Trung Quốc ôm mộng xuất khẩu sầu riêng sang Đông Nam Á nhưng hiện bất thành. Trong khi đó bầu Đức với 1.000 ha sầu riêng tự cho là “độc nhất vô nhị” khi trồng ở khu vực cao, khí hậu tốt và liền mạch, sẵn sàng xuất khẩu.
Vụ thu hoạch sầu riêng đầu tiên tại đảo Hải Nam (Trung Quốc) ước đạt 50 tấn, chỉ chiếm 2% so với ước tính của CCTV đưa ra hồi tháng 3.
Thông tin này vừa được South China Morning Post dẫn chia sẻ của ông Phùng Học Kiệt, Giám đốc Viện Trái cây Nhiệt đới trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Hải Nam trả lời kênh CCTV cuối tuần trước.
Con số trên chiếm 2% so với ước tính sản lượng 2.450 tấn mà CCTV đưa ra hồi tháng 3 và chỉ phục vụ được 0,005% tổng nhu cầu sầu riêng tại Trung Quốc năm nay. Đây là năm đầu tiên Hải Nam thu hoạch sầu riêng ở quy mô lớn sau hơn bốn năm canh tác.
Tháng trước, hãng truyền thông Red Star News cũng dẫn lời ông Phùng nói rằng con số tháng 3 đã được “đánh giá quá cao”, vì chưa có diện tích lớn nào ra quả. Hiện chỉ một số lô sầu riêng đang ra hoa, số khác không nở.
Trong báo cáo hồi tháng 3, truyền thông nước này cho rằng đồn điền sầu riêng của Tam Á trải dài 700 ha, nhưng ông Phùng đính chính chỉ khoảng 70 ha. “Do đó, có thể mất vài năm, Hải Nam mới có thể sản xuất đủ sầu riêng để giảm giá trong nước”, ông Phùng nói trên truyền thông Trung Quốc.

Ông Phùng cho biết thêm số sầu riêng thu hoạch trong tháng này sẽ được phân bổ cho các khách hàng tiềm năng ở Hải Nam để phát triển thị trường và phần còn lại có thể được tiêu thụ bởi khách du lịch địa phương. Vì vậy, người tiêu dùng ở các khu vực khác không thể mua loại quả này dù chúng có sẵn.
Trung Quốc đang đặt cược rằng cây trồng trong nước sẽ giúp giảm giá sầu riêng và thúc đẩy thương mại nông nghiệp của quốc gia. Tuy nhiên, sản lượng và chất lượng của vụ sầu riêng trong vụ thu hoạch đầu tiên này đang khiến người tiêu dùng thất vọng. Do đó, theo South China Morning Post, giá trái cây nhập từ Đông Nam Á vào Trung Quốc vẫn tăng nhanh.
Trong khi đó, tại Việt Nam, giá trị xuất khẩu sầu riêng bốn tháng đầu năm đạt hơn 190 triệu USD, tăng đột biến 573% so với cùng kỳ năm ngoái – Trung Quốc chiếm 84,3% tổng giá trị xuất khẩu loại quả này.
Người tiêu dùng đang phải trả khoảng 349 nhân dân tệ (50 USD) cho 7 kg (15lbs) sầu riêng từ Việt Nam trên trang thương mại điện tử JD.com và phải đặt hàng trước. Sầu riêng từ Thái Lan và Malaysia đang cháy hàng trên siêu thị Tmall, nền tảng mua sắm trực tuyến do Taobao điều hành.
Các quốc gia khác cũng đang khai thác nhu cầu tiêu thụ sầu riêng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Tháng 1, Philippines đã ký một hiệp định thương mại với Trung Quốc trong chuyến thăm của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr tới Bắc Kinh, và thỏa thuận này dự kiến mang lại doanh thu 260 triệu USD cho ngành sầu riêng Philippines. Theo Bộ Nông nghiệp Philippines, chuyến hàng sầu riêng đầu tiên của nước này, tổng cộng 28 tấn, đã đến Trung Quốc ngày 6/4.

“Long mạch” giúp Bầu Đức tự tin đối đầu nhiều đối thủ lớn trong cơn sốt sầu riêng: Sở hữu vườn sầu riêng lớn nhất thế giới!
Với diện tích lên đến hơn 1.000 ha – theo bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) – đây là vườn sầu riêng “cả Đông Nam Á không ai có”. Hiện nay, nhiều người, nhiều doanh nghiệp, nhiều nước trồng sầu riêng nhưng ruộng liền một thửa lên hàng ngàn hecta như HAGL thì “không ai có”.
Theo tiến lộ, đến thời điểm này, vườn đầu tiên rộng 62 hecta ở Gia Lai bước vào vụ thu hoạch sau 5 năm. Vườn sầu riêng của HAGL cho hiệu quả rất cao, quả to đều 3 – 4 kg, có những quả ước gần chục kg.

1.000 hecta sầu riêng được bầu Đức trồng ở Gia Lai và Lào với 2 giống sầu riêng có chất lượng và giá cao nhất là sầu riêng Monthong (Thái Lan) và Musaking (Malaysia). Hai loại giống này cho năng suất 30 – 40 tấn/ hecta và có chất lượng cũng như giá bán cao.
Theo chủ tịch Tập đoàn HAGL, sầu riêng nông dân trồng chỉ cần bán giá 25.000 VNĐ/kg là có lãi. Riêng HAGL, mảng sầu riêng có biến phí là 5.000 VNĐ, tính cả chi phí đất đai… thì giá vốn sầu riêng là 10.000 VNĐ/kg. Với giá bán dao động từ 70.000-90.000 VNĐ, biên lãi trái này cực kỳ cao.

Sau 10 năm lăn lộn với nông nghiệp để hiểu được cây gì có giá trị, cây gì không có giá trị, bầu Đức cho biết, so với miền tây, sầu riêng trồng ở những khu vực của HAGL sẽ ngon hơn nhờ trồng trên đất đỏ, ở vùng cao nên không bị úng nước và khí hậu cũng tốt hơn cho cây”.
Mới đây, sầu riêng Việt đã được cấp visa vào thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc.
Theo tiết lộ của bầu Đức, sầu riêng trong nước thu hoạch vào tháng 7 còn sầu riêng của HAGL trồng ở Gia Lai là trên độ cao 600 m, ở Lào là độ cao 900 m nên tháng 10 mới thu hoạch. “Bán trong nước có khi còn chưa đủ, không biết có mà bán cho Trung Quốc hay không”, ông tự hào cho biết.

Thị trường xuất khẩu sầu riêng thuận lợi nhưng cũng không ít đối thủ cạnh tranh
Thông tin về vườn sầu riêng của bầu Đức được đưa ra khi thị trường xuất khẩu của loại cây ăn trái này đang có những thông tin tích cực. Đó là sự kiện sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc từ cuối quý III năm ngoái.
Ngày 7/9/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 51 mã số vùng trồng và 25 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu vào quốc gia này. Theo đó, từ ngày 8/9/2022, sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính thức sang quốc gia tỷ dân này.
Theo đó, lượng đơn hàng mà các nhà nhập khẩu Trung Quốc đặt hàng doanh nghiệp Việt lớn gấp đôi so với sản lượng cả nước. Có tháng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã đạt gần 50 triệu USD, tăng hơn 4.000% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng chưa từng có trong lịch sử ngành sầu riêng Việt Nam.
Nhu cầu tăng dẫn tới giá bán tăng cao, khiến thời gian qua xuất hiện tình trạng ở một số địa phương, người nông dân đổ xô chặt bỏ, thay thế các cây trồng khác bằng sầu riêng.
Trước nguy cơ “bùng nổ” diện tích sầu riêng, ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có chỉ thị yêu cầu các địa phương, ngành chức năng khuyến cáo nông dân không tự ý trồng sầu riêng ở những nơi không phù hợp.

Không chỉ có nông dân Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc đã nhanh nhạy tìm đất để canh tác loại trái cây ưa mưa nhiều và nắng quanh năm này ở Lào. Theo nguồn tin của báo Thái Lan, các doanh nghiệp Trung Quốc đã được chính phủ Lào giao 30.000 hecta đất – tương đương 38% diện tích vùng trồng sầu riêng của Việt Nam.
Năm 2021, họ đã nhắm mục tiêu thuê từ 3,2-4,8 nghìn hecta đất vùng lân cận thủ đô Vientiane, theo Produce Report .
Theo nguồn tin của tờ Thái Lan Than Sethakit , chính phủ Lào đã đồng ý giao cho các doanh nghiệp Trung Quốc 30.000 hecta đất nông nghiệp với mục đích cụ thể là trồng sầu riêng để xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỷ dân.
Lào có mùa mưa từ tháng Năm đến tháng Mười, nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 độ C, khá giống với Việt Nam. Tuy nhiên nông dân nước này mới chỉ trồng đại trà sầu riêng hơn 10 năm gần đây, chủ yếu ở các vùng đồng bằng màu mỡ phía Nam.
Đất chưa canh tác còn nhiều, cùng với giá thuê đất và nhân công rẻ khiến các công ty sản xuất trái cây Trung Quốc từ lâu đã để mắt đến quốc gia này.
Một lợi thế nữa cho sầu riêng trồng ở Lào đó là tuyến đường sắt cao tốc với vận tốc 120km/h nối liền Vientiane, Lào đến Côn Minh, Vân Nam – điểm tập kết sầu riêng từ Đông Nam Á lớn nhất tại Trung Quốc sẽ giúp thời gian vận chuyển nhanh chóng cùng với chi phí vận chuyển hợp lý.

Lợi thế của bầu Đức là gì?
HAGL đang trồng khoảng 1.000ha sầu riêng, hơn 200ha sầu riêng tại Việt Nam và gần 800ha tại Lào (trong năm 2022 có trồng thêm), có hai giống chủ lực là sầu riêng giống Musang King (Malaysia) và Monthong (Thái Lan).
Trước thông tin các doanh nghiệp Trung Quốc có kế hoạch trồng sầu riêng tại Lào khiến cho nhiều người không khỏi lo ngại cho tương lai những trái sầu riêng của Bầu Đức.
Tuy nhiên, với những gì vị Chủ tịch HAGL từng tiết lộ thì sầu riêng trồng trên đất Lào của HAGL có ba lợi thế quan trọng sau.
Một là tính trái vụ. Cụ thể, bầu Đức cho biết: “Sầu riêng trong nước thu hoạch vào tháng 7 còn sầu riêng của HAGL trồng ở Gia Lai là trên độ cao 600m, ở Lào là độ cao 900m nên tháng 10 mới thu hoạch. Bán trong nước có khi còn chưa đủ, không biết có mà bán cho Trung Quốc hay không”.
Hai là giá vốn thấp. Bầu Đức cho biết, biến phí của sầu riêng HAGL chỉ là 5.000 đồng/kg, tính cả chi phí đất đai,… thì giá vốn sầu riêng là 10.000 đồng/kg.
Nếu con số bầu Đức công bố là đúng thì sầu riêng sẽ là sản phẩm siêu lợi nhuận của HAGL. Cần phải biết rằng, trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, giá sầu riêng dao động 80.000 – 210.000 đồng/kg, cao hơn năm 2021 từ 20.000 – 90.000 đồng/kg.
Với một nhà vườn bình thường ở miền Tây, trừ hết các chi phí, thu lãi từ 1 – 2 tỉ đồng/ha. Còn với bầu Đức biên lợi nhuận gộp này có thể cao hơn, với điều kiện đã tính đủ chi phí trong giá vốn.
Với năng suất ước vào khoảng 30 – 40 tấn/ha, sầu riêng theo kỳ vọng của bầu Đức sẽ mang về khoảng lợi nhuận lớn cho HAGL, ngang ngửa heo và chuối.

Ba là chất lượng. Bầu Đức khẳng định: ” So với miền tây, sầu riêng trồng ở những khu vực của Công ty sẽ ngon hơn nhờ trồng trên đất đỏ, ở vùng cao nên không bị úng nước và khí hậu cũng tốt hơn cho cây”.
Bên cạnh đó, một lợi thế nữa của sầu riêng HAGL trồng tại Lào đó sẽ sớm được thu hoạch hơn. Tính đến nay, sầu riêng của HAGL có 62ha tại Việt Nam đã vào mùa thu hoạch trong khi dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Lào còn cần 5-7 năm nữa mới cho sản phẩm. Khoảng 30ha sầu riêng của HAGL đã cho trái bói vào quý 3/2022, khối lượng quân bình mỗi trái nặng 3,5 kg, có trái cá biệt lên đến 9-10 kg/trái.
Sang năm 2023, bên cạnh 62 ha tại Việt Nam, ước tính có khoảng 200 ha tại Lào của HAGL cũng được thu hoạch.
Theo Vnexpress, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- “Long mạch” giúp Bầu Đức tự tin đối đầu nhiều đối thủ lớn trong cơn sốt sầu riêng: Sở hữu vườn sầu riêng lớn nhất thế giới!
- Thời của Bầu Đức đã đến: Giá sầu riêng tăng lên 220.000 đồng/kg, HAGL có vườn sầu riêng 1.000ha sẵn thu hoạch
- “Long mạch” giúp bầu Đức thu lãi khủng trong nông nghiệp: Sở hữu vườn sầu riêng lớn nhất thế giới!