Từng được xem là mô hình độc lạ giữa thành phố sầm uất, đắt đỏ, quán cà phê “khách trả tiền tùy tâm” phải đóng cửa sau một năm kinh doanh không thành công.
Tháng 3/2022, quán cà phê Anarchist chính thức khai trương theo mô hình “khách hàng trả tiền tùy tâm” tại thành phố Toronto, Canada. Chủ sở hữu của quán cà phê “độc lạ” này là người đàn ông tên Gabriel Sims-Fewer.
Tưởng chừng giữa thành phố Toronto – Canada sầm uất, đắt đỏ, quán cà phê trả tùy tâm của mình sẽ trụ vững thì trái lại, sau 1 năm làm ăn thua lỗ, ông chủ quán cà phê này đã thông báo, nơi này sẽ vĩnh viễn ngừng hoạt động từ tháng 5/2023.
Trong thời gian quán cà phê còn hoạt động, quán cà phê Anarchist phục vụ khách hàng loại cà phê pha chế thủ công với tiêu chí “trả bao nhiêu tiền cũng được”. Tuy nhiên, các món đồ khác như cà phê espresso, trà, bánh ngọt và một số loại khác đều tính phí để bù đắp cho phần doanh thu bị thâm hụt.
Ngoài ra, quán cà phê Anarchist cũng cho phép “khách hàng tiềm năng” sử dụng miễn phí nhà vệ sinh, tham quan nhưng không cần mua nước. Phía trước có mở bán sách, tác phẩm nghệ thuật và quà lưu niệm.
Ban đầu, quán cà phê “tùy tâm” cũng nhận được sự hưởng ứng từ khách hàng, tuy nhiên, càng về sau, quán cà phê càng vấp phải những phản ứng trái chiều. Thậm chí, có người còn gọi chủ quán là “đạo đức giả” vì tính tiền các món đồ uống khác quá cao, đi ngược lại “giá trị mà Anarchist theo đuổi ban đầu”.
Dù quán cà phê này phải đóng cửa kèm những phản hồi có phần tiêu cực từ phía khách hàng, tuy nhiên, Gabriel Sims-Fewer vẫn tỏ ra khá tự hào và cho rằng mô hình kinh doanh của mình là thành tựu lớn, gây tiếng vang ở Toronto, Canada.
Trước những lùm xùm này, chủ quán Sims-Fewer đổ lỗi cho việc cửa tiệm phải đóng cửa sau một năm kinh doanh là do “thiếu sự hậu thuẫn tài chính từ gia đình và nguồn vốn để phát triển ý tưởng sản phẩm mới”.
Mặc dù vậy, ông Sims-Fewer vẫn tự hào vì “Anarchist đã thành công rực rỡ theo cách bản thân mình mong đợi và mang lại những tiếng vang nhất định”.
Trên thực tế, mô hình hàng quán để khách trả tiền tùy tâm từng xuất hiện trên thế giới. Nhà hàng Der Wiener Deewan chuyên phục vụ đồ buffet mang phong cách ẩm thực Pakistan ở thủ đô Vienna (Áo) là một trong số đó. Bên ngoài cửa tiệm là dòng chữ “Thực khách ăn uống tùy thích, trả tiền tùy tâm”.
Đúng như lời giới thiệu trước cửa tiệm, khách tới dùng bữa sẽ tự đánh giá suất ăn đáng giá bao nhiêu tiền và trả tùy tâm. “Nhờ sự trung thực của người dân Áo, nhà hàng chúng tôi đã tồn tại hơn 17 năm qua”, chủ quán vui vẻ cho biết.
Những đồ ăn chủ đạo của quán gồm 5-6 món cà ri, cơm truyền thống, salad, một số món ăn cổ truyền của người Pakistan và đồ tráng miệng. Rượu, nước ép trái cây hay các loại đồ uống được bán với giá theo niêm yết.
Ngoài nhà hàng Der Wiener Deewan, ông đã mở thêm 2 chi nhánh khác cũng tại thành phố Vienna, nhưng mục đích không phải kiếm thêm nhiều tiền.
“Mong muốn của tôi là giới thiệu cho thực khách biết hương vị đồ ăn truyền thống của Pakistan. Những người nhập cư như tôi khó lòng ăn uống tại các cửa tiệm đắt đỏ. Vậy nên tôi muốn thu hẹp khoảng cách”, chủ quán nói.
Theo Saostar
Bài học rút ra: Kinh nghiệm sâu sắc. Nhập nhằng giữa kinh doanh và giá trị cộng đồng không thể hiện rõ lòng tham về danh tiếng, nhưng rõ ràng là sống không thọ. Có lòng thì kinh doanh bài bản rồi trích lợi nhuận giúp ích cho đời.
Luận bàn chuyện mở quán: “Em định sang nhượng quán cà phê mà lỗ 30 triệu, tính sao giờ anh?”
Em định sang nhượng quán cafe mà lỗ 30 triệu, tính sao giờ anh?
Mình: Quán café đâu mà sang vậy em?
Bạn trả lời: 2 tháng trước em sang lại quán café 100 triệu, sửa sang lại hết 20 triệu, tổng cộng 120 triệu, bây giờ em tính sang lại 90 triệu, lỗ 30 triệu.
– Vì sao em lại kinh doanh café?
– Em tính mặt bằng 9 triệu/ tháng, điện nước và chi phí khác trung bình 500k/ ngày. Em tính mỗi ngày em bán 100 ly, mỗi ly 15k, trừ hết mọi chi phí em vẫn lời ít nhất 500k. Nhưng bữa giờ mỗi ngày bán được 30 – 50 ly, cứ bù lỗ ngày mấy trăm ngàn nên em tính dừng.
– Em nghĩ đơn giản quá, vậy thì ai cũng bỏ ra 100 triệu (có thể vay mượn) mở một quán café, sau 6 tháng sẽ huề vốn, từ tháng thứ 7 trở đi cứ ngồi hốt 15 – 20 triệu ngon lành, khỏi phải đi làm gì cho áp lực, mưa nắng… Quán café của em có gì khác biệt?
– Café mà khác biệt gì anh? Quán em nhượng quyền café M, không có gì khác biệt cả. Ở đây không phải khu dân cư nên người ta uống một lần, không quay lại.
– Vậy em có biết có những quán café trong hẻm, ở trên rừng, ngoài ruộng đâu có nằm trong khu dân cư đâu mà vẫn đông khách?
– Người ta có nhiều tiền, đầu tư lớn, khác biệt, em sửa sang có 20 triệu lấy gì khác biệt?
– Khác biệt hay không là ở em ấy. OK, anh sẽ ghé quán em xem sao.
Vài ngày sau mình ghé quán, rất nhiều vấn đề.
– Khách tới, chủ ngồi trong quán vừa ”chọt” vừa nói vọng ra “Cứ để xe đó đi anh, không sao đâu’’.
– Pha café xong mang ra đặt trên bàn cho khách và không nói năng gì.
– Khách vừa café vừa “chọt’’ và chủ quán cũng tranh thủ “chọt’’.
– Ly thủy tinh màu trong trắng nhưng hơi ngả vàng
– Muỗng café sau gáy có những vệt café bám đen.
– Một vài ly café khi pha làm vướng café lên miệng ly.
– Nhà vệ sinh bẩn, không có giấy.
– Khách về xong không lau bàn ngay…
– Khách về không chào hỏi, cảm ơn…
Sau khoảng 3h giờ ngồi quan sát và ghi chép, mình bắt đầu “phán”:
– Khi thấy khách tới, em phải chạy ra và nói “Mời anh vào, để xe đó em dắt cho”.
– Khi pha café phải cẩn thận, không được làm café vướng lên miệng ly, pha xong mang cho khách và nói “Dạ, anh ơi! Em mời anh, café … của anh đây ạ!”
– Sau khoảng 5 – 10 phút thì hỏi khách “Dạ, anh ơi! Em mới học pha café, không biết café em pha có vừa với anh không ạ? Có nhạt quá hay đậm quá không?” Sau khi khách góp ý rồi thì nhớ hỏi khách tên gì và cảm ơn khách, khi cảm ơn nhớ nhắc tên khách.
– Ly, thìa, muỗng, dụng cụ, vật dụng trong quán, nhà vệ sinh phải luôn lau chùi, đ.ánh rửa sạch sẽ hàng ngày, hàng giờ. Không để dơ bẩn với bất kỳ lý do gì.
– Khi khách ra về thì chạy ra dắt xe và nói: “Cảm ơn anh ABC đã ghé quán, lần sau anh tới em sẽ pha café đậm/ nhạt hơn để phù hợp với anh hơn ạ”. Cúi chào tạm biệt sau đó vào dọn và lau bàn ngay.
Sau một hồi “giảng đạo”, người bạn của mình trách móc: “Anh khó tính, khắt khe quá, có ly café 15k mà phải thế này thế kia”… Mình nói rằng: “Với cách làm của em hiện tại ly café của em bán 5k anh thấy vẫn rất đắt”.
Trước khi ra về mình dặn người bạn “Em cứ làm đúng như những gì anh dặn, tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Làm được như vậy rồi 2 tháng nữa em muốn sang nhượng 150tr hay 180tr anh nghĩ không khó.”
Tuần trước người bạn gọi lại “Anh ơi! Hai tháng vừa rồi em lời được 11tr. Bữa nào anh rảnh ghé qua em uống café nhé, em mời’’.
Có nhiều người nghĩ kinh doanh chỉ cần có tiền, có mặt bằng, đặt vài bộ bàn ghế, vài cái kệ rồi “phơi’’ ra cái gì đó có người đi qua đi lại nhìn thấy thì sẽ bán được. Họ không biết rằng, muốn kinh doanh thành công thì phải thấu hiểu khách hàng, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm thú vị và phục vụ khách hàng vượt mong đợi.
Theo Chuyện Thương Trường
Xem thêm bài liên quan
- Cà phê Tứ Phủ thất bại và bài học kinh doanh: Đầu tư 15 tỷ đồng, thuê mặt bằng 280 triệu/tháng, trang trí phong cách Đạo Mẫu nhưng đóng cửa sau một năm?
- Top 10 chuỗi cà phê được quan tâm nhất trên MXH Việt: Highlands đứng số 1, Katinat vượt cả Starbucks, Trung Nguyên Legend, King Coffee hay Cộng
- Trung Nguyên Legend và Highlands Coffee so kè “Top of mind” những quán cà phê Việt