Nguồn tin của Reuters tiết lộ Jollibee Foods Corp (JFC.PS) đang dự định bán 10-15% của chuỗi Highlands Coffee cho một nhà đầu tư, định giá 800 triệu USD.
Thương vụ này đang được tỷ phú người Philippines Tony Tan Caktiong – chủ của Jollibee xem xét. Định giá Highland sẽ rơi vào khoảng 800 triệu USD.
Khi được Reuter liên hệ, cả Jollibee và Highlands Coffee đều từ chối đưa ra bình luận về sự việc.
Highlands Coffee được thành lập năm 1999, khởi đầu là một nhà đóng gói sản phẩm cà phê tại Hà Nội và từ đó phát triển thành một chuỗi với hơn 500 cửa hàng tại Việt Nam và Philippines. Jollibee ban đầu đã mua một lượng nhỏ cổ phần của Highlands Coffee cách đây một thập kỷ và sau đó nắm quyền kiểm soát.
Các nguồn tin của Reuters cho biết việc bán cổ phần, nếu thành công, có thể mở đường cho việc IPO của Highlands Coffee. Đây là một động thái mà Jollibee đã cân nhắc từ nhiều năm.
Theo hãng thông tấn có trụ sở tại Anh, Việt Nam với dân số 99 triệu người, là nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á với tổng sản phẩm quốc nội tăng 8% trong năm nay và dự kiến tăng 6,5% trong năm tới.
Sự bùng nổ về nhu cầu tiêu thụ cà phê đã thúc đẩy sự phát triển của những thương hiệu nội địa lớn ở Đông Nam Á. Năm ngoái, chuỗi cà phê Kopi Kenangan của Indonesia được định giá hơn 1 tỷ USD trong một cuộc gọi vốn.
Tập đoàn Jollibee được thành lập tại Philippines vào năm 1975 với tiền thân là 2 tiệm kem.
Jollibee hiện điều hành mạng lưới dịch vụ thực phẩm lớn nhất ở Philippines với hơn 1.500 cửa hàng ở 17 quốc gia, bao gồm cả thương hiệu Coffee Bean & Tea Leaf của Mỹ và chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của riêng họ với biểu tượng chú ong rất phổ biến.
Jollibee là tập đoàn điều hành mạng lưới dịch vụ thực phẩm lớn nhất ở Philippines sở hữu nhiều thương hiệu, bao gồm cả thương hiệu Coffee Bean & Tea Leaf và chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee.
Với hơn 1.500 cửa hàng ở 17 quốc gia, Jollibee ngày càng mở rộng ra nước ngoài và đặc biệt là khắp Đông Nam Á để phục vụ nhu cầu của 680 triệu người tiêu dùng trong khu vực này.
Highlands Coffee đổi logo mới
Highlands Coffee vừa thay logo mới cho hệ thống hơn 500 cửa hàng. Thay đổi lớn nhất của logo mới là màu sắc. Bộ màu của logo trước đây gồm đỏ, nâu cà phê, nâu đất nay được chuyển thành một lớp màu duy nhất; các yếu tố chính mang gam màu đỏ và nằm trên nền trong suốt.
Theo Highlands Coffee, màu đỏ của logo mới vừa thể hiện cho tinh thần yêu nước, niềm đam mê, sự trân quý di sản cà phê… Nền trong suốt dễ tương thích giúp logo tùy biến trên một loạt nền màu khác nhau, tượng trưng cho sự hoà mình vào cộng đồng, theo giải thích từ chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam.
Song song với việc làm mới thương hiệu, Highlands Coffee cũng mong muốn truyền tải thông điệp “Highlands Coffee là của chúng mình” dựa trên hệ giá trị gồm bốn yếu tố “Đam mê – Tình thân – Quý trọng – Tương trợ”.
Ông David Thái – Nhà sáng lập Highlands Coffee, chia sẻ: “Mặc dù đã có hơn 500 cửa hàng khắp Việt Nam, thế nhưng chúng tôi không muốn mình chỉ phục vụ cà phê. Điều Highlands Coffee hướng đến chính là không chỉ đồng hành cùng những bước phát triển mới của đất nước, mà còn phải luôn thật gần gũi với nhịp sống hàng ngày của người Việt Nam. Mục tiêu phía trước của Highlands Coffee chính là trở thành thương hiệu dành cho cộng đồng, và là nơi để mọi cộng đồng kết nối”.
Giấc mơ IPO dang dở và kết quả kinh doanh tại Việt Nam
Trước khi về tay Jollibee, Highlands Coffee có khoảng 50 cửa hàng. Đến năm 2016, thương hiệu này đã trở thành chuỗi cà phê và trà đầu tiên tại Việt Nam chạm mốc 100 quán. Điều dễ dàng nhận thấy là Highlands Coffee thường đặt cửa hàng ở những vị trí đắc địa, dưới chân các tòa nhà văn phòng, chung cư hay trung tâm thương mại.
Tính đến cuối năm 2021, chuỗi này có tổng cộng 483 cửa hàng tại cả Việt Nam và Philippines. Highlands Coffee hiện cũng là một trong những chuỗi cà phê có quy mô và doanh thu lớn nhất Việt Nam.
Từ cuối năm 2016, Jollibee Foods đã ấp ủ kế hoạch IPO Highlands Coffee trên sàn chứng khoán Việt Nam vào năm 2019. Tuy nhiên, vào tháng 7/2019, Bloomberg đưa tin thương vụ này đã bị hoãn lại nhưng Jollibee không tiết lộ lý do. Cùng thời điểm đó, tập đoàn Philippines công bố kế hoạch chi 350 triệu USD để mua lại chuỗi cà phê The Coffee Bean & Tea Leaf của Mỹ.
Theo số liệu mà Người Đồng Hành có được, doanh thu của Công ty cổ phần dịch vụ cà phê Cao Nguyên (đơn vị vận hành Highlands Coffee tại Việt Nam) trong hai năm 2019 và 2020 đều trên 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, cả doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm gần đây đều có xu hướng giảm.
Năm ngoái, chuỗi F&B này đạt doanh thu gần 1.729 tỷ đồng, giảm hơn 19% so với năm trước đó. Cũng trong năm 2021, Highlands Coffee ghi nhận khoản lỗ 19 tỷ đồng dù trước đó lãi hơn 55 tỷ đồng năm 2019 và hơn 44 tỷ đồng năm 2020.
Một trong những nguyên nhân khiến doanh thu và lợi nhuận của Highlands Coffee sụt giảm là Covid-19. Hơn hai năm qua là thời gian các doanh nghiệp ngành F&B Việt Nam phải chật vật để tồn tại.
Đại dịch khiến các chuỗi thức ăn và đồ uống lao đao vì phải đóng cửa trong một thời gian dài để thực hiện quy định về giãn cách xã hội.
Theo Zingnews, Brandvietnam, NDH
Xem thêm bài liên quan
- Highlands Coffee – chuỗi F&B của tỷ phú Philippines làm ăn ra sao trên đất Việt?
- Tại sao xe đẩy cà phê nhỏ lẻ thì “hốt bạc”, còn các ông lớn Highland, Phúc Long, The Coffee House lại thất bại trước mô hình Kiosk
- Top 10 chuỗi cà phê được quan tâm nhất trên MXH Việt: Highlands đứng số 1, Katinat vượt cả Starbucks, Trung Nguyên Legend, King Coffee hay Cộng