Cùng ngẫm triết lý làm người chân chính của chủ tịch Trung Nguyên cà phê, ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Chính mình là cây ngô đồng, phượng hoàng mới đến đậu; chính mình là biển lớn, trăm sông mới tụ về…
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được 2 tạp chí danh tiếng thế giới là National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua Cà phê Việt Nam”.
Trưởng thành từ kinh doanh cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ muốn nâng dần ý nghĩa của việc kinh doanh cà phê từ kinh doanh thuần túy đến đạo cà phê, đưa Việt Nam thành thánh địa cà phê toàn cầu.

Không chỉ nổi tiếng với mảng kinh doanh cà phê, những dự án dành cho giới khởi nghiệp, hay chuyện cá nhân lùm xùm liên quan tới vụ ly hôn tốn nhiều giấy mực của báo giới, ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn là một người ham đọc sách với những triết lý thâm sâu, mang lại nhiều giá trị tinh thần cho người trẻ.
Với hashtag #sống-tỉnh-thức mang đầy triết lý thiền, ngay lập tức, trên mạng xã hội, những câu triết lý thâm sâu về đạo làm người của vua cà phê được các bạn trẻ khơi lại, và mang ra nghiền ngẫm.
Hãy cùng xem lại những câu nói kinh điển về đạo làm người của “vua cà phê” xứ Tây Nguyên từng một thời được dân mạng bàn luận sôi nổi là những gì?
1. Thường xét lỗi của mình, sẽ từ từ quên đi lỗi lầm của người khác. Vốn không có ai đúng ai sai, chỉ là lập trường bất đồng. Mỗi người cần tôn trọng lập trường của nhau.
2. Xin đừng mạo muội đánh giá người khác, bạn chỉ biết tên của họ, nghe người khác nói họ đã làm gì nhưng bạn không thể biết hết họ đã trải qua những gì.
3. Một người chân chính mạnh mẽ, sẽ không quá quan tâm đến chuyện làm vui lòng đẹp ý người khác, điều quan trọng nhất là bạn phản nâng cao nội lực của chính mình. Khi bạn đã rèn luyện tốt rồi, tự khắc sẽ có người đến gần gũi với bạn. Chính mình là cây ngô đồng, Phượng hoàng mới đến đậu. Chính mình là biển lớn, trăm sông mới hội tụ. Như hoa có hương, ong bướm sẽ tụ hội. Khi bạn đến được tầng bậc nhất định, bạn sẽ có được những mối quan hệ xã hội tương ứng, mà không phải là ngược lại.

4. Không ai có thể theo bạn cả 1 đời, cho nên bạn phải có năng lực vui sống ở nơi mình đang sống, vui với việc mình làm! Không ai giúp bạn cả 1 đời, cho nên bạn phải kiến lập 1 cái tôi tự lập mạnh mẽ.
5. Đời người vốn là 1 loại cảm thụ. Lúc người bạn yêu vứt bỏ bạn, dù bạn kêu trời trách đất cũng không ích gì. Lúc có người nói xấu bạn, dù có trăm miệng cũng khó biện bạch được. Chuyện đời vốn dĩ: lúc đắc ý – tâm thế như triều dâng, lúc thất chí – tâm tình như hoa rụng. Thế cho nên đừng quá quan trọng chính mình, khi bị khuất nhục, không còn cách gì, muốn rơi lệ… Tất cả những giấy phút đó, đều không thể thiếu trong đời người.
6. Đôi lúc, mình ngưỡng mộ, ham thích hạnh phúc của người khác. Bất chợt quay đầu nhìn lại, thấy cuộc sống của mình được người khác ngưỡng mộ. Kỳ thực, mỗi người đều đang hạnh phúc, chỉ là nó không nằm trong mắt bạn mà nằm trong mắt người khác, nên bạn không nhận ra.
Hạnh phúc ví như 1 quả núi, không đỉnh cũng không đầu. Bạn chỉ có thể học cách đi thật chậm, chiêm ngưỡng cảnh núi, thưởng thức ánh sắc cầu vồng, hóng gió mát vi vu, tâm trạng thư thả mới có thể cảm nhận được sự sung túc mà cuộc sống mang lại cũng như hạnh phúc mà bạn đang có.

7. Hạnh phúc không bỏ sót bất kỳ người nào, sớm muộn gì cũng có ngày nó tìm đến bạn.
8. Đời người là 1 quá trình vận động, phát triển liên tục. Bạn sẽ không bao giờ biết thời khắc kế tiếp sẽ phát sinh chuyện gì, cũng sẽ không rõ vì sao vận mệnh lại đối đãi với bạn như vậy. Chỉ sau khi bạn trải qua các loại biến cố trong đời sống, bạn mới rũ bỏ cách nhìn phù hoa ban đầu, thay vào đó là sự nhìn nhận thế giới bằng tâm thái khiêm tốn.
9. Ví như bạn quét lá, dù hôm nay bạn dùng hết sức, thì lá khô ngày mai vẫn bị gió thổi đến. Trên đời, có nhiều việc không thể mong gấp mong sớm được. Thay vào đó, bạn hãy sống trọn vẹn với giây phút hiện tại và không ngừng vươn lên.
***
Bạn nghĩ như thế nào và có đồng tình với quan điểm về đạo làm người của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không, hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
27 câu nói để đời của “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ là nguồn cảm hứng khởi nghiệp bất tận cho hàng triệu người trẻ Việt lập chí làm giàu
Sau đây hãy cùng Tạp Chí Doanh Nhân nhìn lại những câu nói để đời của “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ cả về cuộc sống lẫn trong chuyện kinh doanh, là nguồn cảm hứng vô tận cho giới trẻ trong con đường lập nghiệp và thành công trong cuộc sống.
1. “Muốn thành công thì phải có khát vọng. Muốn hạnh phúc phải phụng sự. Trách nhiệm càng cao, vinh quang càng lớn”.
2. “Nếu đặt mục tiêu xóa nghèo thì cứ nghèo mãi. Còn nếu đặt mục tiêu làm giàu thì cái nghèo tự khắc sẽ biến mất lúc nào không biết”.


3. “Công nghệ thông tin quả thực đã làm hỏng chúng ta. Tưởng là kết nối nhưng thực ra, cắt đứt. Khi phương tiện bị biến thành mục đích, thì đó là khùng”.
4. “Người khác làm được thì ta làm được. Nước khác làm được thì nước ta làm được. Ta nhất định làm được”.
5. “Đàn ông, cần nhất là mạnh mẽ. Còn bao dung thì hãy để cho phụ nữ. Tốt nhất, đàn ông thì chỉ nên là đàn ông, và phụ nữ thì chỉ nên là phụ nữ”.
6. “Ai nhận xét tôi cuồng ngôn? Quan điểm của tôi, khi tôi nói, tôi là số đông, còn người nghe là số ít, hiểu được bao nhiêu thì hiểu… Chúng tôi không phải vĩ cuồng mà bạn phải nhìn nhiều và rộng hơn”.
7. “Thanh niên hiện tại khó lập chí vì họ không tin vào năng lực của mình, mà họ lại tin vào số phận. Giờ phải làm thế nào để đánh bật những tư tưởng tự ti đó ra. Cần có người thúc đẩy, thổi lửa cho họ”.
8. “Nếu chúng ta không ước mơ, làm sao chúng ta có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Nếu không hành động, chúng ta đừng không nên trông chờ đến một kết quả tốt”.

9. “Dân thành phố và thế hệ thanh niên hiện tại quá yếu ớt. Mới áp lực một chút đã phải giảm stress, phải tìm kiếm sự cân bằng. Thế thì không được. Muốn phát triển, phải tự gây sức ép cho mình”.
10. “Nếu để định nghĩa, thì tôi cho rằng, giới tinh hoa của đất nước, trước nhất và trên hết, phải là: những nhà chính trị đích thực, những trí thức đích thực và những doanh nhân đích thực”.
11. “Không cần phi thường. Chỉ cần đồng cảm. Dĩ nhiên tôi là người nghiêm khắc, nhưng tôi cũng là người sẵn sàng tin và dám chấp nhận trả giá…”
12. “Trong thế trận với nhiều tay s úng thiện chiến, chắc chắn những doanh nghiệp có bản sắc, có tình yêu và lòng đam mê, có sản phẩm vượt trội sẽ giành chiến thắng trong một cuộc chơi sòng phẳng, công bằng”.
13. “Khi bạn nợ tiền một ai đó, hãy hiểu sâu sắc rằng chữ nợ ấy không thể trả bằng giấy bạc, sòng phẳng như giấy bạc”.

14. “Một người cho tôi vay tiền, tôi nghĩ rằng đó là người ta mang công sức bát gạo của bản thân họ gửi gắm vào tay mình. Tuyệt nhiên không dám nghĩ, ít nhiều cũng không dám nghĩ người ta thừa tiền nên đôi ba đồng cái công chỉ như cái kẹo”.
15. “Người ta không đòi bạn cũng chẳng phải vì người ta quên. Đồng tiền đi liền khúc ruột, họ im lặng để chờ xem sự tử tế của bạn có thật như những gì bạn đã hứa hẹn”.
16. “Tôi nói với quý nhân của mình rằng, tôi nợ họ, nợ trọn đời này. Cái nợ ấy không còn đơn giản là nợ vật chất nữa. Nếu tôi không đủ tiền để trả thì tôi sẽ trả bằng sự trung thành của mình, bằng sự tận tụy của mình, thậm chí bằng cả máu và nước mắt”.
17. “Người cho tôi bát cơm lúc tôi giàu sang chưa chắc đã vì tôi mà cho. Nhưng người sẵn sàng kéo tôi ra khỏi khó khăn tuyệt vọng thì chắc chắn họ đã yêu thương và trân quý tôi thực sự”.
18. “Bạn có thể là một người nghèo nhưng đừng làm một người bội tín hay vô ơn. Bạn có thể không đủ tiền để trả nhưng phải biết dùng miệng để giữ lại chút tín nhiệm. Bội tín chính là sự suy sụp về mặt kinh tế, bội tín cũng chính là sự thất bại nặng nề về mặt nhân cách”.
19. “Bạn im lặng, bạn có thể được bố thí hoàn toàn số tiền đó, người hào sảng sẽ không gay gắt với bạn như phường nặng lãi. Nhưng bạn sẽ vĩnh viễn mất đi một ân nhân, một người anh em tử tế, một niềm hy vọng, một chiếc phao cứu sinh trong những cơn đắm chìm về sau.”
20. “Niềm tin và chữ tín của mình với người khác là cái vốn lớn nhất”

21. “Đặng Lê Nguyên Vũ làm gì thì làm thật và đi đến cùng”.
22. “Với tôi, kinh doanh không phải chuyện mua bán tầm thường; đó là sự thu phục nhân tâm”.
23. “Ở trong lĩnh vực kinh doanh, động lực trách nhiệm xã hội song hành với động lực kinh tế tài chính chính là biểu hiện căn bản cho quá trình hài hòa hóa nói trên, thậm chí, có nơi chốn và thời điểm động lực trách nhiệm xã hội có thể và cần thiết trở thành động lực mang tính dẫn dắt. Trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp như là một động lực chính cho thành công lâu dài của doanh nghiệp.”
24. “Muốn dạy người ta làm giàu thì phải thể hiện sự giàu có. Chọn siêu xe là vì thế”.
25. “Tôi và Trung Nguyên muốn góp phần kiến tạo nên một dân tộc hình mẫu, dẫn dắt – có khát khao vĩ đại với lòng tin và tâm huyết đặt vào thế hệ trẻ”.
26. “Không dám nghĩ lớn, và nếu thấy người nghĩ lớn thì chê bai, ganh ghét. Thử hỏi, nghĩ còn không dám thì làm sao anh nói chuyện hành động!?”.

27. “Một dân tộc vĩ đại là một dân tộc biết thượng tôn và tôn thờ tri thức, khao khát truy cầu và chia sẻ chân lý”.
Theo Doanh nghiệp và tiếp thị, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ ngẫm có 9 đạo làm người: Trên đời, có nhiều việc không thể mong gấp mong sớm được, hãy sống trọn vẹn với giây phút hiện tại và không ngừng vươn lên
- Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ ngẫm có 9 đạo làm người: Chính mình là cây ngô đồng, phượng hoàng mới đến đậu; chính mình là biển lớn, trăm sông mới tụ về
- 9 đạo làm người của vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ: Chính mình là biển lớn, trăm sông mới tụ về…