Bạn có thể nghĩ rằng những người giàu thích tiêu tiền. Sự thật không phải thế. Có một số thứ luôn bị những người giàu có và thành công tránh xa nhưng người nghèo lại rất thích, bảo sao bạn “đã nghèo lại càng nghèo thêm”.
Norio Norio là một chuyên gia tài chính Nhật Bản kiêm tác giả cuốn sách “Cách để kiếm được 300 triệu yên ở tuổi 33” (khoảng 63 tỷ đồng).
Theo ông, sự khác biệt về thói quen mua sắm giữa người giàu và người nghèo là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả “người giàu thì cứ giàu thêm”.
Đối với người giàu có, dù đã dư dả về tài chính nhưng không bao giờ họ chi tiêu lãng phí. Ngược lại, người nghèo với điều kiện kinh tế còn khó khăn lại thường rất thoải mái khi mua đồ.
Nếu bạn đang làm hết sức mình để trả nợ và tiết kiệm tiền nhưng không hiệu quả, có lẽ, đã đến lúc bạn cần xem lại thái độ đối với chi tiêu của mình.
Không phải ngẫu nhiên, tất cả những người thành công trong các dự án kinh doanh và đầu tư, hay những người kiếm được hàng tỷ đôla đều rất tỉnh táo trong việc mua sắm. Bạn có thể nghĩ rằng những người giàu thích tiêu tiền. Sự thật không phải thế.
Từ đó dẫn đến lãng phí tiền bạc, kết quả tất yếu “nghèo vẫn mãi hoàn nghèo”. Trong cuốn sách của mình, ông đã đưa ra vài nhận định khá thú vị như sau:
Có 16 thứ mà người giàu không bao giờ mua nhưng người nghèo lại rất thích
1. Một thứ không cần thiết chỉ vì nó được giảm giá
Những người nghèo thường xuyên mua một thứ mà họ thấy nó đẹp, được giảm giá dù họ không cần nó. Mang nó về nhà, chúng ta hối hận về quyết định của mình. Người giàu không mua sắm bốc đồng như vậy.
Tỷ phú Warren Buffett từng nói: “Nếu bạn mua những thứ bạn không cần, bạn sẽ sớm phải bán những thứ bạn cần”.
Để tránh chi tiêu không cần thiết, tốt nhất bạn nên lập danh sách mua sắm trước khi đến cửa hàng.

2. Bất động sản đắt tiền
Những ngôi nhà sang trọng với giá tiền đắt đỏ luôn không phải là khoản đầu tư hợp lý. Đó là lý do tại sao những người giàu thích mua những bất động sản có tiềm năng khi giá vẫn rẻ, họ sẽ kiếm được lợi nhuận sau này khi giá của nó tăng vọt.
3. Mua thêm bảo hành
Những người có thu nhập khiêm tốn thường chấp nhận đề nghị gia hạn bảo hành khi mua thiết bị mới. Họ lo lắng về khả năng thiết bị bị hỏng và họ đồng ý trả thêm tiền để mở rộng bảo hành sản phẩm.
Trên thực tế, điều này hầu như không cần thiết. Theo US News Money, bảo hành của nhà sản xuất là quá đủ.
4. Trang phục và phụ kiện của các thương hiệu cao cấp
Những người giàu có thể dễ dàng mua những bộ quần áo sang trọng và đắt tiền từ những bộ sưu tập mới nhất. Tuy nhiên, nếu cuộc sống của họ ít liên quan đến các sự kiện xã hội, họ thường tránh xa các giao dịch mua bán đó.
Steve Jobs từng ăn mặc rất giản dị. Đồng hồ của Bill Gates có giá 10 đôla. Tỷ phú người Nga Roman Abramovich vẫn xuất hiện trong những chiếc áo phông.
5. Phiên bản mới nhất của các thiết bị điện tử
Một người giàu có sẽ không vội vã mua mẫu điện thoại thông minh hoặc đồng hồ mới nhất ngay khi nó vừa được chào bán. Các thiết bị điện tử thường lỗi thời và mất giá rất nhanh.
6. Các khoản vay hay lệ phí sẽ bị phạt nếu trả chậm
Những người giàu không bao giờ mất tiền phạt vì một lý do đơn giản: họ luôn trả đúng hạn. Tỷ phú Mark Cuban cho rằng: “Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng, có nghĩa là bạn không muốn giàu có”.
7. Đồ chơi lạ mắt cho con
Những người trung lưu thường nuông chiều con cái, dễ dàng chi tiền mua đồ chơi cho con. Tuy nhiên, những người khá giả luôn chi tiêu hợp lý. Họ không mua cho con cháu của mình một con búp bê hoặc món đồ nào đó chỉ vì chúng đang được quảng cáo trên TV.
8. Đồ ăn vặt
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa thực đơn hàng ngày của một triệu phú và một người có thu nhập khiêm tốn không nằm ở giá thành sản phẩm. Những người giàu có bị ám ảnh bởi việc ăn uống lành mạnh.
Họ có thể cũng ăn các loại ngũ cốc và rau quả giống như chúng ta, nhưng bạn hiếm khi bắt gặp một tỷ phú ăn thịt nướng, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên hoặc salad giàu mayonnaise mua từ các siêu thị bán đồ ăn sẵn.
9. Chi phí cho hình thức

Đây là các chi tiêu khiến một người có vẻ giàu có và thành công hơn thực tế của họ. Họ sẵn sàng chi tiền cho những bữa tiệc sang trọng, những chuyến bay hạng thương gia và những chiếc xe mới.
Trong khi đó, những người thực sự thành công thường có cuộc sống rất khiêm tốn. Chẳng hạn, Ingvar Kamprad, người sáng lập IKEA, luôn bay hạng phổ thông và lái một chiếc Volvo cũ. Nữ hoàng Anh, Elizabeth II lại rất tiết kiệm điện tại cung điện Buckingham.
10. Tiền học thêm cho con
Những người có thu nhập trung bình thường thuê nhiều gia sư cho con, họ hy vọng con sẽ giỏi hơn và sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Còn những người thành công nhìn từ kinh nghiệm cá nhân của mình thấy rằng việc học thêm quá mức không liên quan nhiều đến thành công tài chính. Vì vậy, họ cho phép con mình có nhiều thời gian rảnh hơn để tận hưởng tuổi thơ.
11. Bói toán, ngoại cảm
Phần lớn khách hàng của các thầy bói là những người có kỹ năng phân tích kém. Trong khi tư duy logic là phẩm chất quan trọng để đạt được sự giàu có và thành công.
Mặt khác, những người thành đạt cao thường có xu hướng tin tưởng vào bản thân, họ đơn giản không cần sự giúp đỡ của thế giới khác.
12. Khóa học làm giàu, huấn luyện phát triển cá nhân
Những người có thu nhập thấp, sự nghiệp và cuộc sống riêng tư bê bết là mục tiêu của những huấn luyện viên kinh doanh vô đạo đức. Đã có nhiều nhận xét về sự vô dụng của những buổi đào tạo như vậy.
Tony Robbins trở thành triệu phú nhờ bán vé giá cao trong những buổi nói chuyện của mình. Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng xã hội của mình, bạn không nhất thiết phải tốn rất nhiều tiền.
Trước khi trả tiền cho những khóa học phát triển bản thân, bạn nên xem kỹ tiểu sử của những tỷ phú nổi tiếng, bạn sẽ khó tìm thấy một người giàu có nhờ cách tham gia những buổi học làm giàu.
13. Thiết kế nội thất hợp thời trang
Các loại đồ nội thất và trang trí nội thất mới xuất hiện đều đặn hàng tháng. Những người trung lưu chi rất nhiều tiền để đi theo những xu hướng mới nhất trong trang trí nhà cửa. Thật không may, các giải pháp thiết kế như vậy thường trở nên lỗi thời chỉ trong một vài năm.
Nhìn vào nội thất của những người giàu có bạn thường khó đoán được chủ sở hữu bao nhiêu tuổi: tường và trần nhà sơn trắng, sàn gỗ hoặc lát gạch. Đó là những lựa chọn hiệu quả đã được thử nghiệm trong cả thế kỷ.
14. Quần áo mới giá rẻ
Quá nhiều quần áo, rõ ràng bạn đã phải bỏ ra một khoản tiền lớn. Chẳng những thế nó còn làm bạn mất thời gian suy nghĩ xem hôm nay mình nên mặc gì.

Chính bởi vậy người giàu hạn chế mua quần áo mới, đặc biệt không bao giờ mua quần áo thời trang rẻ tiền. Mặt hàng này có giá rẻ nhưng độ bền thấp, thậm chí chỉ qua vài lần mặc và giặt đã hỏng.
Chưa nói đến chất lượng kém, trong quá trình sử dụng không hề mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Một khía cạnh nữa, liên tục thay mới quần áo làm bạn thải nhiều rác hơn ra môi trường.
Mặt hàng một giá cũng tương tự trong trường hợp này. Người giàu chẳng bao giờ mua hàng một giá nhưng người nghèo thì cực thích bởi chúng có giá thành rẻ.
Đi kèm với đó là chất lượng không cao, giá trị sử dụng không lớn, nhiều khi “thấy hay hay” thì mua về rồi lại “bỏ xó”. Song người nghèo vẫn thường mua mỗi khi đi dạo phố với suy nghĩ “có đáng mấy tiền đâu”.
15. Mua thêm sách khi sách ở nhà chưa đọc hết
Đọc sách là một thói quen tuyệt vời. Ai cũng biết như vậy nên nhiều người không ngần ngại làm giàu thêm giá sách ở nhà bất cứ khi nào có thể.
Thực tế bạn thấy đấy, nếu là người chăm chỉ mua sách thì chắc hẳn bạn khó mà kịp đọc hết được số sách mình có ở nhà. Từ đó dẫn đến lãng phí tiền bạc.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc hết những cuốn sách ở nhà trước khi mua thêm mới. Ngoài ra bạn có thể bán lại sách cho người khác sau khi đã đọc xong, dùng tiền đó mua sách mới. Làm được như vậy, bạn vẫn nạp thêm kiến thức, tăng hiểu biết cho bản thân mà số tiền bỏ ra tiết kiệm được đến mức tối đa.
Không chỉ riêng với sách, bất kỳ món đồ nào cũng vậy, mua thêm mới khi đồ cũ ở nhà vẫn dùng được đều là hành động không hề khôn ngoan. Và người giàu chắc chắn không làm như thế.
16. Mua nhiều món đồ công dụng na ná nhau
Người nghèo thường mua sắm nhiều món đồ có công dụng na ná nhau. Từ đó dẫn đến tần suất sử dụng món đồ không nhiều, rõ ràng rất lãng phí.

Ví dụ nhiều người thích mua la liệt các loại xoong nồi, chảo rán khác nhau. Kết quả là có những món cả năm chỉ dùng đến vài lần. Trong số đó chỉ có khoảng 2 – 3 món là được dùng đến thường xuyên mà thôi. Thêm nhiều thứ tương tự như vậy nữa, người nghèo không tiết kiệm được tiền là điều dễ hiểu.
Người giàu mua đồ phải đảm bảo 2 tiêu chí
1. Độ bền cao
Người giàu mua đồ đặt chất lượng lên hàng đầu. Một món đồ đắt tiền nhưng có độ bền cao, sử dụng được trong thời gian dài, tính ra giá thành vẫn là rẻ, người mua vẫn tiết kiệm được tiền.
2. Khả năng bán sang tay
Người giàu thường mua những món đồ có thể bán lại mà không bị hao hụt quá nhiều so với mức giá mua vào ban đầu. Nó có thể là nhà cửa, xe hơi, đồng hồ, đồ nội thất…, họ luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua.
Thời điểm muốn mua đồ mới, họ sẽ bán lại món đồ cũ với giá tốt, nhờ đó tiết kiệm được tiền một cách tối đa.
Xem thêm bài liên quan
- Tỷ phú Lý Gia Thành: “Khi bạn còn nghèo đừng chỉ ru rú ở nhà, hãy đi ra bên ngoài, khi giàu có rồi thì hãy làm ngược lại”
- Tỷ phú giàu nhất lịch sử Rockefeller chia sẻ 5 nguyên tắc “bất di bất dịch” mà ai cũng nên biết: Người làm việc cả ngày là người không kiếm được tiền
- 7 tư duy bí mật của tầng lớp thượng lưu quyết định đến túi tiền “Đầy hay Vơi”: Ai muốn thoát nghèo đều nên học!