Đại học FLC từng được phê duyệt chủ trương thành lập vào năm 2019 với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng tại tỉnh Quảng Ninh, đến nay đã bị dừng thực hiện chủ trương thành lập.
Ngày 30/5, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký văn bản dừng thực hiện chủ trương thành lập Đại học FLC ở tỉnh Quảng Ninh.
Văn bản này đồng ý với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 692 ngày 27/4 về việc hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương cho phép thành lập trường Đại học FLC.
Trước đó, trường Đại học FLC được phê duyệt chủ trương thành lập vào ngày 3/6/2019.
Với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, trường được xây dựng tại Khu đô thị Đại học FLC Quảng Ninh tại phường Hà Lầm và phường Hà Trung, thành phố Hạ Long.
Tại thời điểm lên kế hoạch thành lập, trường đại học này dự kiến kết nối trực tiếp hệ sinh thái đô thị thông minh, quần thể nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn FLC đang hoạt động.
Trường đặt mục tiêu đạt xếp hạng QS rating và kiểm định ASEAN University Network (AUN) với định hướng đào tạo đa ngành, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực mũi nhọn là Du lịch, Hàng không và Công nghệ cao. Trong giai đoạn đầu, Đại học FLC dự kiến quy mô đào tạo 600 sinh viên trong mùa tuyển sinh đầu tiên vào cuối năm 2020, và tăng lên 6.100 sinh viên vào năm 2024, 20.000 sinh viên vào năm 2035.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ đầu năm 2020, cùng với việc các cựu lãnh đạo của FLC vướng vòng lao lý từ năm 2022 khiến dự án trường đại học này chưa thể triển khai và đến nay đã chính thức bị dừng chủ trương thành lập.
FLC chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Bamboo Airways, các cổ đông chốt tăng vốn lên 30.000 tỷ đồng
Hội đồng Quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố nghị quyết thông qua toàn văn dự thảo hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng cổ phần nắm giữ Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) cho ông Lê Thái Sâm, Thành viên HĐQT hãng hàng không này.
Cụ thể, FLC sẽ chuyển nhượng hơn 400 triệu cổ phần BAV, tương đương 21,7% vốn nắm giữ tại Bamboo Airways, cho Thành viên HĐQT Lê Thái Sâm, đổi lại là thanh lý toàn bộ nghĩa vụ nợ giữa hai bên.
Theo báo cáo tài chính quý III/2022 của FLC, công ty đang nợ ông Lê Thái Sâm 621 tỷ đồng với 4 hợp đồng vay có thời hạn 12 tháng, lãi suất 7%/năm. Các khoản vay trên được thực hiện rải rác từ tháng 4 đến tháng 6/2022.
Cùng với việc chuyển nhượng cổ phần này, ông Lê Thái Sâm sẽ tài trợ không hoàn lại cho FLC một khoản tiền để tập đoàn thực hiện các nghĩa vụ tài chính đến hạn và/hoặc giải chấp các tài sản thuộc sở hữu của FLC đang được cầm cố, thế chấp.
FLC thông qua việc ủy quyền toàn bộ và không hủy ngang trong mọi trường hợp quyền cổ đông của FLC tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông Bamboo Airways cho ông Lê Thái Sâm tương ứng với toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của tập đoàn tại hãng bay.
Ông Lê Thái Sâm (sinh năm 1964) tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân TP.HCM, ông đã có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng.
Sau biến cố liên quan đến các lãnh đạo cấp cao của FLC, ông Sâm là nhân sự được bầu làm Thành viên HĐQT FLC từ tháng 7/2022. Đến tháng 8/2022, ông Sâm tiếp tục tham gia HĐQT Bamboo Airways. Trước khi nhận chuyển nhượng cổ phần BAV từ FLC, ông Sâm cũng đang sở hữu 12,5% cổ phần tại hãng bay này.
Liên quan tới tỷ lệ sở hữu của các cổ đông tại Bamboo Airways, mới đây, Ngân hàng Quốc dân (NCB) cũng cho biết ngân hàng đang nắm giữ 203 triệu cổ phần BAV, tương đương 11% vốn Bamboo Airways, và ngân hàng đang có kế hoạch bán toàn bộ lượng cổ phần này để thu hồi nợ.
Trong khi đó, ban lãnh đạo Bamboo Airways đang mong muốn cổ đông thông qua kế hoạch phát hành thêm 957 triệu cổ phần, qua đó tăng vốn hãng bay thêm 9.570 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 772 triệu cổ phần phát hành thêm, tương ứng 7.720 tỷ đồng sẽ được dùng để tái cơ cấu các khoản vay, hoán đổi các khoản nợ thành cổ phần theo thỏa thuận của chủ nợ với công ty.
Đề xuất này đã được ban lãnh đạo hãng bay trình cổ đông tại phiên họp hồi đầu tháng 4 nhưng không được thông qua. Tại phiên họp bất thường diễn ra sáng nay (9/5), HĐQT Bamboo Airways dự kiến tiếp tục trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn này.
Cổ đông Bamboo Airways chốt tăng vốn lên 30.000 tỷ đồng
Bamboo Airways sẽ phát hành 1,15 tỷ cổ phần mới với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, qua đó tăng vốn điều lệ của hãng lên mức 30.000 tỷ đồng.
Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 9/5, cổ đông của Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã biểu quyết thông qua việc ủy quyền cho Hội đồng Quản trị thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm triển khai phương án phát hành cổ phần riêng lẻ để tăng vốn điều lệ.
Kế hoạch này nhằm hướng tới tái cơ cấu hiệu quả các khoản vay, đồng thời bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho hãng trong mảng kinh doanh cốt lõi và phụ trợ.
Theo đó, Bamboo Airways dự kiến phát hành 1,15 tỷ cổ phần riêng lẻ, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng giá trị cổ phần phát hành theo mệnh giá là 11.500 tỷ đồng. Sau phát hành, vốn điều lệ của hãng sẽ đạt mức 30.000 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc Bamboo Airways sẽ vượt qua Vietnam Airlines (22.144 tỷ đồng) để trở thành hãng hàng không có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways cho biết ban lãnh đạo đang tiếp tục thực hiện các bước của quá trình tái cấu trúc hệ thống, cũng như huy động nguồn lực để hướng tới chinh phục các mục tiêu lớn đã đề ra trong dài hạn.
Đặc biệt, nguồn vốn mới sẽ giúp Bamboo Airways giảm dư nợ cũ, tiếp tục đẩy nhanh và mạnh kế hoạch gia tăng số lượng đội tàu bay, mở rộng mạng bay quốc tế, bổ sung lựa chọn dịch vụ hàng không chất lượng.
Cũng tại đại hội, ông Lê Thái Sâm, Thành viên HĐQT Bamboo Airways cho biết tổng số tiền nợ gốc và lãi mà Bamboo Airways đang nợ cá nhân ông tính đến ngày 10/4 là 7.727 tỷ đồng. Ông Sâm đã ký nhiều hợp đồng cho Bamboo Airways vay tiền mặt (không lãi suất, lãi thấp và không tài sản đảm bảo) để giúp hãng vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính.
Ông Sâm cũng cho biết đang trực tiếp sở hữu 243,7 triệu cổ phần BAV tại Bamboo Airways, tương ứng 12,53% vốn.
Mới đây, FLC cũng đã công bố nghị quyết chuyển nhượng hơn 400 triệu cổ phần BAV, tương ứng 21,7% vốn Bamboo Airways cho ông Sâm, đổi lại là tập đoàn sẽ được thanh lý toàn bộ nghĩa vụ nợ với cá nhân này.
Như vậy, gộp cả phần FLC vừa chuyển nhượng, ông Lê Thái Sâm có thể nắm giữ hơn 34% vốn Bamboo Airways.
Liên quan tới tỷ lệ sở hữu của các cổ đông tại Bamboo Airways, mới đây, Ngân hàng Quốc dân (NCB) cũng cho biết ngân hàng đang nắm giữ 203 triệu cổ phần BAV, tương đương 11% vốn Bamboo Airways, và ngân hàng đã có kế hoạch bán toàn bộ lượng cổ phần này để thu hồi nợ.
Theo Zingnews, Tổng hợp