Hiện nay, 85% công việc được lấp đầy thông qua các mối quan hệ và những nhân viên có bạn tại nơi làm việc sẽ gắn bó với công ty hơn. Vậy bí quyết để xây dựng mối quan hệ vừa nhanh chóng vừa chắc chắn trong công việc nói chung và trong đời sống là gì? Hãy cùng Tạp Chí Doanh Nhân tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mối quan hệ chắc chắn trong công việc là chìa khóa giúp bạn tiến bước và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Tuy vậy, việc tạo mối quan hệ dường như là quy tắc bất thành văn thay đổi nhanh khiến bạn luôn phải trau dồi thêm kiến thức.
Dù cho bạn là sinh viên mới tốt nghiệp hay chuyên gia dày dặn kinh nghiệm nhiều thập kỷ, chúng tôi đều muốn giúp bạn tăng cường chất lượng mối quan hệ của mình.
1. Bí quyết 1: Hãy suy nghĩ lại về mối quan hệ của bạn – Phục vụ chứ không bán.
Tuần trước, một vị khách của tôi có đến 3 sự kiện khác nhau ở Texas, Florida và New York. Một cho những người trong ngành vận tải đường bộ, một cho những người đầu ngành luật, thứ ba là cho hiệp hội doanh nhân.
Anh ấy nói với tôi: “Tất cả mọi người cùng nói về một chủ đề. Con người.”
Ngay cả tại sự kiện công nghệ, mọi người cũng tập trung vào con người.
Đây là một tầm nhìn quan trọng nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp của mình. Bởi có quá nhiều người chuyên nghiệp gặp tôi và cố gắng bán thứ gì đó:
- Tôi muốn một công việc.
- Tôi muốn một công việc tốt hơn.
- Tôi muốn bạn mua sản phẩm của tôi.
- Tôi muốn bạn mua nhiều sản phẩn của tôi hơn.
- Tôi muốn bạn trả tôi nhiều tiền hơn.
Chẳng ai thích bị dồn vào “mua hàng”. Cũng chẳng ai muốn trở thành ngân hàng hay tài trợ cho những gì bạn muốn. Chẳng ai muốn giúp bạn tìm việc rồi đến một lúc bạn quên bẵng người ta.
Nhưng…
Mọi người đều muốn kết nối. Chúng ta luôn muốn tìm những người chúng ta yêu quý và tôn trọng, những người cũng sẽ đối xử như vậy với chúng ta.
Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng kết nối để nhận được việc trong một công ty hàng đầu, bạn đã thực sự quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ với những người bạn từng gặp chưa?
Trong nhiều trường hợp, các ứng viên thường ít coi trọng các mối quan hệ này vì nghĩ rằng nó không giúp họ đạt được điều mong muốn, như công việc tốt hơn, nhiều tiền hơn.
Khoảng hơn hai phần ba số bài đăng bán hàng tôi nhìn thấy trên mạng xã hội có thể tóm tắt với một từ: Tôi.
Cá nhân hay công ty đó thường chỉ chia sẻ về bản thân họ: họ bán gì, họ muốn gì và họ đã làm gì.
Tôi muốn đề xuất cho bạn một cách tốt hơn để giúp con đường sự nghiệp của mình: Tất cả mọi thứ bạn chia sẻ và những bài của bạn bè mà bạn tương tác thông qua mạnh xã hội cần mang lại lợi ích cho những người nhìn thấy nó.
Điều đó có nghĩa là gì? Hãy tưởng tượng bạn có một hội thảo tại Chicago và bạn chia sẻ tin này trên mạng xã hội. Đừng chỉ nói: “Hãy đến với hội thảo của tôi.”
Có rất nhiều người không sống ở Chicago hay họ bận vào ngày hôm đó và không thể đến được. Thay vào đó, hãy đưa ra một bài học liên quan đến buổi hội thảo và nói: “Nhân tiện, nếu bạn định đến Chicago vào thứ ba tới, tôi sẽ nói về điều này và những bài học liên quan”.
Vì vậy, các thành viên trong mạng lưới của bạn sẽ vẫn được hưởng lợi dù cho họ không thể làm được điều bạn muốn họ làm.
“Phục vụ chứ đừng bán” là triết lý đơn giản bạn có thể ghi nhớ cuối bài viết này, nhưng chắc hẳn bạn phải mất nhiều năm để ghi sâu nó vào sự nghiệp cũng như cuộc sống của bạn.
Mỗi ngày trôi qua, bạn lại có những cơ hội để phục vụ người khác. Khi bạn hi sinh càng nhiều thì bạn sẽ càng gây dựng và nuôi dưỡng được những mối quan hệ thực sự. Có thể không ai trong số họ giúp bạn có một công việc tốt hơn hay nhiều tiền hơn, nhưng họ sẽ khiến sự nghiệp của bạn phát triển và vững chắc hơn.
Triết lý “Phục vụ chứ đừng bán” cũng phù hợp với nhân viên, khách hàng và cả hoạt động giúp tăng doanh thu. Nó mang lại hiệu quả với mọi thứ liên quan đến con người.
Cuối cùng, khi thế giới trở nên khốc liệt và lạnh lùng hơn thì những người thực sự quan tâm giúp đỡ người khác rất đáng được hoan nghênh. Hãy để người đó là bạn.
2. Bí quyết 2: Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của bạn
Giao tiếp thành công đến từ mục đích và niềm tin của mỗi người, thường thì đó là tiềm thức.
Chúng ta càng có thể kiểm soát cảm xúc, cái tôi và mục đích của bản thân thì các mối quan hệ sẽ càng bền chặt.
Sự nâng cao nhận thức này giúp chúng ta xây dựng những cầu nối quan trọng và các mối quan hệ tích cực với những người quan trọng nhất với chúng ta, dù cho là sếp, lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè hay những người ta yêu quý.
Dựa trên các nguyên tắc giao tiếp hữu ích, dưới đây là ba cách chính để trau dồi khả năng giao tiếp để bạn có thể truyền cảm hứng, kết nối mạnh mẽ với người khác và đạt được những kết quả mong muốn.
3. Bí quyết 3: Lắng nghe với tâm thế sẵn sàng thay đổi
Điểm khác biệt giữa lắng nghe và giả vờ lắng nghe là rất lớn. Một cái là chất lỏng, cái còn lại là chất rắn. Thực sự lắng nghe là sự sẵn sàng để người khác thay đổi bạn. Khi bạn sẵn sàng cho người khác thay đổi, điều gì đó xảy ra còn thú vị hơn cả việc 2 người cùng độc thoại.
Nếu vận dụng bí quyết này vào những cuộc đối thoại hôm nay ở nơi làm việc, tại những cuộc gặp hoặc trong bữa tối cùng gia đình, chúng ta sẽ thấy rõ được rằng đa số mình chưa bao giờ lắng nghe, mà đơn giản đợi người kia ngưng nói để có thể nêu luận điểm cá nhân của mình.
Phần lớn ý kiến của chúng ta là không thể tiếp thu được. Chúng là bất khả biến dựa trên thành kiến và đánh giá của chúng ta. Chắc chắn tôi cũng phạm phải lỗi này, nhưng tôi đã học được phải ngăn bản thân lại trước khi tôi bắt đầu giả vờ lắng nghe ai đó.
Ví dụ, trong cuộc tán gẫu với người bạn có nhiều quan điểm chính trị khác biệt. Khi tôi phát hiện bản thân đang cảm thấy bực bội với góc nhìn của anh ấy, tôi dừng lại và tự vấn: “Ý định của tôi là gì? Tôi đủ cởi mở để bị ảnh hưởng bởi điều anh ấy nói sao? Tôi lắng nghe để học hỏi và kết nối hay để ra vẻ hiểu biết và để thông tin.”
Một khi tôi mở lòng để lắng nghe với tâm thế chấp nhận thay đổi, cuộc đối thoại trở nên khác biệt và tích cực hơn. Không có nghĩa là một cuộc đối thoại đơn giản có thể thay đổi niềm tin cứng rắn của bạn, nhưng nó thoải mái cởi mở để tôn trọng và cư xử tốt hơn với người không cùng quan điểm với mình.
Khi ta lắng nghe với sự hiếu kỳ, tôn trọng hơn với ý định kết nối với người khác, khi đó liên kết giữa mọi người sẽ phát triển.
4. Bí quyết 4: Trước khi bạn nêu quan điểm về vấn đề gì đó, hãy chắc chắn tuyên bố đó có giá trị
Tại một nghiên cứu, có phát hiện ra khuynh hướng giới tính liên quan đến việc mạnh mẽ và quyết đoán nêu quan điểm giữa nam và nữ.
Nghiên cứu chỉ ra khuynh hướng rõ ràng và không thể chối cãi đối với những người phụ nữ mạnh mẽ và quyết đoán so với những người đàn ông mạnh mẽ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, năng lực nhận thức của phụ nữ giảm 35% và giá trị nhận thức giảm 15.088 USD khi họ bị coi là mạnh mẽ. So sánh với sự sụt giảm năng lực nhận thức của nam (22%) và giá trị nhận thức (6.547 USD) và chúng ta thấy được khuynh hướng giới tính rõ ràng.
Là một phần nghiên cứu, người ta cũng đã tiến hành một thí nghiệm để xem liệu dùng câu nói mẫu ngắn gọn (cho phép người nói giải thích ý định của mình trước khi chia sẻ nội dung và chứng minh rằng họ không mất kiểm soát cảm xúc) có thể giảm phản ứng dữ dội lại không.
Thí nghiệm này cho thấy, những câu nói ngắn này có thể giảm phản ứng thái quá đến tận 27% – cho phép cả nam và nữ có ý thức nói lên ý kiến của bản thân với phản ứng ít dữ dội nhất ở nơi làm việc.
Điểm chính ở đây là nếu bạn muốn được lắng nghe và tạo dựng kết nối mạnh mẽ với người nghe, xem xét đưa ra một câu nói mang đến những giá trị cốt lõi (trung thực, ngay thẳng, trong sạch, minh bạch, tôn trọng, …) để đóng khung lời nói của bạn, để bạn được lắng nghe theo cách sẽ mang đến ảnh hưởng tích cực hơn.
5. Bí quyết 5: Hiểu được người nghe, nói theo nhu cầu và tư duy của họ
Thứ ba, trong công việc, để tạo ra một mối quan hệ có sự tôn trọng và tin tưởng, khách hàng của bạn phải cảm thấy rằng bạn hiểu họ.
Nếu bạn tự mình phán xét hoặc xa cách, bạn sẽ mất họ. Nhưng nếu bạn chứng minh được rằng bạn hiểu họ, đánh giá cao mối quan hệ này và đồng cảm với họ, sợi liên kết sẽ phát triển. Nếu bạn thất bại trong việc giành được niềm tin đó, cả mối quan hệ sẽ sụp đổ.
Trong việc xây dựng những mối quan hệ bền chặt, chúng ta cần phải nhớ rằng, con người đều có một mong muốn nguyên sơ tận sâu bên trong là được lắng nghe, thấu hiểu và được nhìn nhận. Chúng ta càng cần thỏa mãn mong muốn đó trong mối quan hệ bao nhiêu, mối quan hệ càng bền chặt bấy nhiêu.
Trên hết, để xây dựng một mối quan hệ bền chặt, chúng ta cần tạo nên một không gian an toàn, đáng tin cậy bằng cách:
- Nhìn nhận.
Phản ánh lại điều mà bạn đang nghe qua việc chia sẻ những ý kiến tổng hợp cảm xúc và kinh nghiệm của người nói.
Với người bạn đang chia sẻ về việc cha anh ta đang mắc chứng mất trí tệ thế nào, bạn nên nói: “Ồ, Tim, tôi biết thật khó khăn cho cậu vào lúc này khi phải đối mặt với sức khỏe đang giảm sút của cha cậu, và thật khó để tính bước tiếp theo.”
Điều này giúp người nghe cảm thấy bạn thấu hiểu sâu sắc những gì người đó đã phải trải qua.
- Đừng hỏi tại sao.
Thay vì hỏi “tại sao?” khi bạn đang cố hiểu suy nghĩ của ai đó, hãy hỏi “thế nào” và “cái gì”.
“Tại sao” ngay lập tức đưa người nghe vào thế phòng vệ và khiến họ cảm thấy họ cần biện minh cho lời nói và cảm xúc của mình.
Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn muốn hiểu lý do vì sao nhân viên đưa ra một dữ liệu nghiên cứu ngẫu nhiên không phù hợp với dự án trong cuộc họp.
Thay vì nói “Sao bạn lại đưa cái này ra?” hay “Tại sao nó lại quan trọng đến mức chúng ta phải xem xét vậy?” cái nào nghe có vẻ thách thức hơn, bạn có thể nói: “Một phát hiện thú vị đấy. Vậy nó liên quan thế nào đến dự án chúng ta đang thực hiện vậy?”
- Thoải mái chia sẻ ý kiến để giữ mối quan hệ bền chặt.
Cuối cùng, khi bạn thực sự bế tắc với đồng nghiệp hoặc bạn bè nhưng không muốn cắt đứt mối quan hệ, bạn có một số lựa chọn như chia sẻ sự tức giận hoặc không tin vào những gì họ đã làm và/hoặc thể hiện ý kiến của bạn để giữ những mối quan hệ đó.
Nói với bên khác rằng, không quan trọng hôm nay bạn xa cách thế nào, bạn cam kết sẽ không bỏ mặc mối quan hệ này, sẽ giúp tạo động lực cho họ để mọi thứ ổn thỏa.
Ví dụ, trong trường hợp cha mẹ của bạn giận vì điều gì đó bạn nói làm họ cảm thấy bị tổn thương (nhưng bạn cảm thấy bị tổn thương bởi sự phán xét của họ), bạn có thể nói điều gì đó như:
“Mẹ ơi, con hiểu quan điểm của mẹ, điều con nói có thể đã làm mẹ tổn thương. Con không có ý làm như vậy, và con xin lỗi về điều đó. Có cách nào chúng ta có thể cố gắng hiểu cảm xúc của nhau và vượt qua chuyện này không?”
Cuối cùng, khi bạn càng thấu hiểu sâu sắc về quan điểm của người nghe bao nhiêu, càng thương cảm, tôn trọng và quan tâm việc bạn liên kết với người khác bao nhiêu, các mối quan hệ của bạn sẽ trở nên bền chặt và thỏa mãn bấy nhiêu.
Theo Mai Phương