Tại sao nói “người giàu mượn sức, người nghèo bán sức”? Thay vì làm việc vất vả và họ biết tận dụng các nguồn lực ở xung quanh để có thể đạt được mục tiêu của mình một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Người ta thường nói “Người giàu mượn sức, người nghèo bán sức”, bạn có đồng ý với câu nói này không? Theo quan điểm của người viết, giữa người giàu và người nghèo, quả thực không chỉ tồn tại khoảng cách của cải, mà còn tồn tại khoảng cách về mặt tư duy.
Vì sao lại nói như vậy? Có lẽ đọc xong câu chuyển “chặt cây” này, bạn sẽ tìm ra được câu trả lời cho mình.
Tại sao nói “người giàu mượn sức, người nghèo bán sức”? Đọc xong câu chuyện này tôi ngộ ra được nhiều điều
Ngày xưa, có một người nghèo tới mức nhiều khi còn không đủ ăn, đủ mặc, tất nhiên anh cũng tìm cách kiếm tiền nhưng vẫn không thoát khỏi hiện trạng nghèo khó. Vì điều này, anh luôn phàn nàn với người khác về sự bất công của số phận, và rằng dù anh có làm việc chăm chỉ cả ngày tới đâu thì cũng vẫn không thể kiếm được nhiều tiền.
Một hôm, anh đến một ngôi chùa, muốn cầu Phật cho mình giàu có, anh than thở với Đức Phật rằng: “Tại sao những người nghèo như chúng con, dù rất vất vả mỗi ngày nhưng vẫn chỉ đủ ăn uống? Còn những người giàu có lại vui vẻ cả ngày, không cần làm việc chăm chỉ mà vẫn ăn sung mặc sướng? Thật là bất công! “
Nghe thấy người nghèo oán than, Đức Phật hỏi: “Vậy người cảm thấy phải như nào thì mới công bằng?”
Người nghèo dường như thấy được một tia hi vọng, vội vã đáp: “Nếu có thể cho con và người giàu xuất phát ở cùng một vạch xuất phát, làm những công việc giống nhau, con nghĩ chắc chắn mình sẽ kiếm được nhiều hơn họ!”
Đức Phật nghe xong gật đầu, cười nói: “Được thôi, vậy ta cho các người thời gian một tháng, nhưng người phải đồng ý với ta một chuyện, nếu kết quả không giống như người nghĩ, người bắt buộc phải chấp nhận nó mà không bao giờ được kêu ca phàn nàn nữa.” Người nghèo ngay lập tức đồng ý.
Vừa dứt lời, Đức Phật biến một người giàu thành người nghèo y hệt như người nghèo kia, cho họ mỗi người một mảnh rừng giống hệt nhau và lập ra quy định: bắt buộc phải chặt hết cây trong vòng một tháng, cây chặt ngày nào có thể đem đi bán lấy tiền ngày đó.
Cứ như vậy, người giàu và người nghèo bắt đầu chặt cây. Nhưng, ở bên khu rừng lại là hai cảnh tượng vô cùng khác nhau. Người nghèo từ lâu đã quen làm những công việc nặng nhọc, với anh, việc chặt cây đơn giản như cắt miếng bánh ăn vậy, chẳng mấy chốc anh đã đốn được rất nhiều cây, chất lên xe tải chở ra chợ bán lấy tiền.
Sau khi kết thúc công việc hàng ngày, người nghèo sẽ mua rất nhiều thức ăn ngon để đãi mình và cũng thường đến các quán rượu để xả hơi.
Người giàu chưa bao giờ làm việc nặng nhọc, cứ làm một lúc lại nghỉ, mồ hôi nhễ nhại, đến tối, người giàu cũng chỉ chặt nửa xe cây đưa ra chợ bán. Người giàu sẽ chỉ tiêu một phần nhỏ của số tiền để mua thức ăn, và giữ lại phần còn lại.
Sau vài ngày như thế này, một ngày nọ, người nghèo vẫn đi rất sớm để chặt cây, còn người giàu thì đi tới khu chợ đông đúc gần đó, một lúc sau, anh đưa về hai người đàn ông quần áo rách rưới tới khu rừng của mình, họ không nói lời nào, lập tức bắt tay vào giúp người giàu chặt cây, trong khi người giàu thì đứng bên cạnh quan sát.
Hai người đàn ông to khỏe, dưới sự chỉ huy của người giàu, chỉ trong vài giờ đã chặt mấy xe cây, người giàu mang cây ra chợ bán, rồi lại thuê thêm một vài người nữa tới chặt cây cho mình. Cuối ngày, ngoài tiền công cho người chặt cây, người giàu còn có tiền mua bánh bao, số còn lại để dành dụm.
Chớp mắt, thời hạn một tháng trôi qua, kết quả có lẽ ai cũng có thể tưởng tượng được. Người nghèo chỉ chặt được một phần ba số cây trong rừng, số tiền kiếm được hàng ngày anh đều dùng để tự thưởng cho bản thân, mua đồ ăn thức uống, căn bản không còn lại gì.
Người giàu thì ngược lại, với sự giúp đỡ của những người khác, anh đã chặt hết cây trong rừng, tiết kiệm được rất nhiều tiền, thậm chí còn dùng tiền để thực hiện nhiều vụ làm ăn buôn bán khác, và chẳng mấy chốc tiền cứ thế đẻ ra tiền. Sau cùng thì người giàu vẫn cứ là người giàu.
Câu chuyện đã kết thúc, bạn có suy nghĩ gì?
Hầu như ai cũng muốn làm giàu và thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Vì vậy, đại đa số mọi người đều sẽ vì tiền mà làm việc. Nếu gặp may, thuận buồm xuôi gió, bạn có thể thay đổi hiện trạng một cách suôn sẻ và thực hiện được ước mơ làm giàu, nhưng, không phải ai cũng có được may mắn này, nhiều người chỉ biết chăm chỉ làm việc, nhận những đồng lương cố định, nhìn người khác làm giàu, rồi oán than số phận bất công, đổ lỗi cho người khác.
Thực tế, không khó để nhận thấy trong cuộc sống, trong cùng một điều kiện, người nghèo luôn chỉ biết lao vào kiếm tiền, tiêu hết rồi lại lao vào kiếm tiền, và cuối cùng, họ vẫn không kiếm được bao nhiêu.
Người giàu thì khác, ban đầu họ cũng sẽ chăm chỉ kiếm tiền, nhưng họ không chỉ biết tích lũy mà còn có tư duy đi mượn lực từ bên ngoài, biết mượn công sức của người khác để kiếm tiền, thậm chí là đi vay tiền của người khác để kiếm tiền, con đường kiếm tiền càng nhiều, tiền tự nhiên sẽ ngày càng nhiều.
Vì vậy, nếu muốn trở nên giàu có và thành công, tư duy “mượn lực” là vô cùng cần thiết, khi bạn biết tận dụng “nhân tài” góp sức cho mình, bạn có thể thành công chỉ với một nửa công sức, bớt phải đi nhiều đường vòng hơn.
Sau cùng, hy vọng rằng bài viết này có thể truyền cảm hứng và giúp ích cho bạn!
Câu chuyện 1: Tích hợp những nguồn lực đang có xung quanh bạn
Theo Thể thao văn hóa, một cậu bé cố gắng di chuyển một hòn đá ở trong sân. Người cha đã động viên rằng: “Con à, con cố gắng di chuyển nó đi nhé!”. Tuy nhiên hòn đá quá nặng đã khiến cho đứa trẻ chẳng thể di chuyển được. Cậu bé lúc này nói với cha của mình rằng: “Hòn đá nặng quá, con đã cố hết sức rồi”.
Lúc này người cha nói rằng: “Con đã không cố gắng hết sức mình”.
Và rất nhiều lần, chúng ta chính là cậu bé đó. Thường thì chúng ta đánh giá một việc có thể làm được hay là không phụ thuộc vào khả năng của bản có đủ hay là không. Thực thế thì không ai quy định rằng bạn chỉ có thể sử dụng khả năng của mình để đạt được những kết quả của một việc, có nhiều người thành công không phải vì năng lực của họ mà là vì họ có thể tích hợp được nhiều nguồn lực hơn. Đó cũng chính là bài học về cách có thể tích hợp các nguồn lực ở quanh bạn.
Câu chuyện 2: Người tận dụng tốt nhất “mượn lực” là Gia Cát Lượng thời Tam Quốc
Câu chuyện kể rằng: Chu Du có nói với Gia Cát Lượng rằng ông phải chế tạo cho ra 100.000 mũi tên trong thời gian 3 ngày.
Có thể thấy, đây chính là một nhiệm vụ bất khả thi nhưng tại sao Gia Cát Lượng đã vẫn đồng ý. Nếu như bạn không thể nào thực hiện nhiệm vụ thì bạn có thể mượn lực của những người khác để thực hiện.
Lúc này, Gia Cát Lượng đã nói với Tào Tháo rằng: “Ta muốn đánh bại ông, ông có thể cho ta mượn 100.000 mũi tên không?”. Dĩ nhiên là Tào Tháo không mất trí đến mức mà cho Gia Cát Lượng mượn tên để đánh mình. Nhưng sự thật là Gia Cát Lượng đã mượn được 100.000 mũi tên là nhờ Tào Tháo.
Cụ thể, vào một buổi sáng đầy sương mù, Gia Cát Lượng đã cử hàng nghìn chiếc thuyền gỗ phủ rơm giả vờ tấn công doanh trại của đối phương. Tào Tháo lúc này nhìn thấy Gia Cát Lượng thực sự liều mạng muốn giết mình nên quyết tâm bắn hạ kẻ thù trước.
Tào Tháo đã hạ lệnh tất cả cung thủ bắn vạn mũi tên nhưng mũi tên nào cũng trúng rơm của thuyền và trong thời gian chưa đầy một giờ, Gia Cát Lượng đã nhận được hơn 100.000 mũi tên từ tay của Tào Tháo. Đây cũng chính là câu chuyện thuyền rơm mượn tên vô cùng nổi tiếng ở trong lịch sử.
Câu chuyện thứ 3: Chiêu thức vận chuyển hàng nghìn cuốn sách miễn phí
Được biết, thư viện Anh Quốc rất nổi tiếng ở trên thế giới với bộ sưu tập sách vô cùng phong phú. Có một lần, thư viện đã phải chuyển đổi – nghĩa là phải chuyển sách từ thư viện cũ sang thư viện mới. Mặc dù chi phí vận chuyển cũng không nhiều tiền nhưng người phụ trách lại nghĩ ra một cách vô cùng hiệu quả.
Lúc này, thư viện đã quảng cáo ở trên báo rằng: “Từ hôm nay mỗi người dân có thể mượn miễn phí 10 cuốn sách từ Thư viện Anh”. Chính vì thế mà nhiều công dân đã đổ xô đến thư viện chỉ trong thời gian vài ngày, họ đã lấy hết sạch sách ở trong thư viện. Và làm thế nào để cho người dân có thể trả lại sách sau khi đã mượn? Vui lòng hãy trả lại sách ở thư viện mới.
Cũng bằng cách này mà thư viện đã mượn sức mạnh của mọi người để có thể di chuyển toàn bộ số sách khổng lồ một cách đơn giản và tiết kiệm được chi phí tối đa.
Câu chuyện thứ 4: Con quạ ăn quả óc chó
Câu chuyện kể lại rằng, có một ngôi làng nọ trồng rất nhiều cây óc chó. Mỗi năm vào cuối thu đầu đông từng đàn quạ sẽ kéo đến đây để nhặt những quả óc chó còn sót lại ở trong vườn. Hạt óc chó tuy ngon nhưng vỏ cứng như thế thì sao mà quạ ăn được? Hóa ra thì quạ nhặt quả óc trước rồi sau đó sẽ bay lên cành cây cao rồi thả quả óc chó xuống, quả óc chó rơi xuống đất và bị đập vỡ, thế là con quạ lấy được những quả óc chó ngon hành.
Mặc dù vậy, nếu như quả óc chó đơn giản bị rơi từ trên cao xuống thì khả năng bỏ bị vỡ là rất thấp và quạ rất khó để có thể ăn hạt được. Dù vậy thì thất bại chẳng làm cho lũ quạ bận tâm. Chúng đã tìm ra một phương pháp hiệu quả hơn đó chính là gần ngôi làng có con đường núi và có nhiều ô tô đi qua.
Chim quạ lúc này đã quắp những quả óc chó và làm rơi ở trên đường và bạn xe nghiền nát quả óc chó một cách dễ dàng. Vì thế mà sau khi chiếc xe đi qua, con quạ đã nhanh chóng đáp xuống và nếm thức ăn.
Như thế, nếu như biết quan sát và khám phá đặc điểm của môi trường xung quanh của mình thì cũng có thể giúp cho chúng ta thu được kết quả gấp đôi so với công sức bỏ ra.
Con quạ cũng chỉ cần mang quả óc chó đi trên đường là có thể thưởng thức được quả óc chó một cách dễ dàng. Biết mượn sức mạnh không chỉ giới hạn giữa con người với con người mà còn có thể mượn sức mạnh từ môi trường.
Câu chuyện thứ 5: Người giàu và người nghèo
Có một người đàn ông nghèo đã khóc lóc thảm thiết trước Đức Phật bởi vì cơm không đủ ăn và áo không đủ ấm, ông đã kể lại cuộc đời của mình đã sống cơ cực như thế nào.
Sau khi khóc một hồi thì ông ta đã bắt đầu than thở rằng “Xã hội này bất công quá. Tại sao người giàu thì ngày nào cũng nhàn nhã thoải mái, còn người nghèo thì ngày ngày chịu khổ cực?”
Đức Phật lúc này đã hỏi lại rằng: “Người nghĩ như thế nào sẽ là công bằng?”.
Lúc này, người đàn ông nghèo vội nói rằng: “Hãy để người giàu nghèo như tôi và làm công việc tương tự như tôi phải làm, nếu như họ vẫn giàu lên thì tôi sẽ ngừng phàn nàn”.
Đức Phật đã gật đầu và nói rằng “Được”.
Nói xong, Đức Phật đã biến người giàu có thành một người nghèo như một người nghèo. Mỗi ngày họ đều đến một ngọn núi để đào than. Than đào ra mỗi ngày có thể bán để mua thức ăn ở trong ngày. Núi than này sẽ được đào lên trong thời gian là 1 tháng.
Lúc này, người nghèo và người giàu cùng nhau đào. Người nghèo thường quen với công việc nặng nhọc nên đối với anh ta dễ như ăn một miếng bánh và chẳng mấy chốc mà anh ta đã đào được một đống than rồi mang ra chợ bán. Anh đã dùng số tiền đó để mua thức ăn và tất cả những món ngon mang về cho vợ con ăn no nê.
Người giàu chẳng bao giờ làm việc nặng nên chỉ đào được một lúc rồi dừng lại mà mồ hôi vẫn đầm đìa. Đến tối thì anh ta bất đắc dĩ đem than đi bán. Số tiền mà anh ta kiếm được anh ta chỉ mua mấy cái bánh bao cứng còn lại thì giữ lại. Ngày hôm sau thì người nghèo dậy sớm và bắt đầu đào than, nhưng người giàu lại lựa chọn ra chợ. Một lúc sau người giàu đã dẫn hai người khỏe mạnh khác về và yêu cầu họ đào than còn mình ngồi giám sát.
Chỉ trong một buổi sáng mà phú ông đã sai hai người nghèo đào được mấy xe than, bán ngoài chợ và kiếm được bội tiền. Sau một tháng, người nghèo chỉ đào được một góc của núi than và dùng tiền kiếm được mỗi ngày mua đồ ăn ngon, căn bản là không còn lại chút gì.
Nhưng phú ông lại phát huy được hết tác dụng của công nhân để đào núi than, kiếm về được rất nhiều tiền, ông ta đã dùng tiền để đầu tư và lập nghiệp, chẳng bao lâu mà đã trở thành phú ông.