thương hiệu lớn nhất hợp tác với FIFA quảng cáo tại World Cup, sự kiện truyền hình được xem nhiều nhất trên hành tinh. Khoảng 5 tỉ người, hơn một nửa dân số trái đất, dự kiến sẽ theo dõi World Cup 2022. Đó là số lượng rất lớn để các nhãn hàng quảng bá, bán hàng…
Tại World Cup 2018, các thỏa thuận về quyền tiếp thị đã mang về cho FIFA 1,66 tỉ USD. Thậm chí vào năm 2021, thời điểm không có giải đấu đáng chú ý, FIFA cũng đã thu về 131 triệu USD từ nguồn này.
Một công cụ kiếm tiền khác cho FIFA là doanh thu từ việc bán vé ở những giải đấu lớn do họ tổ chức, đặc biệt là World Cup. Toàn bộ thu nhập từ quyền bán vé được chuyển đến một công ty con do FIFA sở hữu hoàn toàn. Trong chu kỳ 2015-2018, FIFA đã thu về 712 triệu USD.
Vào năm 2021, doanh thu bán vé cho Cúp bóng đá Ả Rập, với khoảng 600.000 người tham dự đã giúp FIFA thu về 12 triệu USD. Tại World Cup 2022, dự kiến 3 triệu vé sẽ được bán ra, với mức giá dao động từ 100 đến 1.100 USD, đây chắc chắn sẽ là sự kiện bội thu của Liên đoàn bóng đá thế giới.
Ngoài ra, FIFA cũng kiếm được một số tiền rất lớn từ việc cấp phép cho thương hiệu của mình. Nổi tiếng nhất trong số này là loạt trò chơi bóng đá FIFA của Electronic Arts, đã mang về cho FIFA 20 tỉ USD trong suốt 20 năm hợp tác với EA.
Ước tính hàng năm, nhà sản xuất trò chơi này đã trả cho FIFA ít nhất 150 triệu USD/năm để có quyền sử dụng tên FIFA. Vào năm 2021, FIFA đã kiếm được 180 triệu USD từ việc cấp phép thương hiệu của mình cho hàng hóa, dịch vụ bán lẻ và trò chơi. Cùng năm đó, FIFA đã nhận được 201 triệu USD từ Bộ Tư pháp Mỹ. Đây là số tiền được tịch thu từ các tài khoản ngân hàng của các cựu quan chức bóng đá dính líu tới tham nhũng và đã bị truy tố sau một cuộc điều tra kéo dài nhiều năm.
Những nguồn thu chính
World Cup không chỉ là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới mà còn là nguồn thu chính của FIFA. FIFA kiếm được rất nhiều từ sự kiện này (cũng như các sự kiện khác) bằng cách bán bản quyền truyền hình, quyền quảng cáo, và bán vé.
Đầu tiên, bản quyền truyền hình là nguồn thu nhập chính của FIFA trong mỗi kỳ World Cup. Trong số 6,4 tỷ USD thu được trong chu kỳ trước, có đến 4,6 tỷ USD đến từ bản quyền truyền hình.
FIFA bán quyền phát sóng các trận bóng đá và các sự kiện liên quan cho các đài truyền hình và tổ chức. Đôi khi, việc cạnh tranh để giành quyền phát sóng diễn ra rất khốc liệt.
Trong cuộc chiến đấu thầu giữa ESPN và Twenty-First Century Fox, FOX đã đánh bại ESPN của Disney và trả hơn 400 triệu USD cho FIFA để có bản quyền truyền hình cho đến hết World Cup 2022.
Meta (trước đây là Facebook), Twitter và Snap đã phải trả hàng triệu USD cho FOX để có được quyền tóm tắt trận đấu.
Thứ hai, các thương hiệu toàn cầu trả tiền cho FIFA để có quyền quảng cáo tại các sự kiện của tổ chức này.
Trong kỳ World Cup 2018, các thỏa thuận về quyền tiếp thị đã mang về cho FIFA 1,66 tỷ USD. Vào năm 2021, dù không có World Cup, doanh thu từ việc bán quyền tiếp thị của FIFA vẫn lên tới 131 triệu USD trong tổng 766 triệu USD mà liên đoàn bóng đá này kiếm được.
Một công cụ kiếm tiền thứ ba của FIFA là doanh thu bán vé. Toàn bộ thu nhập từ quyền bán vé được chuyển đến một công ty con do FIFA sở hữu hoàn toàn. Trong chu kỳ 2015-18, nguồn thu này mang về 712 triệu USD cho World Cup.
Năm 2021, doanh thu bán vé cho Cúp bóng đá các quốc gia Ả Rập (FIFFA Arab Cup 2021) đạt khoảng 12 triệu USD với chỉ khoảng 600.000 người tham dự. Với khoảng 3 triệu vé xem World Cup Qatar 2022 đã được bán ra ở mức giá dao động từ 100 – 1.100 USD, đây chắc chắn sẽ là một năm bội thu nữa của FIFA.
Chi phí hoạt động
Việc tổ chức một sự kiện quy mô như World Cup đòi hỏi rất nhiều đầu tư, đặc biệt là trong việc xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên, đây là trách nhiệm của quốc gia thắng thầu. FIFA không đầu tư vào bất kỳ cơ sở hạ tầng nào được tạo ra cho World Cup, mà chỉ trả tiền cho ban tổ chức của nước chủ nhà. Tổ chức này luôn duy trì chi phí của mình ở mức tối thiểu để đầu tư vào sự phát triển của môn thể thao vua.
Liên đoàn bóng đá thế giới khẳng định sẽ lo toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở của các cầu thủ, đồng thời hỗ trợ nhân viên và các quan chức hoạt động trong suốt một tháng thi đấu. Chi phí lớn nhất duy nhất là 440 triệu USD tiền thưởng, bao gồm 42 triệu USD cho nhà vô địch. Những đội không vượt qua vòng bảng sẽ nhận được 9 triệu USD mỗi đội.
Các hạng mục chi phí chính khác bao gồm 247 triệu USD cho hoạt động truyền hình, 326 triệu USD cho các câu lạc bộ thi đấu và 207 triệu USD cho việc quản lý lực lượng lao động. Ngoài ra, nó cung cấp cho nước chủ nhà một quỹ di sản của FIFA World Cup để sử dụng trong tương lai cho sự phát triển của trò chơi trong nước. Tổng chi phí hoạt động được dự trù là 1,7 tỷ USD.
Trong giai đoạn 2015-2018, FIFA chi 5,37 tỷ USD, bao gồm 2,56 tỷ USD các loại chi phí chính liên quan đến sự kiện, 1,67 tỷ USD cho các dự án giáo dục và phát triển và 797 triệu USD dành cho việc quản trị và điều hành FIFA.
Các khoản chi đáng chú ý khác từ năm 2015-2018 là quản trị bóng đá, bao gồm chi phí pháp lý, công nghệ thông tin và chi phí xây dựng, tổng cộng hết 124 triệu USD. Cuối cùng, tổ chức này đã chi 211 triệu USD cho Tiếp thị & Truyền hình.
FIFA sẽ sử dụng khoảng 10% lợi nhuận cho các hoạt động của riêng mình và phân phối khoản còn lại cho hơn 200 hiệp hội bóng đá quốc gia trên toàn cầu để thúc đẩy sự phát triển của môn thể thao này.
Theo Investopedia, Al Jazeera, Sportico, AP, Zingnews, Lao Động
Xem thêm bài liên quan
- Tỷ phú giàu nhất lịch sử Rockefeller chia sẻ 5 nguyên tắc “bất di bất dịch” mà ai cũng nên biết: Người làm việc cả ngày là người không kiếm được tiền
- Bí quyết Marketing chạm đỉnh ngành khách sạn học được từ “ông hoàng” InterContinental: 5 chiến lược khiến khách kéo đến nườm nượp
- Câu chuyện tài xế riêng của “Bố già Hồng Kông” Lý Gia Thành và bài học quý giá đi theo người thành công: 6 tỷ tôi có thừa