Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân… như cái cách mà Coca-Cola chỉ bán được 25 chai nước trong năm đầu tiên và họ không bỏ cuộc để nay trở thành hãng nước giải khát số 1 thế giới. Cố lên nhé!
Coca-Cola chỉ bán được 25 chai nước trong năm đầu tiên và họ không hề bỏ cuộc.
Đây là một câu nói khá nổi tiếng trong cộng đồng người nước ngoài, vốn được xem như bài học dành cho bất kỳ ai đang cảm thấy chán nản trong đời. Khi một ông lớn trong ngành nước giải khát thế giới là Coca-Cola khi mới khởi nghiệp còn khó khăn đến như vậy, thì rõ ràng những vấn đề của bạn đang phải đối mặt đều sẽ có cách giải quyết.
Nói chung, câu nói rất hay, rất đẹp, rất giàu ý nghĩa. Duy chỉ có một vấn đề là nó… không đúng. Bởi vì theo như các tài liệu được công bố, trong năm đầu tiên Coca-Cola bán được trung bình 9 cốc nước mỗi ngày, tức 3.285 cốc/năm.
Trừ phi bạn tìm được cái chai nào đựng vừa số nước đổ ra được hơn 100 cốc đầy, thì rõ ràng số chai bán được không thể là 25 rồi.
Con số 25 vẫn tồn tại, chỉ là người ta nhầm thôi!
Để hiểu tại sao, chúng ta quay về năm 1886 – thời điểm Coca-Cola (Coke) ra đời. Khởi nguồn của Coca-Cola đến từ… một cái nồi đồng 3 chân phía sân sau nhà dược sĩ John S. Pemberton. Khi ấy, ông muốn tạo ra một biệt dược chữa đau đầu, bằng cách pha chất lỏng đặc chế với nước lạnh.
Pemberton sau đó mang sáng chế của mình đến điều chế và bán cho khách hàng tại công ty dược Jacob (Jacob’s Pharmacy).
Tuy nhiên trong một lần lơ là, người pha chế vô tình pha nước lạnh có chứa CO2 thay vì nước thông thường mà không hề hay biết. Kết quả, khách hàng cực kỳ thích loại nước mới, và Coca-Cola dần lớn mạnh như ngày nay.
Như đã nêu thì trong năm đầu tiên, Coca-Cola bán được 9 cốc nước mỗi ngày (với giá 5 cent/cốc), và tổng cộng 25 gallon chất lỏng cô đặc (khoảng 95l). Đây chính là nguồn gốc của con số 25 mà rất nhiều người đã nhầm tưởng.
Tuy nhiên, dù câu nói có không chính xác, thì sự thật là những năm đầu tiên Coca-Cola cũng gặp khá nhiều khó khăn.
Được biết doanh thu của hãng khi đó là $50 ($1.206 theo tỉ giá hiện tại), trong khi tiền quảng cáo đã lên tới $73 (hay $1.761 theo tỉ giá hiện tại).
Thế nên bài học của chúng ta vẫn không đổi. Mọi vấn đề sẽ có cách giải quyết, chỉ cần chúng ta có đủ cố gắng mà thôi.
Chuyện chưa kể về ông chủ đầu tiên của Coca-Cola
Gần như tất cả những gì mang tính bí quyết thành công mà tập đoàn Coca-Cola đã và đang thực hiện đều bắt nguồn từ ý tưởng của nhà doanh nghiệp tài năng Asa Griggs Candler. Nơi mà cách đây trên 100 năm Asa Griggs Candler làm xưởng sản xuất ngày nay là quảng trường Coca-Cola nôỉ tiếng của thành phố Atlanta.
Câu chuyện về sự ra đời của nước uống Coca-Cola
Là ông chủ đầu tiên của Coca-Cola, nhưng thực sự Asa Griggs Candler lại không phải là người phát minh ra thứ nước uống đặc biệt này.
Người đầu tiên sáng chế ra Coca-Cola là dược sĩ John Styth Pemberton, chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân. Với mục đích sáng chế ra một loại nước thuốc bình dân để chống đau đầu, mệt mỏi, Pemberton đã mày mò thử nghiệm và pha chế ra một loại sirô có màu đen như cà phê. Chỉ cần một thìa sirô pha cùng với một cốc nước lạnh là có được thứ nước giải khát nhưng có thể làm bớt nhức đầu, tăng sảng khoái.
Pemberton giữ bí mật công thức sáng chế và chỉ biết rằng thành phần quan trọng nhất của thứ nước uống này có chứa một tỉ lệ nhất định tinh dầu được chiết suất từ lá và quả của cây Kola. Đây là loài cây chỉ có ở vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ và có thành phần đáng kể koffein và cả kokain.
Chính nhờ vậy mà nước uống có tinh dầu Kola đã có tác dụng làm sảng khoái, chống mệt mỏi. Cái tên Coca-Cola được Frank M.Robinson, kế toán trưởng của Pemberton đặt tên bắt đầu từ nguồn gốc đó nhưng đã thay chữ “K” bằng chữ “C” có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn.
Khi sáng chế ra nước uống Coca-Cola, dược sĩ Pemberton rất tâm đắc và ông đi tiếp thị ở khắp nơi, đặc biệt trong các quán “Soda-Bar” đang rất thịnh hành ở thành phố Atlanta.
Đó là vào năm 1886. Nhưng Pemberton phải thất vọng vì thứ giải khát màu nâu quá mới lạ và không mấy ai chịu uống thử, vì mọi người vẫn coi đó nếu uống được thì cũng là một loại thuốc chứ không phải là nước giải khát.
Công thức pha chế Coca-Cola được hoàn thiện một cách rất tình cờ. Một nhân viên quán bar “Jacobs Pharmacy” đã nhầm lẫn pha siro Coca-Cola với nước sô đa thay vì nước lọc bình thường như đúng công thức của Pemberton. Nhưng kỳ diệu thay, cốc Coca-Cola bị pha nhầm đó lại ngon miệng và làm sảng khoái khác thường.
Coca-Cola khi đó mới thực sự là nước giải khát, có thể phục vụ được số đông người tiêu dùng. Từ đó, quán bar này trung bình mỗi ngày pha bán được 9 đến 15 ly.
Tuy vậy cả một năm đầu tiên Pemberton chỉ mới bán được có 95 lít sirô Coca – Cola.
Bí quyết thành công
Sự thành công của ông trùm Coca-Cola Asa Candler đã để lại nhiều bài học quý giá cho các thế hệ mai sau.
Thông điệp tiếp thị dễ nhớ: Ngược với công thức chế biến của Coca-Cola vốn được cất giữ như một bí mật, các thông điệp tiếp thị của sản phẩm này luôn gần gũi và dễ nhớ đối với người tiêu dùng. Lúc đầu, thông điệp mà Candler đưa ra ở cửa hàng là “Hãy uống Coca-Cola”.
Ngày nay, trong một gia đình có nhiều thế hệ, hầu như thành viên nào cũng đều có thể nhớ vài chương trình quảng cáo của Coca-Cola. Tạo ra những thông điệp tiếp thị dễ nhớ và được lặp lại thường xuyên là một trong những bí quyết mà công ty có giá trị hàng tỷ USD này đã thực hiện từ ngày đầu mới thành lập cho đến nay.
Sáng tạo trong xây dựng nhãn hiệu: Từ cách thiết kế chai đặc thù để khách hàng chỉ cần sờ vào, không nhìn mà vẫn nhận biết được đó là chai Coca-Cola, đến các thông điệp tiếp thị thể hiện tính độc đáo và chân thật, Candler luôn nỗ lực sáng tạo để làm khách hàng nhận diện được ngay thương hiệu.
Trung thành với những giá trị ban đầu: Bằng cách giữ nguyên công thức Coke cổ điển, Candler đã xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu ở mức cao mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Phải có tầm nhìn chiến lược: Pemberton chỉ tiếp thị Coca-Cola như một loại nước uống trị chứng đau đầu, nhưng đến lượt mình, Candler đã biến nó thành một loại nước uống thông dụng. Ông muốn người tiêu dùng không chỉ uống Coca-Cola khi họ không khỏe mà xa hơn, biến nó trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống hàng ngày.
Xem các mối quan hệ là những tài sản vô hình và vô giá: Chỉ với chưa đến 2 USD để khởi nghiệp và không hề trải qua trường lớp, nhưng Candler đã trở thành một trong những doanh nhân thành đạt, nổi tiếng nhất thế giới.
Bí quyết của ông là sử dụng các mối quan hệ và những lợi thế riêng có của mình. Đối với Candler, đó là những tài sản có giá trị hơn nhiều so với những tài sản hữu hình.
Nguồn: Coca-Cola history, Quora…
Xem thêm bài liên quan
- Bất cứ khi nào cảm thấy khó khăn muốn bỏ cuộc, hãy nhớ rằng Coca-Cola chỉ bán được 25 chai trong năm đầu tiên, đừng từ bỏ!
- Triết lý ngược đời nhưng hoàn toàn đúng của tỷ phú Jack Ma : “Muốn sống đơn giản, đừng làm lãnh đạo”
- Bậc thầy mưu trí Quỷ Cốc Tử: Ở đời, chỉ 3 loại người có thể thành công và giàu có, một trong số đó là người “trông có vẻ lười biếng”