Ông “vua xa xỉ” Bernard Arnault, Chủ tịch tập đoàn LVMH, mới đây đã trở thành người châu Âu đầu tiên đứng đầu danh sách người giàu nhất thế giới.
Ngày 13/12, bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index ước tính ông Arnault hiện sở hữu khối tài sản trị giá 171 tỷ USD trong khi CEO Tesla Elon Musk sở hữu khối tài sản 164 tỷ USD.
Vào tuần trước, ông Arnault cũng từng có thời điểm vượt qua ông Musk để giành vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng Real Time Billionaires của Forbes.
Theo Bloomberg Billionaires Index, giá trị tài sản ròng của ông Musk sụt giảm 107 tỷ USD trong năm nay, trong khi ông Arnault chỉ mất 7 tỷ USD. Sự khác biệt này là do biến động giá trị cổ phiếu của các công ty do 2 tỷ phú sở hữu cổ phần.
Cổ phiếu của Tesla sụt giảm 54% giá trị trong năm nay trong khi cổ phiếu của LVMH khá ổn định nhờ doanh thu tăng mạnh tại Mỹ và châu Âu. Thị trường xa xỉ phẩm đã ổn định dù nhiều quốc gia xảy ra tình trạng lạm phát khiến một bộ phận khách hàng phải thay đổi thói quen mua sắm.
Ông Arnault sinh ra tại thành phố Roubaix, miền bắc nước Pháp năm 1949. Ông tốt nghiệp Đại học kỹ thuật École Polytechnique tại Paris và bắt đầu sự nghiệp tại công ty xây dựng Ferret-Savinel thuộc sở hữu của gia đình. Đến năm 1978, ông trở thành chủ tịch công ty sau quá trình thăng tiến nhanh chóng.
Ông Arnault bắt đầu kinh doanh hàng xa xỉ sau khi nắm được thông tin Chính phủ Pháp đang tìm nhà đầu tư mới vào tập đoàn dệt may đã phá sản Boussac Saint-Freres – đơn vị sở hữu thương hiệu Christian Dior.
Ông Arnault đã tiếp quản tập đoàn và chèo lái công ty từ chỗ phá sản thành doanh nghiệp lợi nhuận, tập trung vào chiến lược phát triển công ty xa xỉ phẩm hàng đầu thế giới.
Năm 1989, ông Arnault mua cổ phần của LVMH và giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của công ty từ đó đến nay.
Trong 3 thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của ông Arnault, tập đoàn LVMH đã trở thành hãng xa xỉ phẩm hàng đầu thế giới, với 75 thương hiệu thuộc nhiều lĩnh vực như rượu vang, thời trang, đồ da, nước hoa, mỹ phẩm, đồng hồ, trang sức, du lịch hạng sang, khách sạn.
Dù đã nắm giữ danh hiệu người giàu nhất châu Âu trong thời gian dài, tỷ phú 73 tuổi có đời sống khá kín tiếng khi hạn chế xuất hiện trước công chúng và hạn chế hoạt động trên mạng xã hội.
Vào tháng 10, chia sẻ trên kênh radio Radio Classique thuộc sở hữu của tập đoàn LVMH, ông Arnault thông báo tập đoàn đã bán máy bay riêng sau khi một số tài khoản Twitter theo dõi máy bay riêng của các tỷ phú lên án ảnh hưởng tới môi trường của việc sử dụng phi cơ riêng.
“Tập đoàn có máy bay riêng nhưng chúng tôi đã bán. Giờ không ai có thể theo dõi tôi đang đi đâu vì tôi sẽ thuê máy bay”, ông Arnault nói.
Ông Arnault thực hiện công tác thiện nguyện chủ yếu thông qua tập đoàn LVMH.
Tập đoàn từng bảo trợ cho một số chiến dịch về văn hóa, nghệ thuật và quyên góp 212 triệu USD để giúp khôi phục nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ hỏa hoạn năm 2019. Ông Arnault có 5 người con, tất cả đều làm việc tại LVMH hoặc các thương hiệu con của tập đoàn.
Chiến lược thành công của Bernard Arnault: Có một tầm nhìn dài hạn
Bước ngoặt của Bernard Arnault đến vào năm 1984, khi ông bắt đầu tiến thân vào làng thời trang. Ông mua lại công ty dệt may Boussa, bắt đầu bành trướng vào ngành kinh doanh vải vóc và cái đẹp.
Tiếp theo đó, vào năm 1993, công ty này mua lại thương hiệu đồ da nổi tiếng Berluti và nhãn hàng nổi tiếng Kenzo; và sau đó liên tiếp là Sephora, Givenchy, Emilio Pucci và một loạt các cái tên đình đám khác trong ngành chế tác trang sức, kim hoàn như Bvlgari, De Beers và TAG Heur.
Mỗi bước đi của Bernard Arnault đều dấn sâu hơn vào làng thời trang thế giới. Ông luôn vững tin vào tôn chỉ của mình khi chuyên tâm phát triển ngành công nghiệp thời trang thế giới.
Có nhiều thời điểm, ngành thời trang thế giới rơi vào khủng hoảng dài hạn, đặc biệt là trong giai đoạn 2013 – 2015, khi mà nhiều thương hiệu thời trang bị rơi vào thế khó giữa bài toàn doanh số lẫn phong cách riêng của nhà mốt.
Tuy nhiên đường lối của Bernard đã không thay đổi kể từ năm 1989, khi ông trở thành ông chủ của LVMH.
Quyết định chuyển đổi kinh doanh sang mặt hàng thời trang xa xỉ là một sự mạo hiểm vào thời điểm năm 1989, khi mà lãnh vực mà ông nhảy vào vừa xa lạ, lại lớn hơn quy mô lại lớn hơn rất nhiều so với những gì gia đình Bernard xây dựng được trong thời điểm đó.
Nhưng con mắt nhìn dài hạ của Bernard đã chứng minh rằng ông đã thành công với khối tài sản lên tới 72 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
Một câu trả lời phỏng vấn của Bernard từng giải thích rõ con đường mà ông chọn khi nói về Louis Vuitton: “Tôi không quan tâm tới việc nó sẽ ra sao trong 6 tháng tới. Tôi kỳ vọng rằng nó sẽ giữ được vị thế của mình trong vòng 10 năm tới.”
Bí quyết thành công của Bernard: Gia đình là số một!
Bernard Arnault cho biết ông là người được sinh ra để làm kinh doanh. “Trong suốt cả cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ nghĩ bản thân sẽ làm thứ gì khác cả.” – Bernard đã từng nói như vậy.
Bản thân ông cũng đã tiếp quản công việc kinh doanh mà người cha để lại từ năm 25 tuổi, đồng thời những gì mà cha của ông để lại đã trở thành một phần vững chắc cho đế chế LVMH ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra mối quan hệ giữa Bernard và các con cũng rất tốt đẹp. Marie Josee Kravis, một thành viên trong hội đồng quản trị LVMH từng nói rằng ông thực sự rất ấn tượng về sự thân thiết và gắn kết giữa Bernard và con cái.
“Gia đình rất có ý nghĩa với ông ấy. Bernard luôn dành thời trang cho con cái, điều mà rất nhiều người thường đã bỏ qua”. Có lẽ cũng do đó mà Antoine Arnault, con trai tỷ phú người Pháp cũng rất thông cảm cho thói tham công tiếc việc của bố.
Ông kể về bố mình như một nhân vật thường đến văn phòng rất sớm vào mỗi buổi sáng và luôn ra về muộn nhất. Để nói về ông bố của mình, Antoine luôn dùng những lời tán dương có cánh.
“Với tôi, điều đáng nể nhất của bố là có thể tiếp cận được với những người tài giỏi và đưa họ vào bộ máy của mình. Vấn đề không nằm ở việc tạo lợi nhuận, tăng doanh thu haymở rộng quy mô; đó là điều tất yếu. Điều giỏi nhất ở bố tôi, đó là thu hút được những người giỏi nhất làm cho mình.” – Antoine Arnault tự hào nói về ông Bernard, bố của mình.
Bernard Arnault (sinh ngày 5 tháng 3 năm 1949) là một ông trùm kinh doanh, một nhà đầu tư và nhà sưu tầm nghệ thuật người Pháp. Arnault là chủ tịch và giám đốc điều hành (CEO) của LVMH, công ty hàng xa xỉ lớn nhất thế giới.
Bernard Arnault bắt đầu sự nghiệp của mình từ khi ra nhập công ty của cha mình vào năm 1971. Với tầm nhìn chiến lược và tài năng kinh doanh tài ba, ông đã đưa công ty phát triển vượt bậc trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng. Ông trở thành CEO của công ty vào năm 1977 và đến năm 1979, ông kế nhiệm cha mình trở thành chủ tịch công ty.
Năm 1981, với nhiều biến cố trong xã hội pháp lúc bấy giờ, Bernard Arnault cùng gia đình chuyển đến Mỹ sinh sống. Ông bắt đầu lại công việc kinh doanh của mình và kiếm được một khoản lợi nhuận rất lớn. Đến năm 1983, khi môi trường kinh doanh trong nước trở lại ổn định, Bernard Arnault quyết định quay về Pháp.
Sau khi về Pháp, ông mua lại nhiều doanh nghiệp lớn, trong đó có Boussac Saint-Frères và Financière Agache. Đến năm 1985, ông chính thức trở thành CEO của thương hiệu thời trang Christian Dior.
Năm 1988, ông đầu tư 1,5 tỷ USD vào tập đoàn LVMH. Đến năm 1989, ông nắm tới 43,5% cổ phần LVMH và trở thành chủ tịch công ty. Dưới sự lãnh đạo của Bernard Arnault, LVMH đã phát triển một cách thần tốc trở thành một trong những tập đoàn giá trị nhất toàn cầu, sở hữu nhiều thương hiệu xa xỉ như: Dior, Celine, Marc Jacobs, Fendi, Louis Vuitton, TAG Heuer, Hublot, Bvlgari, Tiffany…
Với sự nghiệp kinh doanh lẫy lừng và khối tài sản đồ sộ, Bernard Arnault đã lọt vào Top 10 người giàu nhất thế giới vào năm 2005.
Theo CNBC/Báo giao thông, tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Ông trùm Bernard Arnault của đế chế đồ hiệu LVMH bỏ xa Elon Musk trên bảng xếp hạng tỷ phú tới 30 tỷ USD
- Cuộc chiến thừa kế giữa 5 người con tài giỏi trong gia tộc người giàu nhất thế giới Bernard Arnault
- Bí quyết làm nên thành công của Bernard Arnault – “Ông trùm xa xỉ” vừa đoạt ngôi giàu nhất thế giới từ Elon Musk