“Tôi rất ghét chuyện con ông cháu cha. Con tôi muốn làm cũng phải từ nhỏ mà lên, chứ không thể nghiễm nhiên ngồi ngay vào vị trí cao cấp”, là nguyên tắc mà chủ tịch Hòa Phát, tỷ phú Trần Đình Long đề ra.
Tháng 2/2019, Trần Vũ Minh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong mua thành công 1,3 triệu cổ phiếu HPG để nắm giữ 0,05% cổ phần tại Hòa Phát.
Năm 2020, trong 40 ngày, kể từ 17/3 đến 24/4, ông Trần Vũ Minh đã bỏ ra khoảng 700 tỷ đồng để mua 40 triệu cổ phiếu HPG nhằm sở hữu 1,44 vốn điều lệ của Hòa Phát.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát khẳng định, “Hòa Phát không phải là công ty gia đình kiểu cha truyền, con nối”.
Cụ thể: con trai ông Long đã chi không dưới 340 tỷ đồng để mua vào 20 triệu cổ phiếu Hòa Phát trong giai đoạn 17/3-23/3; tiếp theo, anh này cũng đã chi tương đương số tiền đó để mua thêm 20 triệu cổ phiếu nữa từ 27/3 đến 24/3.
Điều đặc biệt trong thương vụ này chỉ là bởi, Trần Vũ Minh chính là con trai của ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát.
“Con tôi muốn làm cũng phải từ nhỏ mà lên, chứ không thể nghiễm nhiên ngồi ngay vào vị trí cao cấp” là nguyên tắc mà ông Long đề ra.
Bởi vậy, trước đây, Trần Vũ Minh bước chân vào Hòa Phát khi còn đang học năm thứ 3 đại học, nhưng cũng chỉ có xuất phát điểm là nhân viên. “Tôi rất ghét chuyện con ông, cháu cha. Đã đi làm tại Hòa Phát là theo đúng giờ, ăn cơm trưa như các nhân viên khác và không có bất cứ chuyện ưu tiên, ưu đãi gì cả”, ông Trần Đình Long trong một lần bàn luận về chuyện ‘cha truyền con nối’ trong doanh nghiệp Việt.
Trước đó, cô con gái của ông Long đã rời Hòa Phát sau một thời gian làm việc, bởi muốn thử sức ở lĩnh vực khác.
Ông Long cũng khẳng định, Hòa Phát không phải là công ty gia đình theo nghĩa cha truyền, con nối, dù nơi đây có nhiều thế hệ công nhân viên gắn bó.
Nỗ lực gầy dựng và lao động không mệt mỏi của “thế hệ F1” đã giúp Hòa Phát vươn lên vị trí số 1 về thị phần trong làng thép xây dựng tại Việt Nam. Ở thời điểm cách đây vài năm, ngoài chuyện lo bài bản về công tác đầu tư, sản xuất và thị trường, Hòa Phát cũng bắt đầu đặt vấn đề về vai trò của thế hệ kế tiếp.
Những người sáng lập Tập đoàn Hòa Phát ngay từ đầu đã chọn “hòa hợp” và “phát triển” để tạo ra cái tên Hòa Phát, với nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau, nhưng rạch ròi và cẩn trọng để cùng bước đi cạnh nhau dài lâu.
Với mong muốn hòa hợp cùng phát triển và phải hài hòa tất cả từ lãnh đạo, cán bộ, công – nhân viên, đối tác, các đại lý phân phối cũng cho thấy, ngay từ đầu, Hòa Phát đã không phát triển theo xu hướng công ty gia đình.
Thế hệ thứ hai của Hòa Phát vẫn là những phó giám đốc, giám đốc tại các công ty con được đào tạo bài bản và gắn bó hơn chục năm nay. Còn con trai của những thành viên lãnh đạo Hòa Phát, nếu đủ độ chín, sẽ là thế hệ thứ ba tại Hòa Phát.
Nỗ lực gầy dựng và lao động không mệt mỏi của “thế hệ F1” đã giúp Hòa Phát vươn lên vị trí số 1 về thị phần trong làng thép xây dựng tại Việt Nam.
Thế hệ kế cận Hòa Phát có thể là người nhà hoặc không, miễn là làm được việc và đưa doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho quốc gia.
Chủ tịch Hòa Phát bày tỏ tiếp: “Tôi hy vọng, khi chúng tôi không điều hành nữa, thì thế hệ sau vẫn tiếp tục phát huy vai trò hòa hợp cùng phát triển, giúp Công ty đứng vào hàng ngũ những doanh nghiệp trên thế giới có tuổi đời lên đến hàng trăm năm”.
Khi Hòa Phát đạt được những thành công ban đầu và đã có quy mô kha khá, có người nói với ông Long, phải đưa người nhà vào một số vị trí quan trọng thì mới an tâm.
Nhưng, câu trả lời của vị thuyền trưởng Hòa Phát khi đó vẫn là: “không cần như vậy”. Việc vận hành các vị trí trong Công ty theo năng lực, công việc, chứ không liên quan đến họ hàng; dựa trên tin tưởng lẫn nhau, nhưng sự rạch ròi và cẩn trọng được phát huy tối đa. Cũng bởi vậy, “nội tướng” của những lãnh đạo Hòa Phát tuyệt đối không đảm nhận bất cứ vị trí hay công việc gì tại Tập đoàn.
Nhân viên Hòa Phát đôi khi cũng không biết rằng, những đồng nghiệp đang làm công việc rất bình dị mà họ nhìn thấy hằng ngày lại là họ hàng thân thiết của các lãnh đạo cấp cao.
Không cho rằng cách đi này là hay hơn, nhưng Ban lãnh đạo Hòa Phát cũng tự tin cho rằng, sự thành công của mình ngày hôm nay chính là bởi không biến Hòa Phát thành một “tập đoàn họ hàng”.
Cổ phiếu HPG tăng hơn 50% từ đáy, vốn hóa Hòa Phát trở lại mốc 100.000 tỷ đồng
Cổ phiếu HPG của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát đã khép lại phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 11 với mức tăng 5,75% so với phiên liền trước, đạt 18.400 đồng/đơn vị. Đây cũng đánh dấu phiên tăng mạnh thứ 5 liên tiếp của cổ phiếu có giá trị niêm yết lớn nhất ngành thép.
Trong 5 phiên giao dịch gần nhất, thị giá HPG đã tăng hơn 33%. Tính rộng hơn, cổ phiếu này đã ghi nhận mức tăng gần 55% so với đáy gần nhất hồi giữa tháng 11. Tuy vậy, so với đầu năm, thị giá HPG hiện vẫn thấp hơn 49%.
Nhờ giá cổ phiếu phục hồi mạnh từ đáy, vốn hóa thị trường của Hòa Phát cũng đã lấy lại mốc trăm nghìn tỷ, hiện đạt gần 107.000 tỷ đồng. So với vùng đáy hồi giữa tháng, vốn hóa nhà sản xuất thép này đã tăng một mạch gần 40.000 tỷ đồng.
Tuy vậy, nếu so với đầu năm, mức vốn hóa hiện tại của Hòa Phát vẫn thấp hơn 110.000 tỷ và đà phục hồi mạnh trong nửa tháng qua vẫn chưa đủ giúp HPG trở lại top 10 cổ phiếu có giá trị niêm yết lớn nhất sàn HoSE.
Đi cùng đà phục hồi mạnh của thị giá cổ phiếu và vốn hóa doanh nghiệp, với việc là cổ đông lớn nhất tại Hòa Phát, giá trị tài sản ròng của ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát, cũng tăng hàng trăm triệu USD trong giai đoạn này, theo ước tính của Forbes.
Cụ thể, theo số liệu cập nhật từ tạp chí này, ông Long hiện sở hữu khối tài sản ròng 1,5 tỷ USD, tăng hơn 600 triệu USD so với giữa tháng 11, khi cổ phiếu HPG giảm sâu về vùng 12.000 đồng/đơn vị.
Hiện tại, phần lớn tài sản của ông Long vẫn đến từ hơn 1,5 tỷ cổ phiếu HPG nắm giữ trực tiếp, tương đương 26,08% vốn Hòa Phát. Với thị giá hiện tại, lượng cổ phiếu này có giá trị khoảng 27.900 tỷ đồng, tương đương 1,12 tỷ USD (theo tỷ giá quy đổi tại Vietcombank).
Nếu tính cả lượng cổ phiếu do bà Vũ Thị Hiền (vợ) cùng một số người thân trong gia đình nắm giữ, lượng cổ phiếu HPG có liên quan tới vị đại gia này hiện lên tới 2,03 tỷ đơn vị, tương đương gần 35% vốn doanh nghiệp. Với định giá hiện tại, lượng cổ phiếu này có giá trị khoảng 37.500 tỷ đồng.
Dù vậy, giá trị tài sản ròng nói trên của ông Long vẫn giảm mạnh so với mức hơn 3,2 tỷ USD mà Forbes ước tính được vào đầu năm nay.
Đà tăng mạnh của cổ phiếu HPG từ giữa tháng 11 đến nay diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam phục hồi ấn tượng từ vùng 910 điểm lên gần 1.050 điểm hiện tại.
Bên cạnh đó, cổ phiếu HPG còn nhận được dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài khi nhóm này liên tục mua ròng những phiên gần đây.
Trong một tuần gần nhất, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót ròng hơn 1.200 tỷ đồng vào HPG, trong đó bao gồm 1.500 tỷ đồng mua và chỉ ghi nhận hơn 300 tỷ đồng giá trị bán.
Nếu tính từ giữa tháng 11, các nhà đầu tư ngoại đã rót hơn 2.100 tỷ đồng vào cổ phiếu thép này, đưa HPG trở thành một trong những mã hút nguồn vốn ngoại lớn nhất giai đoạn vừa qua.
Theo Zingnews
Xem thêm bài liên quan
- “Vua thép” Trần Đình Long: Tôi rất ghét chuyện con ông cháu cha, đã đi làm tại Hòa Phát là theo đúng giờ, ăn cơm trưa như các nhân viên khác và không có bất cứ chuyện ưu tiên gì cả
- Chuyện kế nghiệp của “Vua thép” Hòa Phát Trần Đình Long: Tôi rất ghét chuyện “Con ông cháu cha, con tôi muốn làm cũng phải từ nhỏ mà lên”
- Chuyện kế nghiệp ở Hòa Phát, “Vua thép” Trần Đình Long thẳng thắn: Tôi rất ghét chuyện “Con ông cháu cha”