Cái gọi là “mượn gà đẻ trứng” đề cập đến hành động sử dụng tài nguyên hữu hình hoặc vô hình của người khác để thu lợi ích cho bản thân mình, làm giàu cho bản thân mà không phải trả hoặc trả ít tiền.
“Mượn gà đẻ trứng”, giỏi tận dụng ngoại vật là điều phản ánh rõ nét nhất trí tuệ của một người. Ngồi xe có thể đi được ngàn mét đường, ngồi thuyền có thể vượt ngàn dặm khơi, biết cách tận dụng lợi thế bên ngoài mới là người thông minh.
Trong làm ăn kiếm tiền lại càng phải hiểu được đạo lý mượn lực từ bên ngoài này, vì ngay cả khi bạn là người sắt thì bạn cũng có thể đấm được bao nhiêu chiếc đinh?
Cái gọi là “mượn gà đẻ trứng” đề cập đến hành động sử dụng tài nguyên hữu hình hoặc vô hình của người khác để thu được lợi ích mà không phải trả hoặc trả ít tiền. Động thái này tập trung vào việc “mượn”, nếu bạn muốn đạt được kết quả gấp đôi chỉ với một nửa nỗ lực, bạn phải biết cách phát huy tác dụng của từ “mượn”.
“Mượn” gồm biết mượn, giỏi mượn và mượn có mánh khóe. Người biết mượn sẽ khiến người khác can tâm tình nguyện, người không biết mượn sẽ khiến người khác phản cảm.
Tuy nhiên, người biết cách mượn cũng cần giỏi và có mánh khóe để “mượn” sao cho “mượt” để có thể có được thứ mà họ muốn. Ngoài ra, chỉ đâm đầu vào mượn thôi là không được, làm gì cũng phải có mức độ, nếu không việc sắp thành sẽ rất dễ hỏng.
Người càng giàu càng thích vay mượn
Năm 2012, Mark Zuckerberg – “gã độc tài” của “đế chế” mạng xã hội lớn nhất hàng tinh đã mua một ngôi nhà ở California trị giá 6 triệu USD bằng một khoản vay thế chấp trong 30 năm.
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều có chung thắc mắc: tại sao một trong những người giàu có nhất thế giới, sở hữu khối tài sản khổng lồ trị giá 15 tỷ USD lại phải đi mua một căn nhà thế chấp trong khi với khả năng tài chính của mình, Mark Zuckerberg hoàn toàn có thể dễ dàng mua được rất nhiều ngôi nhà với giá đó. Song thật ra, “mánh khoé” ở đây chính là Zuckerberg đang tận dụng tiền đi vay để tạo ra nhiều tiền hơn.
Robert Kiyosaki – tác giả của Rich Dad, Poor Dad, đã chia sẻ trên một bài báo rằng ông không hề ghét nợ nần. Robert coi các khoản nợ này như một loại “tài sản”. Robert kể lại: năm 1973, cha ông đã khuyến khích con trai mình tham gia vào một khoá học về bất động sản, tuy nhiên, mục đích chính là để tìm hiểu một cách kĩ càng về nợ và thuế. Từ đó cho tới nay, Robert vẫn mua bất động sản bằng tiền đi vay. Ông cho rằng vay mượn chính là cách để tạo ra dòng tiền.
Robert thường nghe mọi người than vãn rằng họ không thể đầu tư vì không có tiền. Nhưng đó là suy nghĩ của người nghèo và tầng lớp trung lưu, bởi theo Robert, ông không cần có tiền để đầu tư, các ngân hàng sẽ lo chuyện đó! Hệ thống ngân hàng đồ sộ luôn sẵn sàng cung cấp tiền cho các nhà đầu tư.
Giáo sư Đại học Nam California, Edward McCaffery nhận định: “Việc vay với lãi suất thấp để sở hữu một tài sản nào đó sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc mua ngay và phải trả thuế cho nó. Bởi không giống như tiền lương và tiền công, các khoản vay đều không bị đánh thuế. Họ có thể sử dụng khoản tiền đó để mua những thứ mình thích hoặc đầu tư và kiếm nhiều tiền hơn.”
Người giàu luôn muốn vay được càng nhiều tiền càng tốt và muốn trả các khoan vay với lãi suất thấp càng chậm càng tốt. Số tiền này được tiếp tục đưa vào kinh doanh, mua thêm bất động sản hoặc chi tiêu… cứ như vậy, hình thành một chu kì khép kín và không ngừng tạo ra của cải. Các khoản vay đối với người giàu không phải là thứ gì đó nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn không có kiến thức gì về bất động sản, việc đi vay có thể là một điều mạo hiểm.
Biết cách vay mượn để trở nên giàu có hơn
Có một suy nghĩ đã trở thành lối mòn là: những người hay đi vay mượn là những người không có khả năng làm ra tiền. Tuy nhiên, vay nợ đúng cách lại có thể giúp bạn ngày càng có nhiều tiền hơn và thực tế đã chứng minh, người càng có năng lực làm ra tiền lại càng cần và thích đi vay.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, quỹ đạo tích luỹ tài sản của người nghèo thường có trình tự như sau: Nỗ lực làm việc – nhận lương theo tháng – chi tiêu tiết kiệm. Người nghèo thường cố gắng hết sức để kiếm tiền, sau đó lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng và để nó “yên vị” ở đó.
Trong khi đó, quỹ đạo tích luỹ của người giàu thì rất khác biệt: Nỗ lực làm việc – tăng thu nhập – tìm cách vay tiền ngân hàng – dùng tiền vay đó để kiếm lời nhiều hơn. Đó là cách “mượn gà đẻ trứng” của người giàu: dùng tiền của ngân hàng, tiền của người khác để phục vụ mục đích của mình và từ đó, họ trở nên giàu có hơn.
Tính toán của những người đi vay tiền dường như đã rất rõ ràng: nếu một loại tài sản nào đó có khả năng tăng giá nhanh hơn so với lãi suất của khoản vay, họ sẵn sàng vay tiền để mua nó. Không chỉ có vậy, người giàu phân biệt rõ tài sản và tiêu sản, đồng thời, họ biết cách làm sao để sở hữu chúng.
Họ biết cách sử dụng tiền một cách cực kì không ngoan, vì thế, không bao giờ họ mua một tiêu sản mà không có một khoản tiền khác tài trợ cho nó. Trong khi đó, người nghèo thì ngược lại, họ thường nhầm lẫn giữa tài sản và tiêu sản, từ đó đưa ra những quyết định sai lầm.
Người nghèo thường dùng tiền vay mượn để mua những thứ có giá trị lớn và xem đó như tài sản, nhưng thực ra lại là tiêu sản và không hề sản sinh ra lợi nhuận.
Ví dụ trong việc mua nhà: người nghèo vay ngân hàng để mua nhà và đứng tên ngôi nhà đó, họ nghĩ rằng đó là tài sản của mình; nhưng thực chất đó lại là tài sản của ngân hàng, bởi ngôi nhà hàng tháng đều đem tiền ra khỏi túi của người nghèo và “chảy” vào túi của ngân hàng.
Còn đối với người giàu, họ cũng sẽ vay tiền ngân hàng để mua nhà, nhưng ngôi nhà đó sẽ được sử dụng để sinh lời như cho thuê hoặc sửa sang lại để bán với giá cao hơn nhiều lần so với tiền lãi phải trả, và đó chính là cách để “tiền đẻ ra tiền” thực sự.
Tại sao người càng thành đạt càng thích “vay mượn” người khác?
Có một người đàn ông nghèo, ngày không ăn đủ ba bữa, quần áo chỉ mặc đi mặc lại duy nhất một bộ. Anh ta thường ngẩng lên nhìn trời và than cho số phận đau khổ của mình. Hàng ngày anh ta làm việc cực nhọc cũng chẳng đủ sống.
Có một lần, ông thương tâm mà kêu khóc: “Hỏi Ông Trời có công bằng hay không? Tại sao có người giàu sang sung sướng như vậy, còn người nghèo chúng tôi mỗi ngày đều chịu khổ chịu mệt?”
Thượng Đế vừa cười vừa hỏi ông ta: “Thế ông thế nào thì sẽ thấy ta công bằng?”
Người đàn ông nghèo đáp: “Con muốn một người giàu có trở nên nghèo giống con, có cuộc sống như con. Nếu như người giàu ấy có thể phú quý trở lại thì con sẽ không oán thán gì nữa.”
Thượng Đế gật đầu, nói: “Được!”.
Thế rồi Thượng Đế cho một người giàu sang biến thành một kể bần hàn giống như người đàn ông kia. Thượng Đế còn cho mỗi người 1 ngôi nhà và 1 quả núi, mỗi ngày họ đều đào than lộ thiên ở trên núi đem xuống núi bán, lấy tiền mua lương thực. Sau 1 tháng, than lộ thiên đều đã bị họ đào hết.
Người giàu và người nghèo cùng bắt đầu đào núi để lấy than, người nghèo vốn thường quen với cuộc sống khổ cực, việc đào than đối với anh ta chẳng có khó nhọc gì, rất nhanh anh ta đã tích được đủ 1 xe than chở xuống núi bán lấy tiền, và dùng toàn bộ số tiền để mua đồ ăn ngon mang về cho mẹ già, con thơ ở nhà.
Người giàu vốn chưa bao giờ làm việc nặng nhọc, đào 1 lúc lại nghỉ 1 hồi, mồ hôi đầm đìa khắp thân mà vẫn chưa đào được là bao. Tới chập tối anh ta mới chất được đủ 1 xe than để mang xuống núi, bán được tiền rồi, anh ta chỉ mua vài cái màn thầu, còn số tiền dư anh ta cất để dành.
Ngày thứ 2, người nghèo đã dậy từ sớm để đi đào than, còn người giàu lại đi xuống núi, thuê 2 người nghèo khác. Hai người này chẳng nói chẳng rằng đã bắt tay vào đào than, trông tướng tá thì khoẻ mạnh và to cao hơn người nghèo kia rất nhiều. Người giàu đứng một bên chỉ đạo, chẳng mấy chốc họ đã đào được vài xe than đầy.
Người giàu mang xe than xuống núi bán, được bao nhiêu lại lấy tiền đó thuê thêm lao động. Sau một ngày đó, người giàu trả tiền cho công nhân của mình xong, còn để ra được một khoản tiền gấp mấy lần người nghèo kia.
Một tháng lại qua rất mau, người nghèo chỉ đào được một góc nhỏ mỏ than ở trên núi. Mỗi ngày tiền kiếm được anh ta đều mua đồ ăn ngon cho mình và gia đình, cũng chẳng để lại được là bao. Còn người giàu vốn từ đầu đã thuê được cả 1 nhóm người, đào hết cả than trên núi, kiếm được không ít tiền, anh ta dùng số tiền này đầu tư buôn đi bán lại, rất nhanh đã trở thành phú ông.
Kết quả chẳng cần nói cũng có thể đoán ra, người nghèo thì chẳng dám oán trách Ông Trời nữa.
Thành công không phải là ở việc bạn có thể làm bao nhiêu việc, mà là bạn có thể “mượn” bao nhiêu người làm bao nhiêu việc!
Học cách “đi mượn” là dùng nền tảng vốn có của bạn, mượn thêm công sức của người khác, mượn khả năng của người khác, mượn sức lực của cả một hệ thống!
Theo Doanh nhân và pháp luật, Phạm Ngọc Anh
Xem thêm bài liên quan
- Triết lý “mượn gà đẻ trứng” của người giàu có: Càng nhiều tiền càng đi vay nhiều
- Sự thật là: Người càng giỏi “vay mượn” thì càng dễ giàu – Triết lý “mượn gà đẻ trứng” của người thành công
- Vì sao người càng giàu có, thành đạt lại càng thích “vay mượn” người khác? Tư duy “mượn lực” của người thành công