Quanh việc Hán Cao Tổ Lưu Bang bàn chuyện với “binh tiên” Hàn Tín về tài năng của các tướng để lại cho đời sau bài học sâu sắc.
Trong một lần ngồi chill, Lưu Bang hỏi Hàn Tín: “Ta cầm được bao nhiêu quân?”
Hàn Tín nói: “10 vạn, ngài cầm được 10 vạn quân. Cũng không ít đâu.”
– Vậy nhà ngươi cầm được bao nhiêu quân?
– Tôi hả, tôi bao nhiêu cũng được, tôi càng nhiều quân càng tốt…
Lúc này Lưu Bang mới nổi nóng: “Vậy làm sao ta có thể quản được nhà ngươi chứ?”
Hàn Tín vội xoa dịu: “Đại vương à, tôi là người cầm quân, quân càng nhiều càng tốt. Còn ngài là người cầm tướng, tướng càng nhiều càng tốt.”
Tiếc thay cho Hàn Tín sau này khi thiên hạ thái bình lại bị quy cho tội phản nghịch và bị giết bởi người mà mình dốc lòng phụng sự. Chinh chiến ngang dọc, trăm trận trăm thắng, nhìn thấu thế sự… nhưng lại không nhìn thấu lòng người. Phải chi ngài siêng chill với Trương Lương thì ngài đã không bị chết một cách tức tưởi như vậy…
“Quân càng nhiều càng tốt”… Đúng
Nhưng “tướng càng nhiều càng tốt” thì… Sai. Tướng chỉ cần đủ, không cần đông…
Đã là tướng thì không thể nhiều được… Nếu vậy há chẳng phải nhân tài như lá mua thu rụng dưới gốc sao? Nhất định là không được…
Tác giả: Phạm Gia Trang
Lưu Bang hỏi Hàn Tín “(khanh giỏi thế), cớ sao lại bị trẫm bắt ???” Hàn Tín lẽ ra phải trả lời câu hỏi này như thế nào ???
Khi muôn việc thư thả, Lưu Bang có hỏi Hàn Tín về tài năng của các tướng và của chính … Lưu Bang và Hàn Tín. Hàn Tín nói ‘Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn quân’ còn riêng ông (Hàn Tín) thì ‘càng nhiều càng tốt’ ; Lưu Bang cả cười : ‘‘thế sao khanh lại bị trẫm bắt ???’’ Hàn Tín đã trả lời dại dột, rất dại dột ; Hàn Tín lẽ ra phải trả lời Lưu Bang như thế nào ??? Bài này đưa ra đáp án cho câu hỏi này
Giản Định đế giết hại công thần và anh hùng hào kiệt bỏ đi
Nước ta sau khi nhà Minh diệt nhà Hồ năm 1407, Giản Định đế nổi lên lập nhà Hậu Trần; Nhờ sự phò tá của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, nhà Hậu Trần có cơ hưng khởi.
Nhưng sau trận đại thắng Bồ Cô, Giản Định đế bất đồng ý kiến với Đặng Tất về việc tiến thoái: nên hay không nên thừa thắng tiến đánh Đông Quan? Vì lý do này và vì nghe lời dèm pha, Giản Định đế sai võ sĩ giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Thế là lòng người ly tán và anh hùng hào kiệt bỏ Giản Định đế mà đi.
Dẫn nhập: Hạng Vũ được xem là anh hùng, ngược lại với Lưu Bang
Từ sử sách, kể cả Sử Ký của Tư Mã Thiên, ta thấy rằng Lưu Bang xuất thân là người bình dân, là kẻ du đãng, đam mê tửu sắc, và là đại lưu manh. Với tính tình như thế, Lưu Bang giết hại công thần, thì chẳng đáng ngạc nhiên!
Ngược lại với Lưu Bang, Hạng Vũ được xem là anh hùng và Hạng Vũ không hề giết hại công thần.
Dẫn nhập: Nếu giết hại công thần thì nước nhà nghiêng ngửa!
Hiển nhiên là: Nếu giết hại công thần thì nước nhà nghiêng ngửa! nước nhà không có nhân tài giữ gìn biên cương và cai quản việc chính trị. Trường hợp nhà Hán của Lưu Bang còn tệ hại hơn vì Lưu Bang bất tài , hòan toàn nhờ vào Hàn Tín,Anh Bố, Bành Việt để đánh thành chiếm đất, chinh phục bốn phương _-còn các võ tướng cựu thần của Lưu Bang thì không có tài nguyên soái…
I) Lưu Bang Hán Cao Tổ (202-195 trTL) vẫn dùng luật nhà Tần
Lưu Bang Hán Cao Tổ xưng đế năm 202 trTL chẳng có cải cách gì, vẫn dùng luật nhà Tần. Dân chúng ít cực khổ hơn, vì Lưu Bang chém giết ít hơn vua Tần…
II) Lưu Bang Hán Cao Tổ (202-195 trTL) cố sức giết Hàn Tín, Anh Bố , Bành Việt và tru di ba họ
Sau khi diệt được Hạng Vũ và xưng đế, Lưu Bang chỉ biết chăm chăm vào một việc: giết Hàn Tín, Anh Bố , Bành Việt và tru di ba họ của 3 đại công thần này!
Người cuối cùng bị giết là Anh Bố (Năm 195 trTL), Lưu Bang chết vài tháng sau. Tức là Lưu Bang và Dân chúng chưa hề thoải mái sống đời hòa bình (hòa bình thôi, chớ chưa phải là thái bình) trong suốt thời gian làm vua của Lưu Bang.
III) Các võ tướng cựu thần của Lưu Bang (Hán Cao Tổ) đã làm loạn (!!!) vì không được phong thưởng (!!!)
Mãi đến tháng giêng, năm thứ ba nhà Hán (200), Lưu Bang mới phong Trương Lương làm Lưu Hầu, cùng được phong với bọn Tiêu Hà. Trước đó, Lưu Bang đã phong cho các cháu ruột làm vương trấn thủ nhiều nước, làm rường cột cho nghiệp đế. Hầu hết các võ tướng cựu thần của Lưu Bang vẫn không được phong thưởng và họ đã mưu làm loạn (!):
– Sử Ký (Tư Mã Thiên):
Vua ở cung Nam thành Lạc Dương, từ con đường trên gác nhìn các tướng, thấy họ cùng nhau ngồi trên bãi cát nói chuyện. Vua nói:
– Họ nói gì thế?
Lưu Hầu nói:
– Bệ hạ không biết sao? Đó là họ bàn việc làm phản đấy thôi!
Vua nói:
– Thiên hạ đã gần được yên rồi! Vì cớ gì họ lại làm phản?
(Trương) Lương nói:
– Bệ hạ vốn từ áo vải xuất thân, nhờ bọn họ mà lấy được thiên hạ. Nay bệ hạ làm thiên tử, mà người được phong lại là những người bạn cũ, hoặc người thân yêu như là Tiêu Hà, Tào Tham; còn những người bị giết lại là những người bình sinh bệ hạ thù oán. Nay quân lại tính công trạng cho rằng lấy cả thiên hạ cũng không đủ để phong cho khắp cả mọi người, bọn này sợ bệ hạ không thể phong cho tất cả, lại ngờ rằng mình sẽ bị giết vì những lỗi lầm ngày trước, cho nên họp nhau mưu làm phản đó thôi.
Vua lo lắng hỏi:
– Bây giờ làm thế nào?
– Trong số những người ngày thường bệ hạ vẫn ghét mà các quan đều biết thì ai là bị ghét hơn cả?
Nhà vua nói:
– Ung Xỉ với ta là chỗ quen biết cũ, thường làm ta khốn khổ, nhục nhã. Ta muốn giết hắn nhưng vì hắn lập được nhiều công cho nên không nỡ.
Lương nói:
– Nay mau mau phong cho Ung Xỉ trước, để tỏ cho các quan biết. Các quan thấy Ung Xỉ được phong thì người nào cũng sẽ yên tâm.
Vua bèn đặt tiệc rượu, phong Ung Xỉ làm Thập Phương Hầu, và giục gấp thừa tướng, ngự sử phải lo việc định công lao, phong đất đai. Tiệc rượu tan, các quan đều mừng rỡ nói:
– Ung Xỉ mà còn được phong hầu, thì bọn ta chẳng phải lo nữa. (!!!) =-=-=-=-=
Lời bàn:
a) Hiển nhiên là Lưu Bang không hề muốn phong thưởng công thần! Đến tháng giêng, năm thứ ba nhà Hán (200), hầu hết các võ tướng cựu thần của Lưu Bang vẫn không được phong thưởng
b) các võ tướng cựu thần này của Lưu Bang nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ được phong thưởng (Rất đúng!)
c) Để ý rằng:
Trương Lương nói ‘(các tướng) họp nhau mưu làm phản’
Lưu Bang lại nói ‘Vì cớ gì họ lại làm phản?’
Đối với Lưu Bang, họ đã làm phản. Đáng lẽ thì giết sạch, nhưng số người ‘làm phản’ đông quá , giết không nổi, Lưu Bang đành nhượng bộ
d) Trương Lương lại cứu Lưu Bang một lần nữa, với mưu kế ‘phong hầu trước cho Ung Xỉ’
IV) Lưu Bang bàn chuyện với Hàn Tín về tài năng của các tướng
Lưu Bang có bàn chuyện với Hàn Tín về tài năng của các tướng và của chính… Lưu Bang và Hàn Tín
– Sử Ký (Tư Mã Thiên):
Lúc thung dung nói chuyện với Hàn Tín về tài năng của các tướng, xem tài năng họ như thế nào, Lưu Bang hỏi ông:
Như trẫm thì có thể cầm được bao nhiêu quân?
Hàn Tín nói:
Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn.
Lưu Bang lại hỏi:
Thế còn khanh thì cầm được bao nhiêu?
Hàn Tín trả lời:
Thần thì càng nhiều càng tốt.
Lưu Bang cười nói:
Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị trẫm bắt?
Hàn Tín đáp:
Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên thần mới bị bệ hạ bắt. Vả chăng có thể nói là trời trao cho bệ hạ, chứ không phải sức người có thể làm được.
Hàn Tín đã trả lời dại dột, rất dại dột…
V) Hàn Tín trả lời dại dột: ‘ông giỏi thế này, tui giỏi thế kia’
Hàn Tín đáp:
_-Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên thần mới bị bệ hạ bắt…
Hàn Tín đã trả lời dại dột, rất dại dột , câu Hàn Tín đã trả lời có nghĩa là: ‘ông giỏi thế này, tui giỏi thế kia’. Tức là, Hàn Tín đã xem mình đồng hàng với Lưu Bang, cùng tranh việc mưu đồ đế vương với Lưu Bang! Rất dại dột!
VI) Hàn Tín trả lời dại dột: ‘nhờ trời!’
Hàn Tín đáp:
_-…Vả chăng có thể nói là trời trao cho bệ hạ, chứ không phải sức người có thể làm được…
Hàn Tín đã trả lời dại dột: ‘nhờ trời!’ trả lời dại dột như vậy thì làm Lưu Bang chột dạ! Vì Lưu Bang phải đề phòng cái lúc mà không thể nhờ vào cái may mắn ‘nhờ trời!’!
VII) Hàn Tín trả lời sai: chẳng phải tài năng!
Hàn Tín đáp:
-Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên thần mới bị bệ hạ bắt.
Hàn Tín đã trả lời sai: chẳng phải tài năng , chẳng phải tài cầm tướng! Bằng chứng là: Các võ tướng cựu thần của Lưu Bang (Hán Cao Tổ) đã làm loạn (!!!) vì không được phong thưởng; Lưu Bang đâu có tài cầm tướng, đâu có kềm chế được các võ tướng cựu thần của Lưu Bang!
VIII) Hàn Tín tuy người mưu trí, nhưng việc không thông!
Hàn Tín đã trả lời dại dột , những câu trả lời dại dột này chứng tỏ thêm rằng: Hàn Tín tuy người mưu trí, nhưng việc không thông! Đúng như Khoái Triệt đã phê bình
IX) Hàn Tín nên trả lời như sau…
Lưu Bang cả cười: ‘‘… thế sao khanh lại bị trẫm bắt???’’
Hàn Tín lẽ ra phải trả lời Lưu Bang như sau:
-Hạ thần làm tôi cho bệ hạ , nên bệ hạ muốn bắt thần lúc nào cũng đều được cả!
Tác giả Lê Anh Chi
Hán Cao Tổ tên là Lưu Bang, tên tự là Quý, tuổi Tỵ. Sinh ra trong một gia đình nông dân bình thường. Tính cách tự do tự tại, phong lưu phóng khoáng. Có sự xảo quyệt của nông dân, và cũng có sự trượng nghĩa của một bậc hào hiệp.
Sau khi khỏi binh, rất giỏi dùng người, tiếp thu ý kiến. Từ khi Lưu Bang chém rắn trắng khỏi nghĩa đến khi đăng cơ xưng vương, xảy ra rất nhiều sự kiện kịch tính và ngẫu nhiên. Ông làm Hán Vương 4 năm, xưng đế 8 năm, ốm chết, thọ 62 tuổi.
Hàn Tín (230 TCN – 196 TCN), là một danh tướng được người đời sau ca ngợi là Binh Tiên cầm quân bách chiến bách thắng, thiên hạ vô địch, thiên cổ không có người thứ hai, được Hán Cao Tổ Lưu Bang ca ngợi là “Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hoài Âm hầu.” thời Hán Sở tranh hùng.
Cùng với Trương Lương và Tiêu Hà, ông là một trong “Hán sơ tam kiệt” có công rất lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập nên triều đại nhà Hán kéo dài hơn 400 năm.
Xem thêm bài liên quan
- Từ câu chuyện Lưu Bang “hỏi xoáy” Hàn Tín: Cầm Quân càng nhiều càng tốt, nhưng Tướng chỉ cần đủ, không cần đông!
- Chuyện Lưu Bang và Hàn Tín: Cầm Quân càng nhiều càng tốt, nhưng Tướng chỉ cần đủ, không cần đông
- Từ chuyện của Lưu Bang thấy rõ Lãnh đạo giỏi hay dở hơn nhau ở chỗ: Biết cách làm nhân viên tỏa sáng!