Theo nghiên cứu mới của công ty tuyển dụng Anh là Aaron Wallis cứ 10 tỷ phú giàu nhất thế giới có 1 người xuất thân từ nghề sales, cứ 10 lãnh đạo công ty có hơn 8 ông đi lên từ bán hàng.
Báo cáo của Aaron Wallis chỉ ra rằng 10% trong số 100 tỷ phú được nghiên cứu xuất phát điểm làm sales trong lĩnh vực hàng hóa dịch vụ.
Một nghiên cứu mới của công ty tuyển dụng Anh là Aaron Wallis về xuất phát điểm nghề nghiệp của 100 tỷ phú giàu có nhất thế giới cho thấy nhiều tỷ phú xuất phát điểm làm nghề sales hơn bất kỳ ngành nghề nào khác.
Cụ thể, báo cáo của Aaron Wallis chỉ ra rằng 10% trong số 100 tỷ phú được nghiên cứu xuất phát điểm là nhân viên bán hàng trong lĩnh vực hàng hóa dịch vụ.
“Có vẻ như những người vốn quen thuộc với những thỏa thuận kinh doanh khi mới bắt đầu sự nghiệp sẽ có lợi thế để sau này tiếp tục thực hiện thành công những thương vụ lên tới hàng triệu, hàng tỷ đô của họ sau này”, báo cáo nêu kết luận.
“Điều này hoàn toàn đúng với câu chuyện của tỷ phú George Soros – người giàu thứ 29 trên thế giới.
Ông bắt đầu sự nghiệp của mình là nhân viên bán hàng cho một hãng bán lẻ quà tặng và đồ chơi trước khi tạo lập nên khối tái sản khổng lồ của ông như một nhà môi giới.
Điều tương tự cũng đúng với Michael Dell – người ban đầu làm nhân viên bán hàng qua điện thoại cho một tờ báo trước khi tạo nên khối tài sản nhờ thành lập nên đế chế máy tính Dell”.
Xuất phát điểm nghề nghiệp phổ biến thứ 2 của các tỷ phú là môi giới chứng khoán. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó thì đây cũng là một dạng nhân viên bán hàng chỉ có điều nó yêu cầu kỹ năng giao tiếp thành thạo hơn để có được những thỏa thuận tốt.
Nhân viên phát triển phần mềm và kỹ sư là những nghề nghiệp ban đầu phổ biến tiếp theo của các tỷ phú.
Trên thực tế không chỉ tỷ phú, thống kê của tờ Havard Business Review cho thấy hơn 80% lãnh đạo các công ty đều xuất thân từ nghề bán hàng.
Vậy vì sao ngành sales lại phổ biến như vậy?
Havard Business Review khẳng định trong giai đoạn growth-late growth của doanh nghiệp, CEO với kỹ năng thiên về Business Development (sales) là thích hợp nhất,vì họ đam mê sự tăng trưởng.
Ngoài ra nhờ sự cảm nhận về thị trường, những áp lực mà công việc nhân viên bán hàng mang lại đã hình thành nên những hình bóng doanh nhân trong tương lai.
Sales cũng chính là bộ phận mang lại nguồn tài chính dồi dào, là những người đi tiên phong, nuôi sống toàn bộ hệ thống vận hành của một công ty.
Một khi bạn hiểu rõ về nghề sales, chắc rằng sau này bạn sẽ dễ dàng biết kiểm soát hệ thống vận hành của cả một doanh nghiệp. .
Nữ doanh nhân quyền lực của nước Mỹ Carly Fiorena, Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn Hewllet Packard, sau khi nhận bằng tốt nghiệp đã làm việc tại AT&T ở bộ phận bán hàng và phát triển sự nghiệp của mình từ đó.
Hay chủ tịch hãng Xerox bà Mulcahy cũng đi lên từ công việc bán hàng và nhiều công ty hàng đầu thế giới đều có lãnh đạo là những người khởi nghiệp từ công việc bán hàng.
Tóm lại, tờ này khẳng định bán hàng là môi trường học tập kinh nghiệm rất tốt nếu bạn muốn trở thành nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp trong tương lai.
Định kiến: Nghề sales chỉ là ‘tạm bợ’! Khảo sát thực: Dân sales yêu nghề hơn tất thảy nhân sự các ngành khác
80% nhân viên sales nói rằng họ gắn bó với công việc mình đang làm.
Theo kết luận mới nhất từ khảo sát được thực hiện trên 169.000 người lao động khắp nước Mỹ từ công ty Quantum Workplace, nhân viên sales là những người có mức độ gắn bó với công việc cao nhất trong tất cả các ngành nghề.
Cụ thể, hơn 80% nhân viên sales tham gia vào khảo sát nói rằng họ gắn bó với công việc của mình trong khi đó tỷ lệ tương tự đối với toàn bộ số người được khảo sát chỉ là 66%.
Trong nghiên cứu này, mức độ gắn kết được xem xét dựa trên quan điểm đồng thuận cao độ với tổ chức của họ, nỗ lực làm việc và lên kế hoạch tiếp tục gắn bó với tổ chức.
Những người tham gia khảo sát đã trả lời câu hỏi được thiết kế để đo lường mức độ gắn kết như:
“Liệu bạn sẽ rời bỏ công việc trong năm tới không?” và “Liệu bạn có nghĩ CEO của mình có tầm nhìn tốt cho công ty hay không?”
Mỗi một câu trả lời được chấm theo thang điểm cao nhất là 6 và nhân viên có điểm từ 5 – 6 là có mức độ gắn kết cao còn ngược lại thì không.
Điều đáng nói là nghề sales trước nay luôn được biết đến gặp rất nhiều căng thẳng, phải luôn chạy theo chỉ tiêu… nhưng lại có mức độ gắn kết cao nhất theo khảo sát kể trên.
Những công việc có phần dễ dàng hơn như chăm sóc khách hàng có tỷ lệ gắn kết chỉ là 64,69% hay công nghệ thông tin là 70,48% và kế toán tài chính là 71,12%.
Theo BI/Phương Linh