Cornelius Vanderbilt (1794-1877) là doanh nhân, giám đốc điều hành người xây dựng nên ngành công nghiệp đường sắt, “Ông vua đường sắt” ở Mỹ, người giàu có và quyền lực nhất thế giới giữa thế kỷ 19. Ông được mệnh danh là người dẫn đường và mở đầu cho nước Mỹ bước vào một kỷ nguyên mới.
Bối cảnh
Vào nửa cuối thế kỷ 19 sau cuộc nội chiến đẫm máu năm (1861 – 1865), nước Mỹ nằm trên đống đổ nát và hoang tàn, đất nước bị suy sụp và kiệt quệ. trong khi cả thế giới đang trong giai đoạn phong kiến thì nước Mỹ lại đi ngược lại với xu hướng này.
Những người đầu tiên khai sinh ra đất nước này, mà hạt nhân là Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ George Washington (1732 – 1799).
Sau khi giành được độc lập từ thực dân Anh quyết định đưa đất nước đi theo con đường dân chủ, ông không tự lập mình làm hoàng đế giống như tất cả các quốc gia khác trên thế giới lúc này, mà ông lấy danh hiệu là tổng thống và quyết tâm đưa đất nước mà ông mới thống nhất đi theo con đường dân chủ.
Ông cũng tự đặt ra các nhiệm kỳ tổng thống, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm và sau hai nhiệm kỳ thì ông tự động từ chức để cho dân chúng bầu cử người khác lên thay thế. Điều đó đã trở thành thông lệ của đất nước này từ đó về sau.
Nhưng tới những năm 1865, sau cuộc nội chiến cả thế giới đang nhìn vào Hoa Kỳ như một sự thất bại thảm hại, khi đi ngược lại với truyền thống phong kiến cha truyền con nối từ hàng nghìn năm nay của tất cả các quốc gia khác.
Nhưng họ không nhận thấy được một điều rằng sau cơn mưa trời lại sáng, và khi ở tận cùng của nỗi đau thì cách duy nhất để vươn lên từ vực thẳm chính là chiến thắng số phận.
Bất chấp nó nghiệt ngã tới đâu, và để chiến thắng được số phận thì cần có một cuộc cách mạng, cần có những công nghệ mới và tiên tiến đi trước những quốc gia khác.
Đó là bối cảnh ra đời của những mầm mống đầu tiên để mở ra một kỷ nguyên tươi sáng mới, một kỷ nguyên phát triển rạng rỡ của đất nước này.
Và mầm mống đó lại nằm trong tay một người duy nhất không ai khác đó chính là “Cornelius Vanderbilt”.
Đầu đời
Sinh ra vào ngày 27 tháng 5 năm 1794 tại Staten Island, New York. Khi còn nhỏ ông là một người cứng đầu, cố chấp, lì lợm, háo thắng, tới mức gàn dở, ông luôn muốn giành chiến thắng trong mọi cuộc chơi.
Ông sẽ mất ăn mất ngủ và ngậm một nỗi hằn học ghê gớm nếu như có kẻ nào đó luôn dành chiến thắng trước mình.
Bỏ học năm 11 tuổi ông làm việc trên phà của cha mình ở cảng New York. Tới năm 16 tuổi ông vay 100 đô la từ mẹ mình để mua chiếc thuyền đầu tiên trong đời. Ông bắt đầu kinh doanh trở hàng hóa và hành khách trên chiếc thuyền của mình, bao nhiêu lợi nhuận dồn dập được ông đều mua thêm những chiếc thuyền mới.
Tới những năm 1830 Vanderbilt đã xây dựng nên một đế chế vận chuyển bằng thuyền lớn nhất quốc gia, ông kinh doanh theo cách hạ giá vận chuyển.
Giá luôn luôn thấp hơn đối thủ, do đó đội tàu của ông luôn đông khách, lợi nhuận trên mỗi khách hàng đều ít hơn đối thủ nhưng lượng khách của ông thì chiếm hết của đối thủ, do đó ông luôn kiếm được nhiều lợi nhuận nhất.
Thâu tóm và sáp nhập đó là cách làm đã ăn sâu bén rễ trong đầu ông, cũng giống như John D. Rockefeller ông thâu tóm tất cả các đối thủ của mình một cách tàn nhẫn và điên cuồng, hoặc là thứ đó sẽ thuộc về ông hoặc là nó sẽ vĩnh viễn biến mất trên đời này.
Tới những năm 60 khi cuộc nội chiến nổ ra, Vanderbilt đã tặng con tàu lớn nhất trong hạn đội tàu của ông cho Hải quân Liên minh.
Trong thời gian cuộc nội chiến xảy ra mọi thứ đều ảm đạm công việc kinh doanh không được thuận lợi, tất cả tiền bạc công sức đều đổ vào chiến tranh, người người đều phải tham gia vào cuộc chiến, thì chẳng còn ai có thể làm ăn thuận lợi được nữa.
Ngành đường sắt đã bắt đầu được xây dựng ở Hoa Kỳ từ những năm 1720, nhưng nó sơ sài và gần như là không sử dụng vào việc gì được.
Nó chỉ được sử dụng để chuyên chở nô lệ da đen và một vài mặt hàng có giá trị thấp ở khoảng cách ngắn. Cho tới lúc này nó vẫn chỉ là một thứ gì đó mà chẳng có ai buồn để ý tới. Trải qua những năm nội chiến nó lại càng bị phá hủy và tàn tạ hơn.
Vanderbilt lúc này đang thất vọng với công việc vận chuyển bằng tàu thuyền trên mặt nước của mình vì nó quá ảm đạm khiến cho ông nhàm chán.
Ông đang tìm một hướng đi mới, một cái gì đó mới mẻ để thay đổi. Trong một giây phút thoáng qua ông bỗng dưng nghĩ tới đường sắt, nhưng rồi lại quên đi và nghĩ về công việc hàng ngày của mình.
Tới những năm cuối của cuộc nội chiến mọi thứ dường như sụp đổ, tất cả đều mệt mỏi và đất nước thì nằm trên đống đổ nát, mọi người đều chán nản và tuyệt vọng, và tất cả đều là nạn nhân.
Xây dựng đế chế đường sắt
Năm 1864, khi đó Vanderbilt 70 tuổi và đang có khối tài sản cả tiền mặt và tàu thuyền là khoảng 30 triệu đô la (khoảng gần 10 tỷ đô ngày nay).
Ông đưa ra một quyết định mà theo tôi nghĩ là trong lịch sử nhân loại cả hàng nghìn năm chỉ có duy nhất một mình ông dám làm điều đó. Ông bán tất cả tàu thuyền của mình, và đầu tư hết tất cả những gì ông có vào đường sắt.
Điều gì đã khiến cho một ông già 70 tuổi sắp gần đất xa trời lại có một quyết định động trời đến vậy. Trong bối cảnh đất nước nằm trên đống đổ nát, đường xá và cầu cống là những nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất thế mà ông lại bán cả gia tài đi để đầu tư vào đường sắt.
Nhưng chính cái quyết định động trời tới mức gàn dở đó lại là điểm bước ngoặt để đưa Cornelius Vanderbilt trở thành một vĩ nhân trong tất cả những vĩ nhân của mọi thời đại.
Một mình ông đã vực dậy đất nước sau những năm bị chiến tranh tàn phá nặng nề, không những vực dậy ông còn đưa nước Mỹ lên thành một cường quốc giàu có và hùng mạnh nhất thế giới.
Ông mua lại các tuyến đường sắt với giá rẻ bèo, sau đó đổ tiền của vào để xây dựng, nâng cấp và tái thiết chúng. Vanderbilt nỗ lực hết mình để xây dựng các tuyến đường sắt của ông, chúng sẽ nối liền phía đông và phía tây của đất nước, trải dài qua các thành phố và vùng nông thôn, để vận chuyển hàng hóa đi khắp các vùng miền trên đất nước Hoa Kỳ.
Tháng 4 năm 1865 cuộc nội chiến kết thúc, đất nước bước vào một cuộc tái thiết toàn diện, các cây cầu, đường xá và cả những ngôi nhà nhanh chóng được mọc lên, đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển rầm rộ. Nhu cầu tất yếu cho sự tái thiết này là vận chuyển, lượng hàng hóa vận chuyển tăng cao chưa từng thấy.
Các chuyến tàu của Vanderbilt luôn luôn đầy ắp tấp nập và nhộn nhịp, khiến cho ông nhanh chóng trở thành người giàu có và quyền lực nhất đất nước. Ở tuổi 72 của cuộc đời ông được tôn vinh là ông hoàng của ngành đường sắt.
Các tuyến đường sắt đan xen khắp nước Mỹ, kết nối cả nước lại với nhau theo cách mà chỉ 15 năm trước không ai có thể tưởng tượng được, và cung cấp trên 180.000 việc làm.
Lắp đặt các tuyến đường trở thành động cơ tăng trưởng chưa từng có cho nước Mỹ. Đường sắt cho phép nền công nghiệp bùng nổ theo cách chưa từng có.
Một bước tiến khác, một điều quan trọng được dẫn đầu bởi ngành đường sắt, đó là sự cần thiết trong việc lấp đầy lỗ hổng giữa phía đông của Mississippi và phần bờ Tây.
Vanderbilt đã tự biến mình thành ông vua độc tôn của ngành đường sắt. Và lúc này ông ấy muốn thế giới biết điều đó. Ông hình dung ra một tượng đài tượng trưng cho quyền lực rộng lớn của mình.
– Công nhân sẽ bắt đầu xây dựng nhà ga kết nối ba công ty đường sắt: Harlem, Hudson, và Central.
Đó sẽ là trái tim của New York, và nó sẽ được gọi là Grand Central Depot.
Khi Vanderbilt đang hái ra tiền từ vận chuyển bằng đường sắt, thì những người khác họ có tiền và họ cũng muốn kiếm lợi nhuận muốn ăn theo để chia sẻ miếng bánh khổng lồ này. Họ bắt đầu đổ tiền vào để đầu tư kinh doanh đường sắt, khiến cho nền kinh tế Mỹ bước vào một kỷ nguyên phát triển chưa từng thấy.
Việc làm được tạo ra nhanh tới mức chóng mặt, tỉ lệ thất nghiệp gần như là không có, đường sắt nối liền cả nước lại với nhau, và hàng hóa được vận chuyển từ nơi này tới nơi khác một cách dễ dàng mà người ta chưa bao giờ có thể tưởng tượng ra.
Đây cũng là nguồn gốc của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2, trong khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được khởi nguồn từ vương quốc anh bằng việc phát minh ra máy hơi nước, cối xay gió, máy dệt…
Thì giờ đây nó đã lỗi thời và không còn là một thế mạnh nữa. Với việc phát triển nhanh chóng hệ thống đường sắt, những quốc gia phát triển mạnh ngành công nghiệp chủ chốt này như Mỹ Và Đức nhanh chóng trở thành những quốc gia dẫn đầu thế giới, về kinh tế. Và không ai khác chính Vanderbilt là hạt nhân của cuộc cách mạng này.
Nhưng cái gì rồi cũng có cái giá của nó, sau một thời gian dài phát triển quá nhanh và mạnh mẽ thì cũng tới lúc đường sắt bị bão hòa. Các công ty đường sắt mọc lên như nấm ở khắp nơi, nhiều tới mức vượt quá cả khả năng hàng hóa có thể cung cấp nhiều lần.
Từ lúc chia sẻ lãnh thổ và khách hàng cho nhau do nhu cần vận chuyển quá lớn tới đầu những năm 1970 họ cạnh tranh nhau quyết liệt, giành giật và đấu đá lẫn nhau để dành quyền vận chuyển hàng hóa.
Chicago là thành phố phát triển nhanh nhất nước Mỹ. Tuyến đường nối Chicago với New York là tuyến đường nhộn nhịp nhất và giá trị nhất thế giới. Và nó không thuộc về Vanderbilt. Để hoàn thiện đế chế của mình, ông ta cần giành quyền kiểm soát Erie Line.
Vanderbilt có lợi thế là hàng triệu triệu đô-la. Túi tiền không đáy. Tiền vô hạn luôn là một lợi thế khi bạn cố giành quyền kiểm soát một tổ chức. Vanderbilt chỉ thị cho các đại diện của ông ta mua càng nhiều cổ phiếu càng tốt.
– Mua Erie! Mua Erie! …yêu cầu kiểm soát công ty vào cuối tuần. – Mua Erie giá 45!
Đó là một nước đi cổ điển của Vanderbilt mà ông ta là người tiên phong– ngày nay được biết đến với cái tên “thu mua cưỡng bức”. – Erie mua với giá, 50!
Nhưng nỗ lực của ông ta bị cản trở bởi một ý tưởng thậm chí còn tài tình hơn được xào nấu bởi 2 con người vô danh: Jay Gould và Jim Fisk.
Sau nhiều năm quan sát Vanderbilt thống trị, họ háo hức xậy dựng đế chế của mình. Họ nhận ra kế hoạch của Vanderbilt mua lại các tuyến đường sắt, và nhận thấy cơ hội mà họ đang chờ đợi.
Gould và Fisk bắt đầu in những cổ phiếu mới, sử dụng máy in mà họ đặt ở tầng hầm của văn phòng Erie. Mỗi cổ phiếu mà họ in ra làm giảm đi tỉ lệ cổ phần của Vanderbilt trong công ty, và họ in hơn một trăm ngàn cổ phiếu. Có một vài điều khoản trong điều lệ công ty Erie, cho phép ban giám đốc in thêm cổ phiếu mà không cần thông báo cho cổ đông.
Và như vậy, Vanderbilt mua càng nhiều cổ phiếu, ông ta càng phải mua nhiều hơn để chiếm đa số. Kế hoạch đó được biết tới với cái tên “nước chảy đá mòn”. Ngày nay thì đây là việc làm bất hợp pháp, nhưng ở thời điểm đó, nó chưa bao giờ được nghĩ tới. Đơn giản đó là thiên tài.
Và ở phố Wall chưa từng có điều tương tự. Có duy nhất một nguyên tắc: đó là không có nguyên tắc nào. Dù dùng cách gì để đẩy đối thủ ra khỏi cuộc chơi, họ cũng sẽ làm. Không biết điều đó, Vanderbilt tiếp tục mua vào.
Vanderbilt đã mua 7 triệu đô-la cổ phiếu được in bởi Gould và Fisk. Ngày nay, số tiền đó tương đương 1 tỷ đô-la.
Đường sắt kết nối nhiều vùng rộng lớn của đất nước. Kiểm soát chúng đồng nghĩa với sức mạnh mà chỉ 5 năm năm trước không ai tượng tượng ra được. Rất nhiều người đã đặt cược. Tôi cho là có những người trong thế hệ của họ có cái nhìn vượt khỏi thời điểm của họ.
Vanderbilt sở hữu chiều dài đường sắt hơn bất kỳ ai trên thế giới. Nhưng giống như những người quyền lực khác, ông ta phải đối mặt với những thử thách về lòng kiên trì. Cạnh tranh là một điều rất tích cực.
Con người không biết điều đó tích cực đến mức nào. Và thỉnh thoảng, bạn thậm chí không nghe về nó, bởi vì những gì diễn ra sau lưng bạn không phải là một bức tranh đẹp.
Trên đỉnh cao quyền lực, Vanderbilt bị chơi xỏ bởi một cặp đôi vô danh. Jay Gould và Jim Fisk đã gạt của Vanderbilt hàng triệu đô-la. Và họ muốn thế giới biết về điều đó.
“Cảm ơn, đừng bận tâm tới tôi. Bây giờ, những điều Vanderbilt muốn làm không còn là điều bí mật nữa. Ông ta sở hữu nhiều đường sắt hơn bất kỳ ai. Nhưng Gould và tôi, đã giáng một đòn vào một ông già bé nhỏ. Bây giờ, có thể ông ta giàu có, đúng thế, có thể ông ta quyền lực, nhưng phải có ai đó đứng dậy chống lại lão già đó.”
Đây là một thất bại nhục nhã đối với Vanderbilt, con người có tính chiến đấu mãnh liệt, người muốn chiến thắng tất cả mọi thứ, và với ông, tiền là điều đặc biệt quan trọng.
Nhưng giờ đây, ông ta bị đánh bại, và bị sỉ nhục công khai bởi Gould và Fisk. Gould và Fisk có thể đang ở trên đỉnh của thế giới, nhưng họ đã đánh thức con sư tử đang say ngủ. Vanderbilt thề không bao giờ bị đánh bại thêm 1 lần nữa.
Họ không nghĩ đến chuyện tiền nong. Họ chỉ để tâm tới chiến thắng. Bây giờ, tất nhiên, nếu bạn chiến thắng một vụ lớn, tiền bạc sẽ chạy theo bạn, nhưng đó không phải chủ đích của bạn. Chủ đích của bạn là chiến thắng.
Chiến thắng, chiến thắng, chiến thắng. Mọi lúc. Không phải thỉnh thoảng. Mà là mọi lúc.
Vanderbilt ngay lập tức bắt đầu tìm một lưỡi dao mới. Ông ta nhận ra rằng đường sắt đã bão hòa, và tương lai của nền công nghiệp không phải là xây dựng các tuyến đường sắt mới, mà là vận chuyển loại hàng hóa mới.
Sáng kiến không phải lúc nào cũng là phát minh lớn. Sáng kiến là những thứ kiên định. Và nếu công ty bạn không đổi mới làm việc hàng ngày để tìm ra những đổi mới, tức là bạn chưa sở hữu một công ty. Bạn sẽ chết ngay từ trong trứng nước.
Nếu Vanderbilt có thể lũng đoạn thị trường bởi nguồn hàng mới, thứ mà có thể tiếp tục làm đầy các chuyến tàu của ông ta, ông ta sẽ có thể kiểm soát ngành công nghiệp đường sắt. Và Vanderbilt biết phải tìm nó ở đâu.
Ông đang cần một ngành công nghiệp mới non trẻ và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai để có thể cung cấp hàng hóa cho những chuyến tàu khổng lồ của ông.
Vanderbilt để ý tới một ngành đang có tiềm năng rất lớn đó là dầu lửa, và ông biết một người có thể nằm trong kế hoạch của ông, đó là John D. Rockefeller một chàng trai trẻ đầy tham vọng nhưng đang trên bờ vực phá sản.
Ông mời John D. Rockefeller tới gặp mình ở New York sau cuộc gặp một thỏa thuận độc quyền giữa hai người được ký kết.
Tuy nhiên John D. Rockefeller là một người tham vọng tàn nhẫn và táo bạo hơn bất cứ người nào khác. Ông ta nhanh chóng sản xuất dầu quá mức mà Vanderbilt có thể vận chuyển.
Nhưng ông ta còn lật lọng tới mức, cung cấp dầu của mình cho đối thủ chính của Vanderbilt là thầy trò nhà Thomas Scott và Andrew Carnegie để họ cạnh tranh đối đầu trực tiếp với Vanderbilt.
Tới lúc này không còn cách nào khác Vanderbilt đành bắt tay với đối thủ của ông để nâng giá vận chuyển dầu của Rockefeller, khiến cho Rockefeller phải điêu đứng.
Nhưng khi Rockefeller tìm ra cách vận chuyển dầu mới bằng các đường ống lớn dưới lòng đất, và không cần tới đường sắt nữa thì ngành đường sắt ngay lập tức rơi vào khủng hoảng. Dầu của Rockefeller chiếm hơn 40% lượng hàng hóa vận chuyển của tất cả các công ty đường sắt.
Vào năm 1973 mọi thứ trở nên hỗn loạn ở khắp nơi chứng khoán của các công ty đường sắt mất giá khủng khiếp và chẳng bao lâu nó sẽ trở thành một đống giấy lộn. Khoảng 1/3 công ty đường sắt đóng cửa trong một thời gian ngắn. Gây ra một cuộc khủng hoảng toàn diện và lớn nhất từ lúc mà nước Mỹ được khai sinh.
Những năm tháng sau đó là những năm ảm đạm công nhân mất việc họ không biết làm gì và phải đi về đâu. Họ kéo nhau về các thành phố lớn để tìm việc.
Và hình như chỉ có một người duy nhất được lợi đó là Rockefeller ông ta đang gấp rút mua lại các công ty khác để sáp nhập vào công ty của mình hoặc đóng cửa chúng mãi mãi.
Trong khi cuộc khủng hoảng đang ở lúc đỉnh điểm nhất trước khi kết thúc thì Cornelius Vanderbilt qua đời ngày 4 tháng 1 năm 1877 ở tuổi 82.
Kết thúc một cuộc đời đầy thăng trầm, ông luôn chiến đấu không mệt mỏi, không ngừng nghỉ và luôn dành chiến thắng bằng mọi giá nhưng về cuối đời lại bị thất bại nặng nề đau đớn và có phần nhục nhã dưới tay của Rockefeller người được ông lôi lên từ vực thẳm.
Thực ra có thể nói rằng ông không bị đánh bại bởi Rockefeller. Mà ông thất bại trước quy luật phát triển của tạo hóa, mọi thứ luôn phát triển và dầu lửa là một ngành non trẻ, có tiềm năng lớn sớm muộn gì nó cũng sẽ thay thế đường sắt, cũng giống như về sau này điện sẽ thay thế cho dầu để thắp sáng các ngôi nhà.
Con đường dẫn đến mất cả gia sản
Ông Vanderbilt khởi đầu việc kinh doanh vận chuyển hàng hóa của mình bằng cách mua một chiếc thuyền chở khách, từ đó tạo dựng thành một đội thuyền chở khách nhỏ. Cuối cùng, ông chuyển sang ngành kinh doanh bằng tàu hơi nước.
Và sau khi tạo dựng được một gia tài nhỏ trong ngành vận chuyển ở độ tuổi 50, ông chuyển hướng sang xây dựng một đế chế trong ngành đường sắt rồi tập trung vào nó cho tới lúc qua đời.
Vanderbilt có một tài năng kinh doanh thiên bẩm với khả năng xử lý tiền bạc, cạnh tranh, chi phí, doanh thu, hợp đồng và các mối quan hệ với mọi người đến từ mọi tầng lớp.
Ông là người có lòng tin mạnh mẽ vào sự tốt đẹp từ cạnh tranh tự do và không bị kiểm soát mang lại, và cho rằng Chính phủ nên đóng vai trò tối thiểu trong vấn đề thương mại.
Toàn bộ cuộc đời kinh doanh của ông Vanderbilt được tạo dựng và vận hành xoay quanh những niềm tin này.
Chẳng hạn như, khi ông bước vào lĩnh vực vận chuyển bằng tàu, ngành này lúc ấy bị chi phối bởi những công ty được độc quyền khai thác một số tuyến nhất định.
Vanderbilt cạnh tranh với họ bằng cách cắt giảm chi phí, hạ giá vé xuống mức gần như cho không, đồng thời cho đóng những con tàu có tốc độ nhanh hơn. Gần như lúc nào ông cũng thắng, khiến vô số doanh nghiệp thời đó bị phá sản hoặc rơi vào tay ông.
Các đối thủ của ông chỉ đơn giản là không thể theo kịp. Và ông đã mang lối suy nghĩ ấy vào ngành đường sắt.
Sau khi Vanderbilt mất vào năm 1877, con trai ông là William tiếp quản danh mục đầu tư. Và khá khó tin là ông William đã làm tăng tài sản của gia đình Vanderbilt lên thành gấp đôi: 200 triệu USD, trước khi mất vào năm 1885.
Và rồi sự lụn bại bắt đầu xảy ra….
Gia đình William thừa kế tài sản của dòng họ Vanderbilt và bắt đầu phung phí nó. Họ theo đuổi một lối sống mà người ông của mình chưa bao giờ dám nghĩ đến.
Họ xây những ngôi nhà hoành tráng ở các địa điểm mà giới giàu có và nổi tiếng thường xuyên lui tới, trong đó có 10 ngôi nhà lộng lẫy ở Manhattan. Các nơi này đều dành cho chơi bời, hay dự án phù phiếm để thỏa mãn những cái tôi.
30 năm sau cái chết của Vanderbilt, không thành viên nào trong gia đình Vanderbilt được lọt vào danh sách những người giàu nhất ở Mỹ. Và trong 50 năm sau khi ông qua đời, gia tài của gia đình này hoàn toàn tan thành mây khói.
Tuy vậy, khi nhìn lại cuộc đời của Vanderbilt, giới chuyên gia cho rằng ông có thể là nhà tư bản vĩ đại nhất trên hành tinh này, nhưng không phải là một nhà đầu tư vĩ đại.
Vâng, có thể bạn cho rằng đó là do các thế hệ sau này phá nát gia sản của ông, nhưng về cơ bản, chính Vanderbilt đã đặt nền tảng cho sự xuống dốc này.
Vanderbilt phạm sai lầm ở đâu?
Thứ nhất, thực tế là tất cả tài sản của ông chỉ gắn với các cổ phiếu vận tải và đường sắt. Ông đã không đa dạng hóa sang những ngành nghề hay các công ty khác.
Chiến lược này có hiệu quả đối với bản thân ông vì ông gắn bó mật thiết tới việc quản lý và điều hành những công ty này.
Tuy nhiên, về sau, các công ty này lại được người khác quản lý và kiểm soát. Và như chúng ta được biết, đặt cược tất cả tài sản của mình vào một hoặc hai ngành nghề có thể làm tiêu tan cả danh mục đầu tư nếu thảm họa xảy ra.
Đồng thời, khi toàn bộ gia tài nằm hết trong những cổ phiếu có thể được bán ngay thì quá dễ dẫn đến tình trạng là những người thừa kế sẽ nói rằng: “Tôi muốn xây ngôi nhà lớn này cho mình, hôm nay chúng ta hãy bán một ít cổ phiếu”.
Đây là phần rất quan trọng trong sự tiêu tan gia tài nhà Vanderbilt. Có toàn bộ tài sản nằm trong cổ phiếu cho phép những người sở hữu thiếu kỷ luật phản ứng tùy hứng với những ý tưởng chợt nảy ra và áp lực ngắn hạn.
Có một hỗn hợp tài sản, mà có lẽ không thể được bán chỉ sau một cú điện thoại với người môi giới, có thể bảo vệ người sở hữu trước những cám dỗ ngắn hạn và các ý tưởng chợt nảy ra.
Sai lầm lớn thứ hai trong danh mục đầu tư của Vanderbilt là nắm giữ rất ít tài sản “cứng”. Danh mục không bao gồm nhiều đất đai hay bất động sản và ông cũng không sở hữu những tài sản đầu tư, mỏ khoáng sản hay mảnh đất nông trại lớn nào.
Vâng, Vanderbilt đã xây cho mình một ngôi nhà xinh xắn, cũng như có một số văn phòng và một số không gian thương mại cho các doanh nghiệp của mình, nhưng ông chưa bao giờ đầu tư vào mảng tăng trưởng đô thị ngoạn mục nhất thế kỷ.
Khi đó ông quản lý các doanh nghiệp ở trung tâm tài chính của nước Mỹ, một thành phố đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, nhưng lại chưa bao giờ mua đất ở New York để phát triển thành các toà nhà thương mại.
Ông yêu thích cổ tức nhưng đã không thấy được dòng tiền sẽ đến từ việc đầu tư vào thị trường bất động sản đang phát triển rất nhanh của New York.
Hãy nghĩ về những gì mà tài sản gia đình Vanderbilt đã có thể có được nếu trước đó ông chỉ cần bỏ 20% lợi nhuận kiếm được từ ngành vận tải bằng tàu và đường sắt vào đất đai và các tòa nhà mà giờ đây đã trở thành trung tâm tài chính toàn cầu hàng đầu.
Và một điều lợi nữa của bất động sản là tính thanh khoản của nó kém hơn. Cổ phiếu thì dễ bán nhưng đổi chủ môt tòa nhà văn phòng thì khó hơn nhiều.
Tính thanh khoản thấp hơn có thể đã giúp ngăn cho gia tài Vanderbilt không bị tiêu tan nhanh chóng, đơn giản là vì sẽ tốn nhiều thời gian và khó bán tài sản hơn.
Mọi chuyện có thể đã diễn ra như thế nào?
Vanderbilt không phải là gia tộc duy nhất phất lên nhanh chóng trong thế kỷ 19. Hai gia tộc khác cũng đã tạo dựng được gia sản khổng lồ trong thời này. Và cả hai gia tộc đó vẫn còn thịnh vượng suốt 150 năm sau.
Đó là gia tộc Jardine (đồng sáng lập của tập đoàn Jardine Matheson có trụ sở ở Hồng Kông), và gia tộc Swire (sáng lập ra Tập đoàn Swire ở Luân Đôn).
Cả hai công ty gia đình này đã bắt đầu trong các ngành kinh doanh tập trung – nhưng đã đa dạng hóa sang nhiều ngành kinh doanh khác. Jardine bắt đầu bán vải vóc, trà và lụa.
Ngày nay, công ty này có mặt trong lĩnh vực buôn bán xe, đầu tư và phát triển bất động sản, bán lẻ thực phẩm, đồ đạc trong nhà, khách sạn hạng sang, và nhiều thứ khác.
Trong khi đó, gia tộc Swire bắt đầu từ việc ngành dệt may. Ngày nay, họ có mặt trong bất động sản, hàng không, thức uống, thực phẩm, dịch vụ hàng hải, giao dịch, và các ngành công nghiệp khác.
Bất động sản cũng trở thành một ngành kinh doanh cốt lõi của cả hai công ty trên. Cả hai đều đầu tư vào Hồng Kông khi nơi này còn khá thô sơ. Ngày nay, thành phố này sánh ngang với cả New York.
Các gia đình này đã làm hai điều mà gia tộc Vanderbilt không thực hiện. Và ngày nay, nhiều thế hệ sau này, cả hai gia tộc này vẫn nắm trong tay hàng tỷ USD.
Nguồn: Tổng hợp và biên soan
Xem thêm bài liên quan
- Câu chuyện kinh doanh: Làm cách nào bán được cái áo cũ rách với giá cao ngất ngưởng? – Bạn bán hàng gì không quan trọng, quan trọng là bạn bán như thế nào
- Vì sao các tỷ phú thường cắm xe ở ngân hàng chỉ để vay vài đồng bạc lẻ?
- Bài diễn thuyết gây tranh cãi của Tỷ phú Lý Gia Thành: Làm công là cách đầu tư ngu ngốc nhất