Được mệnh danh là “cô gái vàng” của làng khởi nghiệp Việt Nam, doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang đã có những lời khuyên cho các bạn trẻ trên con đường khởi nghiệp.
Vài năm trước, giới kinh doanh và khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam đổ dồn sự quan tâm tới cái tên Lê Diệp Kiều Trang – người được chỉ định là nữ giám đốc mới của Facebook tại Việt Nam năm 2018.
Lê Diệp Kiều Trang sinh năm 1980, là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, cô đỗ thủ khoa vào ngôi trường này và đồng thời cũng là thủ khoa đầu ra của trường.
Tốt nghiệp cấp 3, Kiều Trang giành những suất học bổng lớn ở các trường đại học danh giá nhất thế giới như Oxford (Anh), Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).
Năm 1998, cô nhận học bổng học dự bị đại học 2 năm tại Anh. Đến năm 2000, cô giành học bổng ĐH Oxford (Anh). Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế và quản trị, Trang tiếp tục giành học bổng thạc sĩ. Và tiếp tục tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ kinh doanh tại Mỹ.

Lê Diệp Kiều Trang được cộng đồng khởi nghiệp trong nước gọi là “cô gái vàng” của làng khởi nghiệp. Lê Diệp Kiều Trang đã từng có rất nhiều chia sẻ về giáo dục, về học hành, về tuổi trẻ và việc khám phá ra đam mê thực sự của bản thân.
“Mấy đứa học giỏi thường ra đời không thành công bằng người ta” là nỗi ám ảnh của không ít học trò giỏi khi sắp ra trường.
Tôi cho rằng người thành công thì không nên để mình nghèo, nhưng đừng gói gọn ước mơ của mình chỉ trong hai chữ “làm giàu”. Hãy sống một cuộc sống tham vọng hơn cả hai chữ “làm giàu” đó.
Cuộc sống cần có nhiều người với những khả năng khác nhau, mỗi người sẽ ngồi vào vị trí khác nhau và thành công theo cách của riêng mình. Vậy nên điều quan trọng là các bạn hãy thật trung thực với năng lực của mình. Hãy đừng vì niềm ngưỡng mộ tài năng của người khác mà bắt mình phải đánh đổi cuộc sống vốn không dành cho mình.
Ở Việt Nam, rất nhiều lãnh đạo các tập đoàn lớn đều xuất thân từ nhóm học sinh ưu tú được học bổng đi du học ở những nước phát triển. Nhưng thước đo thành công không chỉ là giàu. Những bác sĩ đầu ngành, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu giỏi… đều xuất thân từ khối trường chuyên lớp chọn.
Để làm việc hiệu quả, thành công, IQ cũng chỉ là một phần, vì vậy không có nghĩa ai thông minh, học giỏi sẽ thành công.
Nhưng người học giỏi ít nhất là có một vài lợi thế. Ví dụ, khi bắt đầu đi làm, sinh viên giỏi ít nhất sẽ là người có kiến thức vững vàng hơn và có khả năng tư duy sáng tạo tốt hơn.

Học giỏi không có nghĩa là làm việc giỏi.
Lê Diệp Kiều Trang
Nếu chỉ lo tập trung chuyên môn mà coi nhẹ thu thập kỹ năng xã hội thì khó lòng có thể vươn lên làm lãnh đạo.
Nhiều sinh viên giỏi ra trường đã không thể trở thành những thủ lĩnh giỏi, mà phải nhường vị trí này cho những bạn có chuyên môn không mạnh bằng nhưng có thể tập hợp nhiều người giỏi.
Rất nhiều học trò giỏi trong môi trường giáo dục ở Việt Nam thường là người “học giỏi thụ động” chỉ có khả năng trình bày lại những kiến thức được học một cách đầy đủ nhất, chứ không có khả năng ứng dụng kiến thức được học để phân tích, giải quyết một vấn đề thực tế hoặc sáng tạo ra sản phẩm, tìm ra nguyên lý mới.

Rất ít người thần tượng những nhân vật khác như mẹ Teresa hay nhà khoa học Stephen Hawking… Điều này phản ánh hết sức chân thật động lực của giới trẻ nằm ở ước mơ làm giàu. Tuy không sai, nhưng còn khá hạn hẹp và có thể chính điều này vô tình cản trở các bạn vươn đến ước mơ làm giàu.
Ước mơ làm giàu không sai, nhưng thường không đủ mạnh để đưa họ đi xa. Ngược lại, những ước mơ trong sáng nhất dành cho khoa học, công nghệ làm thay đổi thế giới như Tesla, Apple… sẽ vượt qua mọi giới hạn của sức tưởng tượng, của không gian và thời gian, đẩy nhân loại đi về phía trước.
Việt Nam không thể giàu mạnh được nếu giới trẻ chỉ ngưỡng mộ những nhân vật hào nhoáng trong phim Hàn Quốc Những người thừa kế (The Heirs) được.
Đừng tự hào mình nghèo mà giỏi, hãy tự hỏi vì sao học giỏi mà nghèo?
Nhiều bạn trẻ ngày nay tự hào rằng mình học giỏi rồi than vãn ‘sao vẫn nghèo?’, trong khi bản thân lại không biết vận dụng kiến thức trong tay.
Giới trẻ thời nay sướng hay khổ hơn thời xưa? Đó là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi chứng kiến thực trạng nhiều bạn trẻ ngày nay có trình độ cử nhân đại học, nhưng làm việc cật lực nhiều năm vẫn không mua được nhà, đất, cuộc sống nhiều áp lực. Độc giả Son Tran Dinh chia sẻ:
Thời nào cũng có những khó khăn, thuận lợi riêng, nhưng theo tôi, xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân về cơ bản càng được nâng cao, cơ hội việc làm nhiều hơn, nhiều ngành nghề mới mở ra nên cơ hội kiếm tiền, kiếm thu nhập sẽ rộng mở hơn so với thời trước.
Tất nhiên, đi kèm với đó là áp lực cạnh tranh cũng sẽ cao hơn. Có nghĩa là bạn phải giỏi hơn những người khác cùng thời thì mới có thể vượt lên nhóm trên của xã hội.
Tuy nhiên, thực tế ngày nay, nhiều bạn trẻ lại không hiểu rõ, hiểu đúng rằng thế nào là giỏi? Họ cứ nghĩ chỉ cần học hết bốn năm đại học, cầm tấm bằng tốt nghiệp cử nhân, hay thậm chí là Thạc sĩ trên tay tức là giỏi. Để rồi sau đó họ lại sớm vỡ mộng sau khi ra đời vì số bằng cấp ấy không đem lại tiền bạc, địa vị cho họ như kỳ vọng ban đầu.
Xin thưa rằng, những thứ bằng cấp ấy chỉ như một thứ để chứng minh rằng các bạn là người có học vấn, hoặc trình độ kiến thức chuyên môn ở mức giỏi thôi. Còn việc các bạn tận dụng cái nền tảng đó thế nào để đem lại hiệu quả cho công việc, phục vụ cho con đường thăng tiến, làm giàu của mình thế nào lại là câu chuyện khác.
Nhiều bạn luôn tự hào rằng “mình học giỏi thế” để rồi than vãn “tại sao vẫn nghèo?”, nhưng các bạn lại không đặt câu hỏi ngược lại rằng “mình đã làm gì để thoát ra khỏi cái nghèo đó với số bằng cấp, kiến thức trong tay?”.

Còn riêng về tranh luận “giới trẻ ngày nay khó mua nhà hơn thời trước”, tôi cho rằng, các bạn sinh viên mới ra trường, chỉ đi làm vài năm mà đã muốn mua nhà, đất ở Hà Nội, TP HCM gần như là điều không tưởng, nếu các bạn không có bố mẹ hỗ trợ. Đó là thực tế ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới chứ không riêng gì nước ta.
Còn nếu muốn an cư, các bạn phải phấn đấu hết sức để tăng thu nhập, tiết kiệm được một khoản, rồi vay mua căn hộ chung cư theo hình thức trả góp ngân hàng. Bạn cũng không thể đòi hỏi mua được nhà mặt đất, diện tích lớn, vị trí đẹp ngay từ đầu bởi đó là cả một quá trình nỗ lực bền bỉ mà không phải ai cũng làm được.
Có thể ban đầu, khi còn ít tiền, bạn chỉ mua được căn chung cư diện tích nhỏ, tạm gọi là đủ ở theo nhu cầu tối thiểu. Sau đấy 5, 10 năm, khi kinh tế của bản thân tốt hơn, bạn có thể đổi sang căn hộ diện tích lớn hơn, tùy theo nhu cầu. Cứ thế từng bước, bạn sẽ dần có được căn nhà trong mơ của mình.
Còn về mặt kinh tế, việc đi thuê nhà ở sẽ luôn rẻ hơn khi các bạn mua nhà. Lợi suất cho thuê trên giá trị căn hộ chỉ 3-5 %/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng. Thế nên, nếu chưa đủ giỏi để kiếm thật nhiều tiền ngay khi mới ra trường, các bạn hãy chấp nhận với việc đi ở thuê, thu nhập kiếm được hãy để dành cho đầu tư, tiết kiệm.
Khi tích lũy được một lượng vốn nhất định, các bạn sẽ có cơ hội để gia tăng thu nhập thông qua đầu tư, kinh doanh, hoặc tận dụng được cơ hội khi khủng hoảng kinh tế xảy ra.
Giá bất động sản luôn phụ thuộc vào cung – cầu của thị trường. Bản thân các bạn không thể nào thay đổi được quy luật ấy. Một số người không muốn phấn đấu, hy sinh tuổi trẻ mà chỉ mong giá nhà, đất phải giảm sâu, để ai cũng mua được, đó là một suy nghĩ viển vông.
Thực tế, giá bất động sản chỉ giảm khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra (như thời điểm dịch bệnh vừa qua). Nhưng khi khủng hoảng xảy ra, chính các bạn – những người thu nhập thấp, ít tài sản dự trữ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất, và khi ấy cơ hội mua nhà, đất lại càng khó khăn hơn cho dù bất động sản có giảm giá.

Thế nên, tôi cho rằng, thay than thở cuộc sống thời nay áp lực hơn thời trước, cơ hội mua nhà bây giờ khó hơn ngày xưa, hay mong ngóng giá bất động sản giảm xuống như kỳ vọng, tôi cho rằng mỗi người trẻ cần phải tập trung phấn đấu để tăng thu nhập cho chính mình. Đó là cách nhanh nhất để bạn có thể đạt được thứ mình mong mỏi – sở hữu một căn nhà
Thực tế, rất nhiều người đã làm được điều tương tự. Trong các năm qua, Việt Nam có tốc độ gia tăng tầng lớp trung lưu rất nhanh. Nếu các bạn không nỗ lực phấn đấu ngay từ bây giờ, vẫn mãi dậm chân ở nửa cuối của thang thu nhập, thì khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, chính các bạn sẽ là nhóm phải chịu hậu quả, dễ rơi vào cảnh bần cùng nhất. Lúc đó, để tồn tại cũng đã khó chứ đừng nói đến chuyện mua nhà.
Theo Trí thức trẻ, Vnexpress