Khi cả xã hội đều đi đào vàng thì cũng là lúc ta buôn cuốc xẻng. Đây một một cái câu rất hay về tư duy kinh doanh của người Trung Quốc!
Nếu phân tích kỹ ta sẽ thấy 3 thành tố chính trong tư duy này:
ĐẦU TIÊN Ở KHÍA CẠNH THỊ TRƯỜNG
Khi cả xã hội đều đi đào vàng được hiểu là khi một trend mới hình thành thành, một xu hướng mới mà cả xã hội “cắm mặt” vào khai thác
Tuy nhiên bạn cần phải hiểu một nguyên lí đơn giản trong kinh doanh, thương mại là xu hướng thì không bao giờ là gốc rễ của thương mại cải
Đã là trend, là xu thế thì chắc chắn có lúc lên, lúc xuống, lúc được lúc mất.
THỨ 2 LÀ ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG VÀ NGHIÊN CỨU CẠNH TRANH
Cả xã hội đi đào vàng tức là thị trường lúc này đã quá đỏ rồi!
Bạn nào kinh doanh rồi sẽ hiểu, nếu muốn có lời trên cái thị trường đã quá đỏ này, bạn bắt buộc phải thông minh hơn, chăm chỉ hơn và đặc biệt hơn đám đông.
Câu hỏi đặt ra lúc này là:
Liệu có còn đất cho ta diễn trong hoàn cảnh này không? Và nếu không nhảy vào thị trường thì ta nên tận dụng thời cơ này như thế nào?
TRÍ KHÔN TUYỆT ĐỈNH
Thành tố cuối cùng cũng là điểm nổi bật nói lên trí khôn của người Tàu. Đó là “lúc ta buôn cuốc xẻng”, người Tàu khi này họ không lao đầu vào thị trường mà họ đi phục vụ thị trường.
Liên tưởng với thị trường đầu tư, có 2 điểm cần lưu ý:
Kẻ fomo, bắt trend luôn là kẻ chịu rủi ro lớn nhất
Tựu chung lại thì môi giới chứng của bạn luôn là người thắng!
Trong Cơn Sốt Đào Vàng, Người Làm Giàu Lại Là Người Đi Bán Quần Jean
Câu chuyện chiếc quần Jean và bài học kinh nghiệm cho những ai đang nuôi mộng làm giàu.
Vừa qua vô tình Hải được đọc lại câu chuyện về ông tổ quần Jean và chiêm nghiệm được một vài bài học về kinh doanh. Bạn có thể đọc tiểu sử về sự ra đời của quần Jean ở đây.
Hải chia sẻ bài viết này không phải vì mình là một tín đồ thời trang, nhưng bài học đằng sau câu chuyện về chiếc quần Jean thực sự làm Hải phải suy nghĩ.
Vào những năm 1850 ở Mỹ, một số mỏ vàng được phát hiện và người ta đổ xô về đó để đào vàng, tạo nên “cơn sốt đào vàng”. Người đàn ông mang tên Levi Strauss cũng đi đến miền đất hứa, nhưng không phải để đào vàng, mà là để…làm dịch vụ cho những người đào vàng.
Chiếc quần Jean đầu tiên được tạo ra trong thời gian đó và được những người đào vàng thời ấy cực kỳ ưa chuộng. Cho đến bây giờ, tứ là hơn 150 năm sau ngày ra đời, Levi’s vẫn là thương hiệu quần Jean hàng đầu với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm.
Trớ trêu thay, trong số hàng triệu những người đi đào vàng để đổi đời, cũng có hàng triệu người tay trắng ra về. Người thực sự có lời và làm giàu lại là người…bán quần Jean.
Ngẫm nghĩ lại, trong xã hội không ai không mong muốn cuộc sống mình trở nên giàu có, sung túc hơn. Thậm chí người ta đổ xô nhau để tìm kiếm những cơ hội làm giàu…nhưng đâu là những người đang thật sự trở nên giàu có?
Cách đây vài năm, giá vàng cứ lên rồi giảm đến chóng mặt, người ta thi nhau mua rồi lại bán vàng… Những người có lãi thật sự lại là những tiệm nhận mua bán vàng, vì cho dù khách hàng mua hay bán, họ cũng có phần lời ở trong đó.
Khi bất động sản và chứng khoán làm mưa làm gió ở Việt Nam, một lần nữa những người có lãi thật sự lại là những “cò” bất động sản, những sàn giao dịch chứng khoán.
Tôi còn nhớ khi theo học tại trường ĐH Bách Khoa, lũ sinh viên chúng tôi thời đó phải cày đêm cày ngày để ra trường có tấm bằng và đi làm với mức thu nhập khởi điểm 5-7 triệu/tháng. Vậy mà những xe bánh mì, hủ tíu gõ 2 bên cổng trường mỗi tháng có lãi vài chục triệu từ nhu cầu ăn uống của đám sinh viên.
Thời gian gần đây, hàng hà sa số những chương trình hội thảo về thành công và làm giàu được tổ chức, chi phí FREE cũng có mà vài chục triệu cũng có. Người đi học những lớp “khai sáng” này nhiều không kể.
Nhưng biết bao nhiêu người học xong rồi “đâu vẫn hoàn đấy”. Người học thì chưa thấy giàu đâu, nhưng người có lãi thật sự lại chính là những người…dạy làm giàu.
Tôi đưa ra những ví dụ, không phải vì tôi thiếu thiện cảm với những điều trên. Bởi vì, bản thân tôi cũng trưởng thành từ trường lớp và những chương trình hội thảo, tôi cũng kinh doanh và đầu tư.
Tôi muốn giúp bạn có thêm cái nhìn một cách thấu đáo, đặc biệt là các bạn đang mong muốn xây dựng sự nghiệp riêng trong năm QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP 2016 này.
Vậy bài học tôi rút ra ở đây là những gì?
Thứ nhất: làm kinh doanh cần phải có tầm nhìn, để thấy được xu thế của thị trường và thời đại. Đừng chạy theo mốt, cứ thấy mọi người làm gì là nhảy vào làm, cho dù hiện tại nó đang sinh lãi.
Hãy tạo ra xu thế, hoặc nếu không thể thì hãy làm những gì đang là xu thế. Bởi vì mốt có thể không theo, nhưng xu thế không thể không theo. Lấy ví dụ: thương mại điện tử, mạng xã hội là xu thế. Trà chanh, mì cay là mốt.
Thứ hai: sản phẩm độc đáo thôi là chưa đủ, hãy nghĩ đến độ rộng lớn của thị trường. Có bao nhiêu người thật sự cần dùng sản phẩm của bạn mỗi ngày?. Đó là lý do Uber sinh sau đẻ muộn hơn bất kỳ hãng taxi nào, thậm chí cũng không sở hữu 1 chiếc taxi, nhưng đây lại là công ty taxi đứng đầu thế giới (thậm chí nằm trong top 25 tập đoàn hàng đầu thế giới và không có một tập đoàn taxi nào khác nằm trong top này). Bởi vì gần như ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, bạn cũng có thể gọi được cho mình 1 chiếc Uber.
Thứ ba: hãy phục vụ để được giàu có. Hàng ngày bạn đi làm để tạo ra tiền, bạn chỉ phục vụ một người đó là ông chủ của bạn. Nhưng những người phục vụ…để người khác tiêu tiền mới là những người giàu thực sự. Một xe bánh mì trước trường BK hàng ngày phục vụ từ 500-1000 người, thu nhập ăn đứt 1 người quản lý cấp cao. Vậy còn những chuỗi thức ăn nhanh, cafe,… thu nhập của họ thế nào? Hãy nhớ: THU NHẬP = GIÁ TRỊ * THỜI GIAN * QUY MÔ.
Còn nhiều bài học nữa… Nhưng tôi sẽ dành dịp khác chia sẻ trực tiếp với bạn nhé.
Hãy nhớ “trong cơn sốt đào vàng, người làm giàu lại là người bán quần Jeans”
Tác giả: Chính Chưa Lớn, Nguyễn Long Hải
Xem thêm bài liên quan
- Bí mật tư duy kinh doanh: Sao chép và giảm giá là chiêu thức giúp Nikon và Canon lật đổ ngôi vương ngành máy ảnh của người Đức
- Nâng giá một chiếc ly từ 10 ngàn lên 30 triệu, tư duy kinh doanh “thần sầu” này sẽ chỉ bạn cách!
- Chiến lược “thâm nhập” đặc biệt: Người Trung Quốc mê trà nhưng cà phê Starbucks vẫn ăn nên làm ra với hơn 6000 cửa hàng