Thấy gì từ Email của tỷ phú Elon Musk vừa gửi toàn thể nhân viên Twitter: Hãy tránh làm theo các quy định đó một cách mù quáng. Đừng tuân thủ quy định. Hãy tuân thủ nguyên tắc.
1. Đừng tổ chức các cuộc họp lớn. Chỉ lãng phí thời gian và công sức
– Chúng không khuyến khích sự tranh luận
– Mọi người thường có xu hướng thận trọng hơn là cởi mở
– Không có đủ thời gian cho tất cả mọi người cùng đóng góp ý kiến
Đừng tổ chức các cuộc họp lớn trừ khi nó chắc chắn mang đến giá trị cho tất cả mọi người.
2. Các em Hãy rời ngay cuộc họp nếu bạn thấy không đóng góp gì. Nếu một cuộc họp không yêu cầu bạn:
– Nêu ý kiến
– Đóng góp giá trị
– Ra quyết định
Thì sự hiện diện của bạn là vô ích.
Rời khỏi cuộc họp không phải là bất lịch sự.
Nhưng sẽ rất bất lịch sự nếu lãng phí thời gian của người khác.
3. Đừng để ý đến cấp bậc.
Hãy trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp. Không phải thông qua người giám sát hoặc quản lý. Những người giao tiếp nhanh chóng sẽ ra những quyết định nhanh chóng. Quyết định nhanh = lợi thế cạnh tranh.
4. Hãy giao tiếp rõ ràng, đừng cố tỏ ra thông minh. Tránh dùng những thuật ngữ khó hiểu và vô nghĩa khiến cho việc trao đổi bị chậm lại.
Hãy chọn những từ:
– Súc tích
– Chính xác
– Dễ hiểu
Đừng cố tỏ ra thông minh.
5. Hãy từ bỏ những cuộc họp thường xuyên
Không có gì lãng phí thời gian của mọi người hơn điều này.
Hãy sử dụng các cuộc họp để:
– Hợp tác
– Đối diện với vấn đề
– Giải quyết các vấn đề cấp bách
Nhưng một khi vấn đề đã giải quyết xong, không cần phải tổ chức các cuộc họp thường xuyên nữa. Bạn có thể giải quyết hầu hết các vấn đề mà không cần họp.
Thay vào đó, hãy:
– Gửi một tin nhắn
– Gửi một email
– Giao tiếp thông qua phần mềm discord/slack
Đừng làm gián đoạn công việc của nhóm bạn khi không cần thiết.
6. Hãy sử dụng những hiểu biết thông thường. Nếu quy định của công ty không:
– Hợp lý
– Đóng góp cho sự phát triển
– Đúng với tình huống cụ thể của bạn
Hãy tránh làm theo các quy định đó một cách mù quáng. Đừng tuân thủ quy định. Hãy tuân thủ nguyên tắc.
Theo Chủ tịch Alpha Books, Nguyễn Cảnh Bình
Vì sao Elon Musk gửi email cho nhân viên vào 2h30 đêm trái khoáy
Trong vài tuần sau khi trở thành CEO mới của Twitter, Elon Musk đã sa thải khoảng 3.700 nhân viên. Nhưng kể từ khi mua lại công ty vào ngày 27/10, Musk vẫn chưa chính thức nói chuyện với phần lớn nhân viên ở lại Twitter.
“Bất kể hình thức giao tiếp nào về bất kỳ điều gì trung thực nên là bước đầu tiên, nhưng không ai nghe thấy điều gì cả”, một nhân viên Twitter làm việc tại New York nói với tạp chí Fast Company.
Tối 9/11, Musk quyết định sửa chữa điều này bằng cách gửi email đầu tiên đến các nhân viên của Twitter. Trong email, CEO nói về thời kỳ khó khăn của công ty và phát lệnh cấm làm việc tại nhà.
Bên cạnh nội dung không mấy vui vẻ, email gây tranh cãi khi được gửi vào lúc 2h30, khoảng thời gian mà hầu hết nhân viên của Musk đều đang ngủ say.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Musk đưa ra một thông báo quan trọng cho nhân viên của mình vào lúc nửa đêm hoặc rạng sáng. Sở thích gửi email trong giờ nghỉ của vị tỷ phú từ lâu đã bị chỉ trích là thiếu chuyên nghiệp và không phải cách giao tiếp khôn khéo với cấp dưới.
Gửi email lúc nhân viên đang ngủ
Một số nhân viên của Twitter cho biết họ nhận được email sa thải của công ty vào tối 4/11 khi đang ngủ và không thể đăng nhập nhóm làm việc trên Slack vào sáng hôm sau.
“Thức dậy mà không có quyền truy cập slack/gmail/office và máy tính xách tay bị khóa từ xa. Bị sa thải mà không có email xác nhận khi đang ngủ?”, Jaseem Abid, cựu nhân viên Twitter, chia sẻ bức xúc.
Không chỉ riêng đối với Twitter, Elon Musk cũng thích gửi email lúc nửa đêm đối với các nhân viên của mình tại Tesla.
Theo Wall Street Journal, tháng 2/2019, các nhân viên của Tesla đã nhận được thông báo về việc công ty cắt giảm nhân sự vào lúc 1h20 (theo múi giờ ở California, nơi Tesla đặt trụ sở).
Hồi tháng 6, Musk tiếp tục gửi email đến nhân viên Tesla vào giờ nghỉ ngơi, cụ thể là lúc 22h50. Nội dung email yêu cầu các nhân viên phải làm việc ít nhất 40 giờ/tuần trong văn phòng.
Giải thích về sở thích gửi email lúc nửa đêm của Musk, André Spicer, trưởng khoa và là giáo sư về hành vi tổ chức tại Trường Kinh doanh Bayes, Đại học London, nói rằng vị tỷ phủ có thể đang cố gắng gửi đi một thông điệp.
“Rõ ràng đó là biểu tượng cho thấy ông chủ luôn làm việc bất kể ngày đêm và nhân viên cũng được kỳ vọng như vậy”, Spicer nói.
Musk được mệnh danh là “CEO nghiện việc nhất thế giới” khi từng tuyên bố mình làm việc 120 giờ/tuần và chưa có một tuần nghỉ ngơi nào kể từ trận sốt rét năm 2001.
Không chỉ dừng ở việc gửi email lúc nửa đêm, vị tỷ phú này thậm chí từng bất ngờ yêu cầu toàn bộ nhân viên làm việc tại nhà máy của SpaceX họp khẩn cấp lúc 1h, theo Ars Technica.
Theo Zingnews