“Thế nào là một nhân viên trung thành?”, cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam trả lời các bạn trẻ Gen Z: “Cống hiến 100% cho công ty hiện tại. Cống hiến 200% thì trung thành gấp đôi. Chứ không phải ông làm 6 năm thì trung thành gấp đôi ông làm 3 năm”.
GenZ đối thoại với giám đốc nhân sự:
– Thưa anh giờ bọn em đang đau đầu với GenZ. Làm được mấy năm lại nhảy việc.
– Uống đi, thế có gì là xấu. Mỗi một môi trường làm việc là một trải nghiệm mới. Trẻ thì cần nhiều trải nghiệm.
– Nhưng như thế là không trung thành!
– Thế theo em, GenZ hiểu thế nào là trung thành?
– Các bạn ấy cho rằng trung thành tức là làm hết mình ạ.
– Chuẩn rồi, cống hiến 100% cho công ty hiện tại. Cống hiến 200% thì trung thành gấp đôi. Chứ không phải ông làm 6 năm thì trung thành gấp đôi ông làm 3 năm.
– Điều này thì em thấy các bạn ấy đúng. Có điều các sếp em cứ suốt ngày kêu, gõ đầu em.
– Sếp già rồi! Sếp khó chịu vì bọn trẻ láo, dám chê công ty của sếp thôi. Kệ đi.
– Thì cũng đúng thế còn gì anh. Kiếm chỗ ngon hơn, không phải chê là gì.
– Không hẳn đâu, ví dụ thế này. Năm nay em đi du lịch Paris, năm sau em lại đi Lào. Đâu phải vì Lào hơn Pháp. Em muốn tìm sự khác biệt. Các bạn ấy cũng vậy. Còn muốn tìm vấn đề thật, xem chỗ nào làm ăn kém ấy. Khéo ở đó lại nhiều ông X, ông Y quá nên mới bết bát ấy chứ.
– Hehe, có lẽ đúng như vậy thật, để em xem lại.
Thời bọn anh, cả đời chỉ biết có một công ty nên đừng lấy các anh ra làm ví dụ cho bọn trẻ nữa. Đùa chứ lúc đấy đâu có lựa chọn, mà đến lúc có lựa chọn thì chẳng ma nào nó tuyển mình nữa. Béo bở gì.
Vậy nên, trung thành là làm hết mình. GenZ chính là hiện tại của công ty. Hãy chơi đùa với các bạn ấy. Đừng căng thẳng.
Theo Cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam
Câu chuyện khởi nghiệp tuổi 50 của doanh nhân Nguyễn Thành Nam
rước khi “bén duyên” với ngành giáo dục, ông Nguyễn Thành Nam được mọi người dân biết đến là một trong 13 công thần đã sáng lập nên Tập đoàn FPT hùng mạnh và từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng bậc nhất tại doanh nghiệp này.
Năm 2011, khi tròn 50 tuổi, ông rời khỏi vị trí CEO FPT để thử sức ở lĩnh vực giáo dục, với khởi đầu là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT. Sau đó, ông khởi xướng dự án trường học FUNiX, đại học trực tuyến 3 không: không giảng đường, không thầy giáo và không sách giáo khoa vào năm 2013.
Doanh nhân Nguyễn Thành Nam là ai?
Nguyễn Thành Nam (sinh 17 tháng 8 năm 1961, quê tại Nam Định) là một doanh nhân và cũng là một tỷ phú Việt Nam, cựu Tổng Giám đốc FPT và hiện đang là Phó Chủ tịch HĐQT trường Đại học FPT. Ông có học vị tiến sĩ toán tại Liên Xô.
Ông từng là học sinh của trường THCS Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Ông còn là cựu học sinh của Khối chuyên Toán, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội khóa 11 (1976-1979). Năm 1988, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán tại trường Đại học Lomonosov, Liên Xô.
Ngày 13 tháng 9 năm 1988 sau khi ông tốt nghiệp và về nước và đã cùng với 12 người khác, đứng đầu là Trương Gia Bình, sáng lập ra tập đoàn FPT.
Từ 1988 đến 1994, ông là giám đốc dự án. Từ 1995 đến 1999, Nguyễn Thành Nam là giám đốc Trung tâm Giải pháp Phần mềm của FPT. Từ 2000 đến 2004, ông là giám đốc Trung tâm Xuất khẩu Phần mềm của FPT. Từ 2005, ông trở thành thành viên tối cao của Hội đồng quản trị của FPT, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTY Cổ phần Phần mềm FPT (FSOFT) hiện nay là CTY TNHH Phần mềm FPT (FPT Software).
Từ 13 tháng 4 năm 2009 đến 23 tháng 2 năm 2011, Nguyễn Thành Nam giữ chức Tổng giám Đốc FPT. Người kế nhiệm cho ông là Trương Đình Anh.
Hiện tại ông Nguyễn Thành Nam vẫn đang đảm nhiệm chức vụ Cố vấn Sáng tạo của Tập đoàn FPT đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT trường Đại học FPT.
Với biệt danh “Nam già”, ông còn được coi là thủ lĩnh trong những phong trào của Tập đoàn FPT đồng thời là nhân vật nổi tiếng, biểu trưng cho văn hóa STCo FPT.
Doanh nhân Nguyễn Thành Nam và hành trình đeo đuổi những cái mới
Đặt chân đến rất nhiều quốc gia trên thế giới, chứng kiến và tiếp cận với nhiều nền giáo dục đại học đại trà khủng hoảng trên toàn thế giới vì không thể tiếp bước và bắt kịp với thực tế đang thay đổi nhanh chóng, ông Nguyễn Thành Nam nhận ra rằng giáo dục luôn đòi hỏi sự sáng tạo. “Việt Nam cần tìm được con đường của mình, có thể học hỏi Ấn Độ, Philippines hay Mexico…, những quốc gia đa dạng về phương thức giáo dục”, ông chia sẻ.
“Chính vì thế, bên cạnh giáo dục truyền thống, các đại học của Việt Nam nên từng bước cập nhật mô hình mới về giáo dục trực tuyến và chúng tôi rất sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình. Triển khai giáo dục trực tuyến, chúng ta có thể có được chất lượng đào tạo đại học ở đẳng cấp quốc tế với mức học phí của các nước đang phát triển và phù hợp với khả năng chi trả của người học”, ông Nam cho hay.
Từ suy nghĩ bản lĩnh đó, dự án trường học FUNiX ra đời với mô hình không thầy giáo, không sách giáo khoa và không lớp học. Ở ngôi trường trực tuyến/online này, thay vì tới các lớp học, giảng đường, người học có thể học ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.
Học viên sẽ tự tìm kiếm học tài liệu, làm bài tập, tự đặt hỏi đáp với người hướng dẫn, tham gia các dự án, thi và làm đồ án tốt nghiệp,… Cách học này sẽ thay đổi cách suy nghĩ, tư duy của thế hệ trẻ Việt Nam, giúp họ dần hình thành bản lĩnh khác biệt để thành công trong tương lai.
Hành trình không trải hoa hồng
Với sự hậu thuẫn, tiềm lực lớn mạnh là CTY mẹ – Tập đoàn FPT, startup giáo dục này vẫn gặp vô vàn những khó khăn. Lý do vì ý tưởng phát triển quá mới và lạ.
Từ ý tưởng đến hiện thực hóa FUNiX là hành trình dài đằng đẵng hơn 2 năm, trong đó, phần nhiều thời gian giậm chân tại chỗ vì những người đứng đầu của tổ chức chưa tìm được phương thức phù hợp.
Một chuyên gia CNTT từ Mỹ đã email cho ban đào tạo, rằng FUNiX chẳng qua là một trò lừa đảo, và thách thức ông Nam trả lời trên diễn đàn.
Lấy được lòng tin từ, sự ủng hộ, cộng sự nhưng với người học, người dạy lại là bài toán khó tiếp theo. Những ngày đầu tiên đặt nền móng cho xây dựng, nhiều chuyên gia uy tín không tin tưởng vào mô hình, các khóa học mở và người hướng dẫn trực tiếp.
Phụ huynh chưa tin tưởng thực sự vì không thầy làm sao học được? Học sinh cũng chưa hiểu, chưa quen với các học mới phải chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và phải hỏi.
Không lâu sau đó, Chủ tịch Đại học FPT Lê Trường Tùng gửi FUNiX bài báo của giáo sư Richard Muller (Đại học UC Berkeley). Trong đó, giáo sư trình bày 15 nguyên tắc để có thể đánh giá của một trường đại học tương lai – đại học Internet, một trường đại học có chất lượng cao tại Mỹ và học phí của các nước thứ ba.
“Thật may mắn, 15 điểm của giáo sư Muller gần như hoàn toàn trùng với triết lý đào tạo của FUNiX. Chúng tôi tự tin là đã đi đúng đường”, ông Nam tự hào nói.
Công Nghệ Thông Tin là yếu tố sống còn
Theo ông Nam, CNTT đang tạo ra những thay đổi khổng lồ to lớn trên thế giới, thay đổi cách nhìn nhận, cách chúng ta sống, giao tiếp và làm việc. Càng ngày, chúng ta càng lên mạng nhiều hơn, càng ngày chúng ta càng có nhiều bạn bè, mối quan hệ thân thiết trên mạng hơn, và càng ngày chúng ta càng học được nhiều điều trên mạng.
CNTT cũng đã tạo ra những trường hợp, những hình thức thành công kinh ngạc trong lịch sử nhân loại. Facebook đã có hơn 1 tỷ người dùng. Alibaba đã trở thành đại siêu thị thương mại của toàn thế giới. Còn Uber đang trở thành hãng vận chuyển lớn nhất thế giới mà không cần phải sở hữu một chiếc xe nào.
CNTT còn tạo cơ hội cho hàng chục hàng ngàn bạn khác noi gương khởi nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, đóng góp cho nền kinh tế.
CNTT còn là công cụ giúp cho hàng triệu bà con nông dân, công nhân, tiểu thương và nhân dân lao động tìm kiếm thông tin, nâng cao năng suất, tăng thêm thu nhập.
CNTT mà cụ thể là Internet là kho tri thức của toàn nhân loại, là phương tiện để giúp chúng ta đạt được ý nguyện: học đi đôi với hành, học liên tục, học mọi nơi mọi chỗ.
Theo Express
Xem thêm bài liên quan
- Cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam trả lời “Thế nào là một nhân viên trung thành?”: Cống hiến 100% cho công ty, cống hiến 200% thì trung thành gấp đôi
- Sếp lớn FPT: “Nhân viên mê game nhưng doanh số 1 triệu USD hơn hẳn người chăm chỉ nhưng mang về 400.000 USD”
- Sếp lớn FPT Đỗ Cao Bảo: “Nhân viên mê game nhưng doanh số 1 triệu USD hơn hẳn người chăm chỉ nhưng mang về 400.000 USD”