Tỷ phú Bill Gates cho rằng không làm việc theo vòng lặp là bí quyết để chúng ta tránh mắc phải hội chứng kiệt sức khi làm việc cật lực, để từ đó rộng mở đến với thành công.
Người làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào đều có nguy cơ gặp phải các vấn đề như mệt mỏi, căng thẳng, bất an. Đây là những dấu hiệu của hội chứng kiệt sức, một “hiện tượng nghề nghiệp” được WHO công nhận.
Mặc dù làm việc chăm chỉ và phát triển sự nghiệp nhanh chóng, tỷ phú Bill Gates cho rằng mình sẽ không bao giờ mắc hội chứng kiệt sức tại Microsoft. Gates thành lập công ty khi ông 20 tuổi.
Ở tuổi 28, ông tuyên bố với NBC rằng Microsoft sẽ đạt doanh thu 100 triệu USD trong năm đó. Ông tin rằng mục tiêu này không gây áp lực lên bản thân.Không làm việc theo vòng lặp là bí quyết giúp Bill Gates tránh kiệt sức.
Khi được hỏi làm cách nào để biết mình không bị kiệt sức trong tương lai, câu trả lời của Bill Gates là giữ mỗi ngày ở công ty luôn khác biệt.
“Chúng tôi không làm một việc suốt ngày dài. Chúng tôi đi vào văn phòng và nghĩ về các phần mềm mới. Chúng tôi gặp nhau trong những cuộc họp, ra ngoài xem người dùng cuối, nói chuyện với khách hàng. Luôn có đa dạng sự lựa chọn và những điều mới mẻ diễn ra. Và tôi không nghĩ rằng sẽ đến lúc nào đó bị nhàm chán”, Bill Gates nói.
Những thành tựu đạt được các năm sau đó chứng tỏ Bill Gates đã nói đúng. Microsoft ra mắt công chúng vào năm 1986 và ông trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới.
Trường hợp của Bill Gates có thể là cá biệt khi ông được quyền làm việc không theo vòng lặp, tìm đến nhiều dự án mới, thử thách bản thân, tránh mắc phải hội chứng kiệt sức. Tuy nhiên, vẫn có những cách khác để giúp người lao động giải quyết hội chứng này.
Christina Maslach, Giáo sư tâm lý học tại Đại học California, đã tạo ra Maskach Burnout Inventory. Đây là một công cụ được sử dụng rộng rãi để đo lường tình trạng kiệt sức của người dùng. Phép đo này xem xét 3 dấu hiệu chính của chứng kiệt sức bao gồm sự kiệt quệ, mất động lực và hiệu suất làm việc.
Nếu không thể tránh khỏi những vòng lặp công việc hàng ngày như Bill Gates, bạn có thể sử dụng một số phương pháp khác. Giảm tiếng ồn, tăng sử dụng cường ánh sáng tự nhiên, hợp tác với đồng nghiệp là một trong các biện pháp được chuyên gia đưa ra.
Ngoài ra, Business Insider cho biết việc thường xuyên giao tiếp, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục và ngồi thiền là những giải pháp khác giúp cải thiện tình trạng kiệt sức của người bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa hội chứng kiệt sức là kết quả của sự căng thẳng mạn tính tại nơi làm việc mà người lao động không thể khống chế. Ngoài việc ảnh hướng đến năng suất làm việc, tình trạng này khiến bệnh nhân kéo dài cảm giác căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, một số người có thể chịu đựng tốt hơn người khác.
Theo nghiên cứu của The American Institute of Stress, 83% người lao động tại Mỹ phải chịu một hoặc một số loại căng thẳng liên quan đến công việc. Đây là lý do khiến một triệu người nghỉ việc mỗi ngày.
Với nhiều người đang làm việc tại nhà do Covid-19, căng thẳng có thể tăng lên do ranh giới giữa công việc và cuộc sống gia đình dần bị xóa nhòa. Nếu căng thẳng kéo dài, nó có thể dẫn đến hội chứng kiệt sức.
Nhìn “tố chất tỷ phú thiên bẩm” của Bill Gates, Elon Musk mới hiểu vì sao họ “làm vì đam mê” mà vẫn nhiều tiền như vậy!
Vì sao thành công lại khó đạt được đến vậy? Người giàu có điều gì đặc biệt mà chúng ta không có? Liệu tồn tại công thức nào để tích lũy khối tài sản khổng lồ giống họ hay không?
Tom Corley – tác giả cuốn “Thói quen thành công của những triệu phú tự thân” đã dành ra 5 năm nghiên cứu để giúp bạn trả lời những câu hỏi trên. Sau khi quan sát và ghi lại thói quen hàng ngày của 233 người giàu (với thu nhập hàng năm ít nhất 160.000 USD và tài sản tối thiểu 3,2 triệu USD), ông nhận ra triệu phú nào cũng từng đi qua 4 con đường cơ bản:
Tiết kiệm – Đầu tư: Bất kể đang làm công việc gì, những người thuộc nhóm tỷ phú đều giữ thói quen tiết kiệm và đầu tư. Họ luôn nghĩ cách để tài sản của mình gia tăng không ngừng thay vì để chúng ngủ quên trên những con số kỷ lục.
Thăng tiến: Đa phần các tỷ phú đều từng làm việc cho các tập đoàn lớn và cống hiến rất nhiều thời gian, công sức cho đến khi đạt được thành tựu nhất định, chẳng hạn như vị trí quản lý cấp cao với mức lương cực khủng.
Chuyên gia: Sau khi không ngừng phấn đấu, họ lọt top những người giỏi nhất trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, ví dụ như y học hay luật. Họ sở hữu bằng cấp cao với mức lương vô cùng hậu hình.
Đam mê: Hầu hết các tỷ phú đều “yêu” công việc họ đang làm. Đơn giản vì chúng vừa giúp họ thoả mãn đam mê, vừa giúp họ kiếm rất nhiều tiền.
Khoảng 28% những người giàu được Corley nghiên cứu đều thuộc nhóm này. Họ có tài sản trung bình 7,4 triệu USD và tích lũy khối tài sản đó chỉ sau hơn 10 năm. Chính vì vậy, Corley cho rằng đam mê chính là con đường nhanh nhất song cũng khó khăn nhất để làm giàu.
Ví dụ điển hình cho nhóm “làm vì đam mê” là các tỷ phú tự thân như Elon Musk, Jeff Bezos, Bill Gates hay Mark Zuckerberg. Một người trong số này từng chia sẻ với Tom Corley rằng: “Những lúc tồi tệ nhất, bạn như thể vừa bước chân vào địa ngục vậy. Luôn tồn tại ở đó rất nhiều những rào cản, thất bại, sai lầm và khó khăn tài chính”.
Sở dĩ, con đường làm giàu từ đam mê thường rất khó khăn bởi bạn cần có sức chịu đựng dẻo dai cả về tâm lý lẫn sức lực. Dưới đây là một số nguyên nhân:
– Thời gian làm việc lớn: Hầu hết những người giàu có trong nghiên cứu của Corley đều làm việc 65-67 giờ mỗi tuần. Việc nghỉ ngơi vào cuối tuần hay du lịch giải toả căng thẳng gần như là không có. Điều này khiến tất cả các mối quan hệ của họ, từ gia đình, bạn bè, người thân đều bị ảnh hưởng.
– Áp lực cuộc sống: Trước khi đam mê có thể giúp họ kiếm tiền, hầu hết các tỷ phú tự thân đều gặp khó khăn về tài chính trong thời gian đầu lập nghiệp. Một số người đã phải dùng đến khoản tiết kiệm cuối cùng.
– Rủi ro cao: Về bản chất, nhóm những người “làm vì đam mê” đều là những người liều lĩnh. Họ sẵn sàng đặt cược mọi thứ mình có để thành công. Trên thực tế, hơn nửa số người thuộc nhóm này từng nói với Corley rằng họ đã thất bại và phá sản rất nhiều lần.
– Mất động lực: Đa số những người theo đuổi đam mê tới cùng thường rất tham vọng, nhiều khi với cả những thứ tưởng chừng như bất khả thi. Chính vì vậy, họ thường xuyên bị người khác khuyên dừng lại. Một số chia sẻ với Corley rằng họ đã nhiều lần nghĩ đến việc từ bỏ.
Dẫu khó khăn song những vị tỷ phú này vẫn vượt qua được. Corley đã chỉ ra một số động lực sau đây:
– Không thích làm việc cho người khác: Những người theo đuổi đam mê thích làm việc cho chính mình chứ không phải cho một ai khác. Họ ghét bị ra lệnh và muốn làm mọi thứ theo ý mình.
– Đặt ra mục tiêu: Các mốc mục tiêu theo ngày, tháng, năm và mục tiêu dài hạn đều đặt đặt ra và tuân thủ nghiêm khắc. Với những người giàu, định nghĩa mục tiêu là “thứ cần đạt được” thay vì “thứ có thể đạt được”.
– Không ngừng hoàn thiện bản thân: Dù bận đến mấy, nhóm này vẫn luôn dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách, tập thể dục, tham gia hội thảo, các lớp học và mở rộng mối quan hệ.
– Khiêm tốn: Người giàu thường không chi tiền vào những thứ không cần thiết. Riêng về khoản này bạn có thể học tập Bill Gates. Ở thời gian đầu sự nghiệp hay thậm chí là bây giờ, bạn đều hiếm khi thấy vị tỷ phú này ăn hàng sang chảnh hay đi xe hơi đắt tiền.
– Hoàn thành công việc mỗi ngày: Họ luôn trong tâm thế sẵn sàng hoàn thành mỗi khi bắt đầu công việc. Những người trong nhóm này thường hoàn thành ít nhất 70% – 80% công việc trong danh sách list to do mỗi ngày.
– Không nản lòng trước thất bại: Thử thách đối với người giàu chỉ như một cách để họ hoàn thiện bản thân hơn. Nhóm này rất kiên trì vì tin rằng mình sẽ thành công. Vì vậy, nếu gặp một triệu phú tự thân, đừng ghen tị vì họ giàu. Hãy ghen tị vì nỗ lực không mệt mỏi của họ.
Theo Business Insider, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Tỷ phú Bill Gates chia sẻ bí quyết “thần kỳ” để không bị kiệt sức dù làm việc cật lực đến đâu
- Tỷ phú Bill Gates chia sẻ bí quyết “thần” để không bị kiệt sức khi làm việc
- Muốn được người đời trọng vọng, trước tiên phải biết “giữ cái đầu lạnh” như Bill Gates: Không để cái tôi làm mờ mắt mình là bản lĩnh của một tỷ phú!