Một câu chuyện về bài học lợi ích vô cùng sâu sắc cho những ai muốn làm giàu của “Vua dầu mỏ” John D. Rockefeller.
Tỷ phú Rockefeller khuyên nhân viên không nên dành phần lớn thời gian (trừ lúc ngủ) để làm việc mà phải chú ý đến các khía cạnh khác của cuộc sống.
Nhắc đến tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. (8/7/1839 – 23/5/1937) là nhắc đến sự giàu có tột bậc. Ông Vua dầu mỏ này được xem là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.
Năm 16 tuổi, John D. Rockefeller bước vào thế giới kinh doanh với tư cách là một nhân viên kế toán tại Hewitt and Tuttle, một công ty môi giới nông sản ở Cleveland, Ohio. Hai năm sau, do không hài lòng về mức lương thấp, Rockefeller bỏ việc để thành lập một doanh nghiệp cũng hoạt động trong lĩnh vực này.
Không lâu sau, nó đã trở thành một trong những công ty tốt nhất ở Cleveland và tên tuổi của ông được nhiều người biết đến hơn. Chưa dừng lại ở đó, ông hợp tác với một nhà hóa học để thành lập một trong những nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Mỹ mang tên Standard Oil. Đến năm 1865, đây là công ty có lợi nhuận cao nhất toàn cầu.
Rockefeller cũng được coi là tỷ phú đầu tiên trên thế giới và người giàu nhất lcihj sử thế giới hiện đại với Giá trị tài sản ròng đạt đỉnh được ước tính là 418 tỷ đô la Mỹ (tính theo đô la năm 2019; đã điều chỉnh lạm phát) vào năm 1913.
Tài sản cá nhân của ông ước tính khoảng 900 triệu USD vào thời điểm năm 1913, gần bằng 3% GDP của Hoa Kỳ là 39,1 tỷ USD năm đó.
Tư duy làm giàu tuyệt đỉnh ẩn sau câu chuyện “3 miếng dưa hấu”
Tại sao người giàu lại giàu? Tại sao người nghèo lại nghèo? Câu chuyện “3 miếng dưa hấu” của chính John D. Rockefeller sẽ truyền cảm hứng giúp bạn thay đổi hiện trạng và thoát khỏi cảnh nghèo khó.
Có một thanh niên ở Mỹ bị ám ảnh bởi việc làm giàu và khao khát một ngày nào đó trở thành triệu phú. Thế nhưng, do không biết nên bắt đầu từ đâu nên anh suy nghĩ về vấn đề này cả ngày, kể cả lúc ngủ.
Một ngày nọ, khi đang kiếm tiền như thường lệ, anh bất ngờ xem được danh sách người giàu có lúc bấy giờ, và ánh mắt anh tập trung vào người đứng đầu bảng – Rockefeller của Công ty Dầu nhớt Mobil.
Thế rồi, anh nảy ra ý tưởng đến gặp Rockefeller để thực hiện ý tưởng “làm giàu”.
May mắn, chàng thanh niên đã có thể gặp gỡ tỷ phú Rockefeller. Đối diện với chàng trai chưa từng gặp, Rockefeller tò mò hỏi lý do đến thăm, chàng trai sốt ruột nói: “Xin chào, tôi đã ngưỡng mộ tên tuổi ông từ lâu rồi.
Hôm nay mạo muội đến đây cũng vì muốn hỏi ông cách trở thành tỷ phú, tôi thực sự muốn tiến bộ và trở thành người giống như ông”. Nghe đoạn, Rockefeller đã mời anh chàng trẻ tuổi vào nhà.
Người thanh niên vừa bước vào cửa đã bị choáng ngợp bởi nội thất xa hoa bóng loáng, anh chưa bao giờ thấy một căn nhà được trang hoàng lộng lẫy như vậy.
Trong khi chàng trai chưa hết thẫn thờ, Rockefeller nói với anh: “Hôm nay người giúp ở nhà được nghỉ phép cả rồi, tôi lại không biết thức ăn để tiếp đãi đặt ở đâu. Tuy nhiên, tôi tìm thấy một quả dưa hấu, mời cậu ăn nhé!”.
Tiếp theo, Rockefeller cắt dưa hấu thành 3 miếng với kích thước khác nhau, ông nói với chàng trai trẻ: “Trước khi ăn, tôi muốn hỏi cậu một câu: Nếu 3 miếng dưa hấu này tượng trưng cho những lợi ích khác nhau mà cậu có thể nhận được trong tương lai, cậu sẽ chọn miếng nào?”.
Người thanh niên rất nhanh nhảu, không do dự cầm miếng to nhất trong ba miếng, trong khi Rockefeller chọn miếng dưa hấu nhỏ nhất.
Họ bắt đầu ăn cùng lúc, trong khi người trẻ đó vẫn đang ăn miếng dưa hấu to, thì Rockefeller đã ăn hết miếng dưa hấu nhỏ nhất và ăn cả miếng còn trên bàn.
Lúc này, chàng thanh niên bỗng hiểu ra ẩn ý mà Rockefeller muốn truyền tải. Còn bạn, bạn có hiểu dụng ý của “Vua dầu mỏ” khi mời chàng trai ăn dưa hấu không?
Đạo lý ẩn sau câu chuyện “3 miếng dưa hấu” rất đơn giản: Trong ba miếng dưa hấu có kích thước khác nhau, đại đa số mọi người vì ham cái lợi lớn nhất trước mắt nên sẽ chọn miếng dưa hấu to nhất giống như anh thanh niên trong truyện.
Nhưng trên thực tế, hai miếng dưa hấu nhỏ của Rockefeller cộng lại còn nhiều hơn cả miếng mà chàng trai trẻ đã ăn.
Câu chuyện chưa kết thúc, sau khi họ ăn hết dưa hấu, Rockefeller đã kể cho chàng thanh niên nghe kinh nghiệm trưởng thành và tư duy làm giàu của mình: “Nếu muốn thành công, ta không phải chỉ đi tìm những lợi ích lớn nhất, mà nên học cách lựa chọn và từ bỏ những lợi ích trước mắt để nhìn nhận về lâu dài, nhằm thu được nhiều lợi ích hơn. Đây chính là con đường đi đến thành công của tôi”.
Ông tiếp: “Tại sao lại có khoảng cách giữa người nghèo và người giàu? Mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Nhưng theo tôi, những tác nhân tạo ra khoảng cách giàu nghèo bao gồm năng lực cá nhân, tư duy, tầm nhìn, sự may mắn… Và quan trọng nhất chính là tầm nhìn”.
Nguyên nhân khiến nhiều người nghèo không chỉ không thể thay đổi hiện trạng, mà còn ngày càng nghèo đi, không hẳn là do họ không làm việc chăm chỉ hay họ không biết cách đầu tư, mà vì họ chỉ tập trung vào lợi ích sinh tồn trước mắt, thích tính toán chi li những điều nhỏ nhặt.
Quả thực đó là do cuộc sống ép buộc, nhưng điều này không phải là không thể thay đổi. Trên thực tế, người giàu cũng sẽ tính toán vì lợi ích trước mắt, nhưng đồng thời, họ có tầm nhìn dài hạn, không chỉ giới hạn hạn hẹp ở hiện tại.
Khi họ thấy rằng tiến lên sẽ thu về hơn, họ có thể không do dự từ bỏ những lợi ích hiện thời. Suy cho cùng, muốn kiếm được nhiều hơn thì phải nhìn xa, sự tạm thời sẽ trở nên vô ích trong các kế hoạch lâu dài.
Nếu một người thiển cận và chỉ tập trung vào lợi ích nhất thời kiếm được tiền thì cũng sớm tiêu hết, hoặc mất trắng vào các khoản đầu tư khác. Do đó, hãy học cách nhìn nhận lâu dài, sự giàu có sẽ đến gần bạn hơn.
Theo Toutiao/Trí thức trẻ
Xem thêm bài liên quan
- Giải mã bí thuật làm giàu của “Vua dầu mỏ” John D. Rockefeller: Trước và sau này vẫn không có người nào trên thế giới giàu bằng ông!
- Giải mã bí thuật làm giàu của “Vua dầu mỏ” John D. Rockefeller: Trước và sau ông vẫn không có người nào trên thế giới giàu bằng ông!
- Tỷ phú giàu nhất mọi thời đại John D. Rockefeller: “Người làm việc cả ngày là người không kiếm được tiền”