Triệu phú người Mỹ Paul Graham viết: “Tôi không chắc chắn mình sẽ thành công ra sao khi làm việc chăm chỉ nhưng tôi chắc chắn rằng nếu không nỗ lực làm việc, tôi sẽ chẳng đi đến đâu cả”.
Theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, người Mỹ xem TV trung bình hơn 3 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, trong số này không có triệu phú Paul Graham – người sáng lập “vườn ươm” startup Y Combinator. Ông gần như đã ngừng hoàn toàn việc xem TV từ năm 13 tuổi.
Paul Graham viết trong một bài đăng trên blog: “Giống nhiều đứa trẻ khác, tôi thích cảm giác đạt được thành tích khi học hoặc làm điều mới. Một trong những điều đem lại cảm giác đó là ngừng xem TV khi tôi 13 tuổi. Làm việc chăm chỉ là chìa khóa của thành công và việc bỏ thói quen xem TV là một cột mốc quan trọng với tôi.
Điều tôi học được khi còn là một đứa trẻ là cách hướng tới những mục tiêu không được xác định rõ ràng cũng như không bị áp đặt từ bên ngoài. Bạn có thể sẽ phải học cả hai nếu muốn làm những điều thực sự tuyệt vời.
Tôi không chắc chắn mình sẽ thành công ra sao khi làm việc chăm chỉ nhưng tôi chắc chắn rằng nếu không nỗ lực làm việc, tôi sẽ chẳng đi đến đâu cả. Điều đó thật kinh khủng”.
Triệu phú 56 tuổi chỉ ra một số ví dụ như Bill Gates từng nói rằng ông không nghỉ bất cứ ngày nào ở độ tuổi 20, khi xây dựng Microsoft. Hay P. G. Wodehouse – nhà văn mà ông yêu thích, từng viết đi viết lại các câu tới 20 lần.
Mary Karapetian Alvord, nhà tâm lý học tại Alvord, Baker & Associates nhận định: “Đối với không ít người, cắt bỏ một số hoạt động nhất định là cách để có thêm thời gian và cải thiện năng suất làm việc.
Mặc dù vậy, sự cân bằng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống là rất quan trọng. Nó giúp chúng ta xây dựng khả năng phục hồi, đương đầu với thử thách trong cuộc sống cũng như nâng cao ý thức làm chỉ bản thân và hạnh phúc”.
Về phần mình, Paul Graham cũng lưu ý rằng việc phát triển động lực bên trong để hướng tới mục tiêu không có nghĩa là làm việc mọi lúc mọi nơi.
Ông viết: “Trong nhiều loại công việc, có một điểm mà ở đó chất lượng sẽ bắt đầu giảm sút. Giới hạn này thay đổi tùy thuộc vào từng người và kiểu công việc của người đó. Tôi đã làm nhiều việc khác nhau và giới hạn cho mỗi việc đều không giống nhau”.
Ví dụ, Paul Graham cho biết ông đạt tối đa khả năng viết hoặc lập trình máy tính đầy thử thách ở mức 5 giờ mỗi ngày. Còn khi điều hành startup Viaweb – công ty phần mềm do ông đồng sáng lập năm 1995 và bán cho Yahoo năm 1998, ông có thể làm việc gần như nguyên ngày trong suốt 3 năm.
Trên thực tế, Paul Graham không phải doanh nhân duy nhất từ bỏ thói quen xem TV. Khi mới thành lập công ty phần mềm máy tính Microsoft, Bill Gates đã nói không với việc nghe nhạc và xem TV trong suốt 5 năm trời.
Ông viết trên blog: “Nghe có vẻ tiêu cực nhưng tôi làm như vậy vì cho rằng chúng tiêu tốn khá nhiều thời gian cũng như khiến tôi khó tập trung để suy nghĩ về phần mềm”.
Từ trước đến nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cắt giảm thời gian cho các chương trình giải trí giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc.
Doanh nhân kiêm nhà đào tạo Zdravko Cvijetic từng chia sẻ với CNBC rằng nếu bạn muốn thành công hơn, giảm thời gian cho TV và các mạng xã hội là một khởi đầu tốt.
Tất nhiên, bạn không cần từ bỏ hoàn toàn niềm vui giải trí để thành công. Bill Gates chỉ không xem TV và nghe nhạc trong một thời gian nhất định mà thôi.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Đừng dồn tiền sắm sửa tivi điện thoại, đầu tư vào sách mới là đầu tư khôn ngoan
Tương tự như quan điểm của các vị tỷ phú thế giới, theo chủ tịch Trung Nguyên, nếu thu nhập trung bình của người Việt Nam vào khoảng 2.600 USD/năm thì nên dùng 600 USD đầu tư vào sách, chứ không nên rót vào mua điện thoại hay sắm sửa.
Đi giày 75.000 đồng nhưng ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại lên kế hoạch chi tới 5 tỷ USD để tặng sách. Bên lề phiên tòa xử lý hôn ngày 27/3 vừa qua, chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc đọc sách.
Ông nói: “Muốn hiểu một ngôi nhà thì mình xem cái gì là chủ đạo trong ngôi nhà đó, đại đa số thấy là cái TV lớn. Nhưng thực ra phải nhìn vào tủ sách. Khi mình quan sát tủ sách mình có thể biết con người đó như thế nào, sơ bộ đánh giá con người qua những gì họ đang đọc và hiểu tương đối về họ”.
“Mỗi ngôi nhà nên có một nơi như vậy, nơi đó chính là ánh sáng”, ông Vũ nhấn mạnh.
Cũng theo chủ tịch Trung Nguyên, “đầu tư khôn ngoan nhất là đầu tư vào sách”. Ông lấy ví dụ nếu một năm, thu nhập trung bình của người Việt Nam vào khoảng 2.600 USD thì nên bỏ 600 USD đầu tư một cái thư viện còn 2.000 USD để làm việc khác.
“Hiện nay đa phần đều đầu tư không thông minh: 2.600 USD để mua điện thoại di động, rồi sắm sửa gì đó hết. Cái đó không phải. Khi chúng ta giàu về tri thức thì mới biết làm giàu vật chất, làm giàu thể chất“.
Trong quan niệm của ông, muốn làm giàu nhưng không biết nuôi dưỡng thể chất đúng khoa học, thậm chí những người làm về tài chính, bảo vẽ hệ sinh thái tiền bạc không vẽ được, thì sẽ thiếu cái nền giáo dục để làm giàu.
“Mỗi con người một ngày có 24h. Vậy thì tâm trí mình nên dành ra chỗ nào để tạo giá trị cao, còn nếu mình dành sức lực ở phân khúc thấp thì vĩnh viễn dân tộc mình nằm ở đó, số phận mình nằm ở đó”, ông khẳng định.
“Thầy của các bậc thầy” Jim Rohn: “Người nghèo có cái TV lớn, người giàu có tủ sách lớn”
Sự khác biệt: Trong khi người nghèo luôn cố gắng mua một chiếc tivi thật to giữa phòng khách thì người giàu lại có một thư viện lớn trong nhà.
Xuất phát từ tư duy khác biệt, những người giàu có cách hành xử hoàn toàn khác với người bình thường. Sự khác biệt đó được được thể hiện rõ qua lối sống của họ mỗi ngày.
Chúng ta vẫn thường thắc mắc tại sao mình mãi nghèo trong khi đó người giàu họ càng ngày càng giàu.
Những người giàu có họ có cách hành xử hoàn toàn khác với người bình thường chính vì cách tư duy của họ khác biệt. Sự khác biệt đó được được thể hiện rõ qua lối sống của họ mỗi ngày.
Tham khảo: Doanh nghiệp và tiếp thị, Tạp chí thành công
Xem thêm bài liên quan
- Cuốn sách tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói rất tâm đắc, nhiều lần tặng và giảng cho nhân viên
- Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ: Đừng dồn tiền sắm sửa TV, điện thoại, đầu tư vào cái này là đầu tư khôn ngoan
- Tại sao chúng ta vẫn sống cuộc đời tầm thường, nghèo khó dù thường nghe qua rất nhiều đạo lý, đọc qua rất nhiều quyển sách hay?