Người ta hay nói rằng đừng làm việc chăm chỉ hãy làm việc thông minh. Tại sao lại như vậy? Làm việc chăm chỉ hay làm việc thông minh có gì khác nhau khi mục đích cuối cùng mà chúng ta cần đạt được là làm việc hiệu quả và đạt được mục tiêu?
Muốn bớt vất vả hãy làm việc một cách thông minh
Khi gặp khó khăn, mỗi người sẽ có một cách khác nhau.
Vấp phải một công việc khó, có người sẽ cố làm việc thật chăm chỉ thật chăm chỉ để vượt qua nó, người khác thì lại tìm đủ mọi cách để đễ dàng hóa công việc. Đó là sự khác nhau căn bản trong cuộc sống.
Bill Gates đã từng nói: “Tôi luôn chọn người lười biếng cho những công việc khó khăn, bởi vì họ luôn biết tìm con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó.”, người lười biếng ở tình huống này sẽ được coi là lười biếng hay thông minh đây?
Hãy ghi nhớ 4 quy tắc này trong cuộc sống:
Thứ nhất: Làm việc ít hơn không có nghĩa là lười biếng, mà lười biếng chính là việc kéo dài sự tồn tại của chậm chạp và ù lì.
Thứ hai: Làm tốt một việc không quan trọng sẽ không làm cho việc đó quan trọng hơn.
Thứ ba: 1 việc đòi hỏi nhiều thời gian sẽ không làm cho nhiệm vụ đó quan trọng hơn.
Cuối cùng: Nên tập trung vào điểm mạnh thay vì phải ra sức thay đổi điếm yếu của mình.
———
Cách đơn giản nhất để tăng hiệu suất làm việc là học cách quản lý thời gian và không ngừng học hỏi, đừng rập khuôn, quan trọng là phải luôn sáng tạo để vượt lên người khác.
Không một doanh nhân nào có thể điều khiển mặt trời hay thêm giờ vào một ngày của họ, nhưng 6 cách dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất và làm việc hiệu quả hơn:
1. Luật Parkinson: “Nếu bạn chờ đến phút cuối cùng thì tất cả sẽ hoàn thành trong phút cuối đó” (Cyril Northcote Parkinson).
Luật này đưa ra một sự tác động lớn đối với hiệu quả: đặt ra một deadline ngắn hơn cho một công việc, đặt lịch họp sớm hơn bình thường. Tìm đúng điểm nhạy cảm trong lịch trình làm việc và biến bản thân công việc trở nên thúc bách hơn, đó là một công thức khá liều lĩnh.
2. Tìm kiếm dòng chảy tập trung của bạn.
3. Làm từng việc một.
4. Luật 2 phút: Trong cuốn “Hoàn thành mọi việc” của David Allen, ông đã giải thích rằng những người có năng suất làm việc cao nhất lợi dụng những khoảng thời gian ngắn xuất hiện trong ngày.
Chuẩn bị sẵn trong đầu những nhiệm vụ 2- phút như dọn dẹp file máy tính, kiểm tra email, chấp nhận một lời mời,… Hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ để chuẩn bị tập trung cho những nhiệm vụ và công việc lớn hơn.
5. Làm việc với đồng hồ sinh học: Hãy ghi nhớ ba thời điểm vàng : phân tích buổi sáng, sáng tạo sau trưa và vận động tầm chiều.
6. Tỷ lệ 90/20: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng não bộ chúng ta có thể tập trung cao nhất trong 90 phút và cần khoảng 20 phút để nghỉ ngơi. Có nghỉ ngơi, có hiệu quả.
Hãy làm việc một cách thông minh!
6 bí quyết để làm việc thông minh hơn
Vậy làm thế nào để làm việc thông minh hơn? Sau đây là những cách không chỉ giúp bạn làm việc thông minh hơn mà còn khiến bạn trở thành phiên bản hoàn hảo hơn trong công việc.
1. Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cực tốt
Lý do mình đưa cách này lên đầu tiên là bởi vì nó thực sự quan trọng. Nếu không nhớ, bạn có thể quay lại nội dung thứ nhất để thấy sự khác biệt giữa làm việc chăm chỉ và làm việc thông minh. Một trong những khác biệt chính là “vấn đề thời gian”.
Một trong những mục đích của làm việc thông minh cũng chính là để tiết kiệm thời gian. Thời gian là vàng là bạc đối với người làm việc thông minh. Do đó, kỹ năng quản lý thời gian tốt là yếu tố then chốt giúp một người rèn luyện thói quen smart working.
Để biết cách phân bổ thời gian và hoàn thành công việc trong đúng thời gian đã đặt ra, có một số mẹo tiếp theo mà bạn nên áp dụng:
- Tuân theo quy tắc 80:20: 20% những nhiệm vụ quan trọng tạo ra 80% giá trị. Hãy dành 80% thời gian cho những việc quan trọng bạn cần làm.
- Loại bỏ những thứ làm xao nhãng trong quá trình làm việc
- Đừng để những nhiệm vụ khẩn cấp làm gián đoạn những nhiệm vụ quan trọng bạn đang làm
- Tạo danh sách công việc cần làm và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
- Tận dụng các ứng dụng nhắc nhở, phân chia công việc, lên lịch, v.v.
2. Không ngừng đổi mới
Nếu đã làm theo một công thức quá lâu và kết quả vẫn như cũ thì hãy thử tìm tòi những phương pháp mới xem sao. Bạn và các thành viên trong nhóm có thể cùng brainstorm và cùng nhau nghĩ ra các biện pháp làm tăng năng suất và tiết kiệm thời gian.
Dù kết quả công việc của các bạn đã tốt rồi nhưng hãy liên tục nghiên cứu để tối ưu nhiều nhất có thể. Một quy trình hay cách thức làm việc mới có thể đem lại hiệu quả bất ngờ đấy.
3. Học hỏi những kỹ năng mới
Nhiều khi làm việc kém hiệu quả hay tốn thời gian không phải do bạn không có năng lực mà là chưa có đủ kỹ năng hoặc chưa biết cách vận dụng kỹ năng vào công việc.
Kỹ năng ở đây là gì? Đó là những kỹ thuật giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian hơn, và kết quả công việc mỹ mãn hơn.
Hãy tìm hiểu cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm giúp bạn làm việc năng suất hơn. Ví dụ như nếu công việc lên kế hoạch Marketing cho công ty đòi hỏi bạn phải làm việc với lượng lớn data từ khách hàng, kỹ năng phân tích dữ liệu hay sử dụng các phần mềm làm việc với dữ liệu như Excel, SQL Server là vô cùng hữu ích.
4. Nghiên cứu kỹ càng trước khi làm bất cứ việc gì
Sự nghiên cứu cung cấp cho bạn những nền tảng và hiểu biết về lĩnh vực cũng như công việc mà mình phải làm. Từ đó, bạn có cái nhìn toàn diện và sâu hơn về công việc, dẫn tới quá trình tiến hành dễ dàng và ít gặp sai lầm hơn.
Đơn giản như khi thiết kế bao bì sản phẩm, việc nghiên cứu sản phẩm hay thị hiếu của người dùng là vô cùng quan trọng.
Nếu không nghiên cứu, bạn sẽ rất dễ gặp phải khó khăn trong lúc thực hiện và rồi lại tốn công bắt đầu lại từ đầu. Như vậy, chẳng những làm việc kém hiệu quả mà còn tốn thêm một đống thời gian.
5. Không ôm đồm nhiều việc và “cầu cứu” khi cần
Nhiều khi multitasking không phải là lựa chọn thông minh. Và những người làm việc thông minh cũng không bao giờ ôm đồm quá nhiều việc để rồi chẳng làm việc nào ra hồn.
Nếu bạn là trưởng nhóm của một nhóm có nhiều người, hãy phân bổ công việc đồng đều cho mỗi người. Nếu là cấp dưới, hãy giao tiếp với leader rằng mình có thể đảm nhận khối lượng công việc như thế nào để không bị quá tải, dẫn đến làm việc kém hiệu quả.
6. Nghỉ ngơi để làm việc thông minh hơn
Nghỉ ngơi thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc căng não sẽ có ích cho công cuộc làm việc thông minh của bạn.
Để cho não bộ và tinh thần của bạn có khoảng không gian yên bình sẽ giảm thiểu nguy cơ stress và burnout. Một người luôn căng thẳng khó có thể làm việc thông minh được vì tâm trí họ đã quá bận rộn với những suy nghĩ mệt mỏi như muốn nuốt chửng họ.
Hơn thế, một bộ não tươi mới được đổ đầy năng lượng sau một “đợt nghỉ dưỡng” sẽ giúp bạn hào hứng bắt đầu một dự án mới, hoặc phát hiện ra những hạn chế và phương pháp sáng tạo khiến công việc trở nên mới mẻ và thú vị hơn.
Tổng hợp/glints
Xem thêm bài liên quan
- Triết lý thành công của những ‘kẻ lười’, tỷ phú Bill Gates từng nói: Tôi luôn chọn người lười biếng để làm những công việc khó khăn
- Giải mã bí thuật đọc sách không “rơi rụng” thông tin của tỷ phú Bill Gates dù đọc 3 giờ mỗi ngày, 1 quyển mỗi tuần
- 5 thói quen “nhỏ nhưng có võ” từ các siêu tỷ phú Bill Gates, Warren Buffett, Steve Jobs để đạt đến đỉnh cao tiền tài, danh vọng