Dù bạn là ai cũng nên nắm được kiến thức về các thuật ngữ kinh doanh, kinh tế, tài chính, Marketing để công việc, cuộc sống trở nên thuận lợi hơn khi bước chân vào thương trường hay dù là sinh viên, nhân viên phòng, người làm kinh doanh… hay bất kỳ ngành nghề gì.
Các thuật ngữ kinh tế được sử dụng nhiều nhất
Thuật ngữ kinh tế, kinh doanh là những từ ngữ dùng để biểu thị từng khái niệm riêng biệt được sử dụng trong kinh tế chúng khác với những từ ngữ phổ thông ở điểm mỗi thuật ngữ này đều không có tính biểu cảm.
Giá trị của thuật ngữ kinh tế là nó hàm chứa trong đó có một nội dung thông tin nhất định. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, nó chính là một cách viết tắt, dùng để diễn đạt một chiều sâu chính xác ở trong câu nói.
Thuật ngữ kinh tế này có vai trò rất quan trọng đối với những ai làm trong lĩnh vực kinh tế. Dựa vào những thuật ngữ này bạn có thể hiểu được đối phương đang đề cập tới vấn đề gì.
Và khi thông qua sử dụng các thuật ngữ kinh tế thông dụng này, nó sẽ tạo ra bạn là một người có chuyên môn, hiểu biết sâu và rõ về kinh tế, kinh doanh thì mới có thể hiểu rõ nghĩa của những thuật ngữ kinh tế này được.
Appreciation – Lên giá
Bạn có thể hiểu đây là sự gia tăng giá trị của một tài sản theo thời gian. Sự gia tăng có thể xảy ra vì một số lý do, bao gồm cả nhu cầu tăng hoặc nguồn cung suy giảm, hoặc là kết quả của những thay đổi trong lạm phát hoặc lãi suất.
Balance of trade – Cán cân thương mại
Cán cân thương mại (tên tiếng anh là Balance of Trade) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa số lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu (gắn liền với một quốc gia và theo thời điểm nhất định).
Barter – Trao đổi
Là một hành vi giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ giữa hai hoặc nhiều bên mà không sử dụng tiền (hoặc phương tiện tiền tệ như thẻ tín dụng). Về bản chất, việc chuyển đổi hàng hóa là một giao dịch trong đó một bên cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ để đổi lấy một hàng hóa hoặc dịch vụ khác từ một bên khác.
Bond – Trái phiếu
Trái phiếu (bond) là chứng chỉ nợ hay chứng khoán tài chính do các doanh nghiệp hoặc chính phủ phát hành để vay vốn dài hạn. Thông thường trái phiếu được phát hành cho thời hạn nhiều năm và có lãi suất cố định.
Inflation – Tỷ lệ lạm phát
Là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm.
Market share – Thị phần
Là tỉ lệ phần trăm thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được hay thực chất là sự phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực bất kỳ tại cùng một thời điểm. Thương hiệu dẫn đầu thường chiếm thị phần lớn nhất.
Short sale – Bán khống
Là một cách kiếm lời dựa vào việc bán một tài sản mà người bán tin rằng giá của tài sản đó sẽ giảm trong tương lai gần.
Venture capital – Quỹ đầu tư mạo hiểm
Là quỹ đầu tư dùng tiền của các nhà đầu tư rót vốn vào các công ty mới thành lập hoặc chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nhưng có tiềm năng tốt và hứa hẹn sẽ tăng trưởng, phát triển trong tương lai.
Currency devaluation – Phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ là biện pháp chủ động làm giảm giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ, nghĩa là làm cho tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng lên.
Dividend – Cổ tức
Nó có nghĩa là khoản lợi nhuận ròng được trả cho cổ đông sau khi đã thanh toán các khoản chi phí bao gồm cả thuế”. Nói chính xác hơn đó là tiền lãi của doanh nghiệp sau thuế được chia cho cổ đông.
Equity – Vốn cổ phần
Là giá trị tài sản chủ sở hữu của cổ đông trong doanh nghiệp sau khi thanh toán mọi khoản nợ (nghĩa vụ), vốn chủ sở hữu còn được gọi là giá trị thuần, là tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả. Tài sản cổ phiếu thường của ngân hàng được tính như một phần của vốn dựa trên rủi ro.
Dollarization – Đô la hóa
Là tình trạng đồng ngoại tệ thay thế đồng bản tệ trong việc thực hiện các chức năng của tiền tệ là dự trữ giá trị, phương tiện thanh toán và đơn vị tính toán. Đây là hiện tượng thường gặp phải ở các nền kinh tế chuyển đổi.
Public Debt – Nợ công
Là khoản nợ của một quốc gia với người cho vay bên ngoài quốc gia đó. Người cho vay ở đây có thể là các cá nhân, doanh nghiệp hay các chính phủ nước khác. Nợ công là sự tích lũy về sự thâm hụt ngân sách quốc gia hàng năm. Nó là kết quả của nhiều năm ngân sách quốc gia được chi tiêu nhiều hơn so với nhận được từ các khoản thu thuế.
Economic Bubble – Bong Bóng Kinh Tế
Hiện tượng bong bóng kinh tế là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững.
Financial Leverage – Đòn bẩy tài chính
là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính để gia tăng tỉ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp.
IPO – Phát hành lần đầu
Thuật ngữ này được dùng để chỉ hoạt động lần đầu phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán của một công ty với mục đích để huy động vốn từ các nhà đầu tư. Công ty sau khi IPO sẽ được gọi là một công ty đại chúng.
Liquidity – Tính thanh khoản
là một thuật ngữ thể hiện mức độ linh hoạt của một tài sản bất kỳ trong đó việc mua bán trên thị trường không làm thay đổi giá trị thị trường của tài sản đó. Hiểu đơn giản hơn, tính thanh khoản thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của 1 tài sản hoặc sản phẩm.
Net Income/Net Earnings/Net Profit/NI – Thu nhập ròng
Là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, lãi, thuế và cổ tức cổ phiếu ưu đãi vào tổng doanh thu của một công ty.
Stock – Cổ phiếu
Đây là một hình thức xác nhận phần góp vốn của các cổ đông vào một doanh nghiệp hay tập đoàn nhất định. Đối với các công ty, phát hành cổ phiếu là một cách để huy động tiền để tăng trưởng và đầu tư vào hoạt động kinh doanh của họ.
Fiscal Policy – Chính sách tài khóa
Đây là một công cụ của kinh tế vĩ mô. Chính sách này là biện pháp thay đổi chi tiêu và các biện pháp về thuế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong trường hợp kinh tế đang bình thường và nhằm đưa kinh tế trở lại cân bằng nếu nền kinh tế suy thoái, phát triển quá mức.
Monetary Policy – Chính sách tiền tệ
Là các quyết định về tiền tệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng ngoại hối và các biện pháp để ổn định tiền tệ kéo theo sự ổn định, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Speculation – Đầu cơ
Đầu cơ là hành vi của 1 người, tận dụng cơ hội của thị trường đi xuống để tích lũy sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định lại. Chủ yếu diễn ra trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch về giá.
Market Manipulation – Lũng đoạn thị trường
Là hoạt động có chủ đích nhằm tác động đến sự vận hành tự do và công bằng của thị trường, tạo ra các hiệu ứng giả tạo liên quan đến giá cả của thị trường chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ.
Insider trading – Giao dịch nội bộ
Là việc mua hoặc bán chứng khoán bởi một người có khả năng tiếp cận các thông tin bí mật, chưa được công bố về loại chứng khoán đó. Việc mua bán nội bộ có thể bị coi là phạm pháp hay không thì phụ thuộc vào thời gian mà hành động này được thực hiện.
Interest – Lãi suất
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian ( có thể là 1 tháng hoặc 1 năm). Đây là loại giá cả đặc biệt, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị.
International Monetary Fund (IMF) – Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.
Junk bond – Trái phiếu bấp bênh
Thuật ngữ bình dân dùng để mô tả các loại chứng khoán có lãi suất cao nhưng nhiều rủi ro, do các công ty bị nợ nần chồng chất phát hành để có thể thanh toán các khoản vay ngân hàng, để mua quyền quản lý cổ phần hoặc để tài trợ cho các vụ mua lại công ty.
Leveraged buyout – Sự mua lại công ty, được cấp vốn bằng nợ
Việc mua lại một công ty của một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, chủ yếu được cấp vốn bằng nợ. Cuối cùng, các khoản vay của nhóm này được thanh toán bằng các quỹ phát sinh từ hoạt động của công ty mua được hoặc việc bán tài sản của công ty đó.
Market capitalization – Thị giá vốn
Thị giá vốn còn gọi là “vốn hóa thị trường” là tổng giá trị thị trường của một doanh nghiệp được tính bằng tiền. Vì thị giá vốn đại diện cho giá trị thị trường của một doanh nghiệp và được tính dựa trên giá thị trường hiện tại (CMP) của cổ phiếu của doanh nghiệp, tổng số cổ phiếu đang lưu hành hoặc thị trường cổ phiếu thả nổi của doanh nghiệp. Thị giá vốn cũng được dùng để so sánh và phân loại quy mô của các doanh nghiệp giữa các nhà đầu tư với nhau.
Monopoly – Độc quyền
Độc quyền là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Độc quyền chính là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp câu kết với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường.
Paper profit – Lãi lý thuyết
Khoản lãi chưa có thực trong một khoản đầu tư. Khoản lãi này được tính toán dựa trên so sánh giá thị trường hiện tại với chi phí của nhà đầu tư.
Price-earnings ratio – Tỷ suất thị giá/lợi nhuận (P/E)
Giá của một cổ phiếu chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong thời gian 12 tháng. Ví dụ một cổ phiếu bán với giá 60$/cổ phiếu và lợi nhuận 6$/cổ phiếu sẽ được bán với tỷ suất thị giá-doanh lợi 10/1. Tỷ suất thị giá-doanh lợi cao khiến các nhà đầu tư tin tưởng rằng lợi nhuận của công ty trong tương lai sẽ cao hơn nhiều.
Privatization – Tư nhân hóa
Là quá trình chuyển các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước sang khu vực tư nhân, hay chuyển sở hữu công cộng thành sở hữu tư nhân. Quy mô của khu vực nhà nước phụ thuộc vào hệ tư tưởng chính trị. Tư nhân hóa thường gắn liền với tái cơ cấu kinh tế.
Underground economy – Nền kinh tế ngầm
Một bộ phận không được tính đến của nền kinh tế bao gồm cả hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp. Hầu hết các giao dịch là bằng cách chuyển đổi hàng hóa hoặc thanh toán tiền mặt để tránh thuế hoặc tránh bị các cơ quan thi hành pháp luật phát hiện.
Các thuật ngữ kinh doanh được sử dụng nhiều nhất
Các thuật ngữ về chức danh cấp cao trong doanh nghiệp
CEO là gì? Vai trò của CEO
CEO (Chief Executive Officer) là cụm từ viết tắt của vị trí Giám đốc điều hành trong tiếng anh. Đây là vị trí dành cho người có chức vụ điều hành toàn bộ hoạt động của một công ty, tập đoàn, tổ chức… theo các chiến lược, chính sách mà Hội đồng quản trị đã đề ra. Nếu hỏi CEO là gì? Có thể trả lời rằng CEO chính là “cái đầu” của công ty, là người “chèo lái” mọi hoạt động của tổ chức theo đúng quỹ đạo đã được đề ra.
Một CEO tài ba không chỉ là người chịu trách nhiệm cho sự hoạt động ổn định của tổ chức mà còn là người đưa tổ chức ngày một phát triển vững mạnh. Ở Việt Nam, CEO có thể kiêm nhiệm thêm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
CPO là gì? Vai trò của CPO
CPO (Chief Production Officer) là cụm từ tiếng anh viết tắt của vị trí Giám đốc sản xuất. Đây là vị trí chịu trách nhiệm trực tiếp cho hiệu quả sản xuất của công ty và các đối tác dựa trên năng lực sản xuất hiện tại, đáp ứng về chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm theo nhu cầu của chuỗi cung ứng.
Giám đốc sản xuất cũng là người trực tiếp quản lý các phòng ban liên quan, người lao động trực tiếp để đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.
CFO là gì? Vai trò của CFO
CFO (Chief Finacial Officer) là viết tắt vị trí Giám đốc tài chính tiếng anh.
Vậy Giám đốc tài chính làm gì? Người đảm nhận vị trí này là người trực tiếp quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu, phân tích các kế hoạch tài chính. Từ đó đưa ra biện pháp khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.
4 vai trò chính của một CFO là: S (Steward) – O (Operator) – S (Strategist) – C (Catalyst).
- Steward: bảo vệ, giữ gìn tài sản của công ty bằng phương pháp quản lý rủi ro tài chính hiệu quả và đảm bảo tính chính xác của sổ sách, giấy tờ.
- Operator: đảm bảo cho hoạt động tài chính của công ty diễn ra bình ổn và đem lại hiệu quả
- Strategist: đưa ra các chiến lược phát triển cụ thể cho công ty hoặc gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển của công ty tại từng thời điểm khác nhau.
- Catalyst: tư duy tài chính tốt để đưa ra các dự đoán, gợi ý cho doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển cũng như lường trước những nguy cơ tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
CHRO là gì? Vai trò của CHRO
CHRO (Chief Human Resource Officer) được hiểu là Giám đốc nhân sự. Đây là vị trí nắm quyền “quản lý” và “sử dụng” con người.
Giám đốc nhân sự là người có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Cụ thể, vai trò của giám đốc nhân sự là tìm ra những ứng viên phù hợp với công ty, đào tạo những ứng viên ấy để họ có thể phát huy tối đa khả năng, sự sáng tạo để cống hiến cho công ty, doanh nghiệp. Từ đó tạo nên nguồn lực nội tại vững chắc cho sự phát triển của công ty.
CCO là gì? Vai trò của CCO trong công ty
Giám đốc kinh doanh tiếng anh là Chief Customer Officer (CCO). được coi là vị trí quan trọng chỉ đứng sau vị trí Giám đốc điều hành (CEO). Nếu ví CEO là “cái đầu” của công ty thì CCO chính là phần “máu thịt” để công ty hoạt động trơn tru.
Theo đó, CCO hay Giám đốc kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, giúp nguồn lực của doanh nghiệp gia tăng theo đà tăng trưởng của công ty qua thời gian.
CMO là gì? Vai trò của CMO trong công ty
CMO hay Chief Marketing Officer, được hiểu là Giám đốc Marketing. Do những đặc thù của vị trí này mà một CMO phải có hiểu biết và kiến thức trong nhiều lĩnh vực chuyên môn và đòi hỏi phải có năng lực toàn diện về cả chuyên môn lẫn quản lý, để từ đó tư vấn cho CEO về định hướng phát triển doanh nghiệp.
Vậy Giám đốc Marketing làm gì? Ngoài khả năng tư duy, tầm nhìn chiến lược, CMO phải là người có sự thấu hiểu thị trường, tâm lý khách hàng và đối thủ cũng như sự nhạy bén với thời cuộc để để kịp thời đưa ra những phương án, hướng đi chiến lược cho doanh nghiệp..
CBDO là gì? Vai trò của CBDO trong doanh nghiệp
CBDO (Chief Business Development Officer) được hiểu là Giám đốc phát triển kinh doanh. Người đảm đương vị trí này đòi hỏi cần có một lượng kiến thức rộng về tất cả các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của công ty, cùng với tầm nhìn định hướng về quan điểm xác định doanh số bán hàng mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.
Trách nhiệm của CBDO là xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, thực hiện các quy trình cụ thể để hỗ trợ quá trình tăng trưởng kinh doanh; tạo quan hệ với khách hàng, đối tác kinh doanh, đối tác dự án của công ty; xác định các khách hàng và thị trường mới cho doanh nghiệp, đồng thời xử lý các mối quan hệ với khách hàng.
COO là gì? Vai trò của giám đốc vận hành
COO (Chief Operating Officer) cũng được hiểu là giám đốc vận hành. Tuy nhiên, quyền hạn, vị trí và vai trò của COO không cao như của CEO. Nếu CEO là người đứng đầu đảm bảo cho hoạt động của công ty diễn ra trơn tru theo đúng đường lối, chiến lược đã đề ra thì COO là người trực tiếp làm việc với các bộ phận như CFO, CMO, … Cuối cùng, COO mới là người báo cáo và làm việc với CEO về tất cả các vấn đề trong việc phát triển kinh doanh của công ty.
Các công ty/doanh nghiệp nhỏ và mới thường không có vị trí COO.
CIO là gì? Vai trò, nhiệm vụ của CIO
CIO (Chief Information Officer) là viết tắt của vị trí Giám đốc Công nghệ thông tin. Thuật ngữ này dùng để chỉ chức danh của người phụ trách mảng công nghệ thông tin của một công ty, doanh nghiệp.
Trách nhiệm chính của một CIO là sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của công ty/doanh nghiệp. Ngoài ra, CIO cũng có thể là người trực tiếp thông tin cho báo chí và cùng bộ phận Marketing lập kế hoạch marketing cho công ty. Đóng góp một vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp nên mức lương Giám đốc công nghệ thông tin cũng rất hấp dẫn nếu được đánh giá đúng năng lực.
CCO là gì? Vai trò, nhiệm vụ, chức năng
CCO (Chief Commercial Officer) là cụm từ thuật ngữ chỉ vị trí Giám đốc thương mại. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn xa lạ với vị trí này và vẫn luôn tự hỏi Giám đốc thương mại là gì? Vị trí này có vai trò/trách nhiệm ra sao?
Trên thực tế, người đảm nhận vị trí này là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chiến lược thương mại và sự phát triển của doanh nghiệp. Các hoạt động của Giám đốc thương mại thường liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực tiếp thị, bán hàng và phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ khách hàng. Vị trí này đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực liên quan, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng marketing để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nhằm thúc đẩy doanh số.
CLO là gì? Vai trò, nhiệm vụ, chắc năng
CLO (Chief Legal Officer) được hiểu là Giám đốc pháp chế của một công ty, doanh nghiệp. Giám đốc pháp chế (CLO) là người giúp công ty giảm thiểu các rủi ro về mặt pháp lý bằng cách tư vấn cho ban Giám đốc về bất kỳ vấn đề pháp lý nào mà công ty phải đối mặt, chẳng hạn như những rủi ro kiện tụng. CLO cũng là vị trí trực tiếp giám sát các luật sư nội bộ của công ty.
Trách nhiệm của Giám đốc pháp chế:
- Thông tin những sự thay đổi mới nhất của luật pháp có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
- Thiết lập các chương trình giảng dạy cần thiết cho người lao động về các vấn đề pháp lý có liên quan tới vị trí của họ trong hoạt động của công ty.
- Giúp công ty nhận thức và tuân thủ được các vấn đề về pháp lý, không vi phạm pháp luật; đồng thời đưa ra các phương án khắc phục các vấn đề về pháp lý mà công ty gặp phải.
- Là người đại diện trực tiếp về pháp lý trong trường hợp công ty, doanh nghiệp gặp phải các vấn đề liên quan đến pháp luật.
CCO là gì? Vai trò nhiệm vụ, chức năng của CCO
CCO (Chief Creative Officer) là viết tắt của vị trí Giám đốc sáng tạo trong tiếng anh. Giám đốc sáng tạo (CCO) là vị trí đứng đầu trong team sáng tạo trong công ty. Tùy thuộc vào loại hình và quy mô từng công ty mà vị trí này có thể chịu trách nhiệm cả về chiến lược tiếp thị, truyền thông và thương hiệu của tổ chức. CCO cũng có thể là người trực tiếp phát triển và dẫn dắt đội ngũ sáng tạo, đội ngũ thiết kế và nhóm nội dung.
CCO là người quản lý các sản phẩm sáng tạo đầu ra của công ty, phát triển các chiến lược về hình ảnh sản phẩm, thương hiệu để khẳng định thương hiệu của công ty trên thị trường. Vai trò của giám đốc sáng tạo thậm chí có thể được so sánh với giám đốc điều hành trong giai đoạn đầu thành lập của một công ty nhỏ.
CAE là gì? Vai trò, nhiệm vụ của CAE
CAE (Chief Audit Excutive): Giám đốc điều hành kiểm toán, là người chịu trách nhiệm chung về vấn đề kiểm toán nội bộ.
Giám đốc điều hành kiểm toán (CAE) thường quản lý trực tiếp các giao dịch của công ty và chịu trách nhiệm về việc thực hiện, điều hành kế hoạch kiểm toán cũng như tuân thủ điều lệ kiểm toán được phê duyệt. CAE cũng chịu trách nhiệm về mặt hành chính trước giám đốc điều hành (CEO) và về mặt chức năng hoạt động trước ủy ban kiểm toán.
Người đảm nhận vị trí này cũng là người hiểu rõ các rủi ro trong chiến lược của công ty đối với vấn đề pháp lý và kiểm soát, cũng như đề xuất phương án để hạn chế, khắc phục những rủi ro ấy.
CCO là gì ? Vai trò của CCO
CCO (Chief Communications Officer) là viết tắt của cụm từ Giám đốc truyền thông.
Vậy Giám đốc truyền thông là gì? Trong một doanh nghiệp, Giám đốc truyền thông (CCO) là người quản lý lĩnh vực thông tin, sự kiện truyền thông, vấn đề giao tiếp giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, công chúng; giữa các nhân viên trong doanh nghiệp với nhau; giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp với các nhân viên…
CCO có trách nhiệm xử lý các vấn đề, sự cố về truyền thông nội bộ hay các vấn đề liên quan đến truyền thông đại chúng của doanh nghiệp. Ngoài ra, CCO cũng cần xây dựng và lan tỏa các thông điệp truyền thông, khiến chúng có sức ảnh hưởng tới các nhân viên, khách hàng, hay đối tác tùy vào mục đích cụ thể của doanh nghiệp.
Người đảm nhiệm vị trí này đỏi hỏi các yếu tố như kỹ năng nắm bắt thông tin, kỹ năng giao tiếp, sự am hiểu về các nguyên tắc, cách thức trong truyền thông.
CRO là gì ? Vai trò của CRO là gì?
CRO là viết tắt của cụm từ Chief Risk Officer – Giám đốc quản trị rủi ro trong tiếng anh.
Trách nhiệm của Giám đốc quản trị rủi ro (CRO) là tổ chức hệ thống rủi ro của doanh nghiệp, phục vụ hoạt động chiến lược của doanh nghiệp. CRO cần phải phân tích kỹ các vấn đề, chiến lược của doanh nghiệp dưới góc độ rủi ro trong các cuộc họp của HĐQT. CRO cần phân loại các rủi ro theo lĩnh vực cụ thể, quản trị những rủi ro một cách hiệu quả, và cả các cơ hội liên quan.
Việc tuyển giám đốc quản lý rủi ro là nhu cầu cấp thiết của nhiều doanh nghiệp hiện nay vì mức độ quan trọng của vị trí này trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty, tổ chức.
Các Thuật Ngữ Về Sale và Kinh Doanh
Các thuật ngữ về chức vụ của Sale
- Sales Executive: Nhân viên kinh doanh (có nơi gọi là Sales Staff)
- Senior Sales Executive: Chuyên viên kinh doanh
- Sales Manager: Trưởng bộ phận kinh doanh
- Sales Representative: Đại diện kinh doanh
- Key Account: tương đương với “Sales Executive”.
- Account manager: tương đương với “Sales Manager” nhưng được giao nhiệm vụ quản lý và chăm sóc một số khách hàng cụ thể, tùy cách gọi của mỗi công ty.
- Key account manager: Cũng là “Account Manager” nhưng chuyên phụ trách những khách hàng quan trọng của công ty
- Director of Sales: Giám đốc kinh doanh
- Regional/Area Sales Manager: Trưởng bộ phận kinh doanh theo khu vực
- Sales Support/Assistant Executive: Nhân viên hỗ trợ kinh doanh, thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các thủ tục, giấy tờ liên quan đến việc bán hàng cho Sales Executive hay Sales Manager.
- Sales Supervisor: Giám sát kinh doanh – Tele Sales: Bán hàng từ xa, thường được giao nhiệm vụ ngồi tại văn phòng và liên lạc với khách hàng thông qua điện thoại hoặc Internet để chào bán sản phẩm.
Các thuật ngữ về hoạt động, công việc liên quan đến Sale
- after-sales: (các hoạt động) sau khi bán hàng
- gross sales: doanh thu bán hàng
- sales agreement: hợp đồng mua bán
- sales campaign: chiến dịch bán hàng
- sales commission: hoa hồng bán hàng
- sales expenses: chi phí bán hàng
- sales deal: thỏa thuận mua bán
- sales figures: lượng tiêu thụ của một sản phẩm nhất định
- sales forecast: dự đoán tình hình bán hàng
- sales force/sales team: đội nhóm phụ trách việc bán hàng, đội nhóm nhân viên kinh doanh.
- sales incentive: tiền thưởng bán hàng
- salesmanship: kỹ năng thuyết phục ai đó mua hàng
- sales meeting: buổi họp mặt của những người phụ trách kinh doanh để bàn bạc về kết quả và lên phương án mới.
- sales opporturnity: cơ hội bán hàng
- sales outlook: triển vọng bán hàng
- salesperson, salesman, saleswoman: nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh
- sales progress: quá trình bán hàng, tiến trình bán hàng
- sales potential: triển vọng bán hàng
- sales procedure: quy trình bán hàng
- sales promotion: các hoạt động thúc đẩy việc bán hàng diễn ra nhanh hơn
- sales rebates: giảm giá hàng bán
- sales returns: hàng bán bị trả lại
- sales skill: kỹ năng bán hàng
- sales strategy: chiến thuật bán hàng
- sales target: mục tiêu bán hàng đề ra trong một thời gian nhất định.
- sales tax: số tiền thuế phải nộp trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra.
- sales volume: lượng hàng hóa bán ra của một công ty.
- sales report: báo cáo tình hình bán hàng
- sales revenue: doanh số bán hàng
- salesroom: phòng diễn ra các hoạt động mua bán bằng hình thức đấu giá
- sales slip: (≈ receipt) biên lai mua hàng
- telesales: bán hàng từ xa, bằng điện thoại hoặc email
- terms of sales: điều khoản bán hàng Xem thêm các thuật ngữ cơ bản về market và market research.
- cash sale: giao dịch bằng tiền
- combination sale: phối hợp tiêu thụ
- conditions of sales: điều kiện tiêu thụ
- consignment sale: gửi bán, ký gửi
- direct sale: tiêu thụ trực tiếp
- estimated sale: đánh giá tiêu thụ
- exclusive sale: mua tất cả, bao tiêu
- external sale: ngoại tiêu, bán ra ngoài
- forward sale: tiêu thụ hàng hóa theo hẹn
- government sale: nhà nước bán
- gross sales: tổng số tiền tiêu thụ
- indirect sale: tiêu thụ gián tiếp
- sale afloact: tiêu thụ hàng hóa trên tàu
- sale at market price: bán theo giá thị trường
- sales analysis: phân tích bán hàng
- sales audit: kiểm tra bán hàng
- sales budget: ngân sách bán hàng
- sales by brand: bán theo nhẵn hàng sản phẩm
- sale by bulk: bán sỉ, bán buôn
- sale by description: bán theo sách hướng dẫn
- sales confirmation: giấy xác nhận bán hàng
- sales contest: cạnh tranh bán hàng
- sales discount: chiết khấu bán hàng
- sales force: lực lượng bán hàng
- sales by inspection: bán hàng đã được kiểm nghiệm
- sales by instalments: bán hàng theo phương thức trả góp
- sales by sample: bán theo catalo
- sales by specification: bán theo quy cách
- sales by stand or type: bán theo tiêu chuẩn và chủng loại hàng hóa
- sales by standard: bán theo tiêu chuẩn
- sales chain: dây chuyền bàn hàng
- sale on account: bán chịu
- sale on commission basis: bàn hàng hưởng hoa hồng
- sales potential: tiềm năng tiêu thụ
Các Thuật Ngữ Về Mô Hình, Phương Pháp Quản Trị, Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp
KPI là gì?
KPI viết tắt của từ “Key Performance Indicator” có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc.
OKR là gì?
OKR là viết tắt cho cụm từ tiếng anh Objectives and Key Results (tạm dịch: Mục tiêu và Kết quả then chốt). Đây là một phương pháp quản trị doanh nghiệp, và hoạt động theo đúng như tên gọi của nó. Khi ứng dụng OKRs, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc tính toán để tạo ra những kết quả then chốt (Key Results) nhằm hiện thực hóa mục tiêu (Objectives) trong thời hạn nhất định, thông thường sẽ tính theo quý.
BSC là gì?
BSC hay Balanced Score Card – còn được gọi là Thẻ điểm cân bằng là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, được tổ chức kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ sử dụng nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra.”
SWOT là gì?
SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.
Mô Hình PEST
PEST là một mô hình phân tích các yếu tố bên ngoài, trong đó “P” đại diện cho tình hình Chính trị (Politics), “E” là kinh tế (Economic), “S” cho xã hội (Social) và “T” là công nghệ (Technology). Phân tích PEST mô tả một bộ khung gồm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý chiến lược của doanh nghiệp.
Mô Hình 7S:
- Strategy – chiến lược
- Structure – cơ cấu
- System – hệ thống
- Style – phong cách
- Shared Value – giá trị chung
- Staff – đội ngũ nhân viên
- Skill – kỹ năng
Ma Trận BCG
Ma trận BCG viết tắt của ma trận Boston Consulting Group. Lý thuyết ma trận BCG được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần cho doanh nghiệp mình bằng cách đưa các danh mục sản phẩm vào 4 nhóm, xác định vị trí của các sản phẩm này trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư hay loại bỏ. Ma trận boston này chúng ta sẽ phân tích các khía cạnh của ma trận tương ứng vơi trục tung và trục hoành đó là:
- Thị phần (Market Share): Thị phần của sản phẩm trên thị trường là thấp hay cao.
- Triển vọng phát triển (Market Growth):Khách hàng tiềm năng trong thị trường có triển vọng phát triển hay không.
CPM là gì?
Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM viết tắt của từ Competitive Profile Matrix. Là một mô hình xác định các đối thủ cạnh tranh chính của công ty và các điểm mạnh và điểm yếu của chính công ty trong tương quan với vị thế chiến lược của công ty cạnh tranh
SMART là gì?
- S – Specific: Tính cụ thể, chi tiết và dễ hiểu của mục tiêu đặt ra.
- M – Measurable: Là mục tiêu có thể đo lường được
- A – Actionable: Là tính khả thi của mục tiêu.
- R – Relevant: Tính thực tế của mục tiêu
- T – Time-Bound: Thời gian cụ thể của mục tiêu
MBO là gì?
MBO là Management by Objectives – mô hình quản trị theo mục tiêu: Bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu của cấp cao nhất, sau đó xác định mục tiêu và chỉ tiêu của các cấp thấp hơn hoặc trong thời hạn ngắn hơn. MOB Quản lý toàn bộ công việc dựa trên việc đo lường mục tiêu và dựa trên kế hoạch thực hiện mục tiêu.
MBP là gì?
MBP là Management by Process – mô hình quản trị theo quá trình: Ta xác định các bước để thực hiện công việc, rồi xây dựng qui trình cho công việc đó, xây dựng kế hoạch kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm tra thử nghiệm, MBP đo lường theo kế hoạch kiểm soát quá trình và kế hoạch kiểm tra thử nghiệm.
Risk là gì?
Theo định nghĩa chính thống Risk – Rủi ro chính là sự kết quả của việc kinh doanh ở thời điểm hiện tại hay tương lai sẽ xảy ra một số điều khác với dự kiến từ trước. Hay nói cách khác chính là kết quả không như kỳ vọng. Sự chênh lệch này sẽ tạo ra rủi ro. Bởi giới kinh doanh – đầu tư họ cho rằng với những thứ không thể kiểm soát hay lường trước được chính là bản chất của rủi ro.
Các thuật ngữ trong doanh nghiệp khác
Các thuật ngữ về tình hình kinh doanh trong doanh nghiệp
- M&A ( Mergers & Acquisitions) – mua lại và sát nhập
- IPO ( Initial Public Offering) – lên sàn
- USP (Unit selling point) – lợi thế bán hàng tuyệt đối
- SBU (Strategic Business Unit) – đơn vị kinh doanh chiến lược
- Franchise – nhượng quyền
- Burn rate – tỉ lệ số tiền sử dụng từ việc huy động vốn theo tháng.
- P/L (Profit and Loss): báo cáo tình trạng lãi lỗ trong kinh doanh (benefit)
- Cashflow – dòng tiền: là tổng số tiền có khả năng luân chuyển của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
- Plattform – nền tảng của một hoạt động kinh doanh, một phần mềm, một sản phẩm,…
- Esop (Employee Stock Ownership Plan) – Kế hoạch chuyển đổi quyền sở hữu cổ phần cho người lao động trong công ty.
- A budget – Ngân sách / quỹ : Là một lượng tiền mà một doanh nghiệp tích luỹ và phân bổ cho một kế hoạch cụ thể
- Overspend : Chi tiêu vượt quá kế hoạch
- Break even point – điểm hoà vốn : điểm mà doanh thu từ hoạt động kinh doanh bù đắp được các chi phí để DN ở trạng thái hoà vốn
- Make a profit – Kinh doanh có lãi : Khoản tiền còn lại sau trừ đi hết tất cả các khoản chi phí trong một kế hoạch kinh doanh / một thời điểm cụ thể
- Sources of capital – nguồn Vốn : Là toàn bộ những gì có thể quy đổi thành được đầu tư vào hoạt động kinh doanh của DN.
- Revenue – Doanh thu : Là tổng số tiền mà doanh nghiệp sẽ thu được từ hoạt động bán hàng, tài chính, cung cấp dịch vụ.
- Profit – lợi nhuận : Là số tiền còn lại trên báo cáo tài chính sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí
Các Thuật Ngữ Về Loại Hình Doanh Nghiệp
- FMCG – Fast-moving consumer good: Hàng tiêu dùng nhanh
- B2B – Business to business: Hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp
- B2C – Business to consumer: Hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
- B2G – Business to government: Hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp và chính phủ
Các Thuật Ngữ Về Chứng Chỉ, Chứng Nhận Hàng Hóa
Chứng chỉ C/O là gì?
C/O viết tắt của từ Certificate of Origin ( hay còn gọi là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu, C/O cho biết xuất xứ, nguồn gốc của một hàng hóa nào đó được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.
Ngoài ra nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá nhiều.
Chứng chỉ C/Q là gì?
C/Q ( viết tắt của từ Certificate of Quality ) là giấy chứng nhận chất lượng có phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
Chứng chỉ CCC là gì?
CCC hay còn gọi là chứng chỉ 3C viết tắt của từ “China Compulsory Certificate”, dịch sang tiếng Việt là “Chứng nhận bắt buộc của Trung Quốc”. CCC là tên của một chứng nhận và là một cách thức để xác nhận độ an toàn của các sản phẩm khi được nhập khẩu, mua bán và sử dụng tại thị trường Trung Quốc.
Chứng chỉ CE là gì?
CE viết tắt của European Conformity là Chứng nhận CE Marking được xem như hộ chiếu kỹ thuật thương mại, giấy thông hành của sản phẩm trên thị trường EU và Hiệp hội Thương mại Tự do EFTA cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Các sản phẩm mang dấu CE nghĩa là nó đã được đánh giá, kiểm định trước khi đưa ra thị trường, đáp ứng các yêu cầu của các nước thành viên EU về an toàn sức khỏe và môi trường.
VietGAP là gì?
VietGAP viết tắt của từ Vietnamese Good Agricultural Practices là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam. Bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Các thuật ngữ Tài chính, kế toán được sử dụng nhiều nhất
Accounting: Kế toán
A set of concepts and techniques that are used to measure and report financial information about an economic unit.
Một tập hợp các khái niệm và kỹ thuật được sử dụng để đo lường và báo cáo thông tin tài chính về một đơn vị kinh tế.
Accounting equation: Phương trình kế toán
A financial relationship at the heart of the accounting model: Assets = Liabilities + Owners’ Equity.
Phản ánh mối quan hệ tài chính, là vấn đề cốt lõi của mô hình kế toán: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
Assets: Tài sản
The economic resources owned by an entity; entailing probable future benefits to the entity.
Các nguồn lực kinh tế thuộc sở hữu của một tổ chức; có khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho các chủ thể.
Auditing: Kiểm toán
The examination of transactions and systems that underlie an organization’s financial statements.
Việc kiểm tra các giao dịch và hệ thống làm cơ sở cho báo cáo tài chính của một tổ chức.
Balance sheet: Bảng cân đối kế toán
A financial statement that presents a firm’s assets, liabilities, and owners’ equity at a particular point in time.
Một báo cáo trình bày tình hình tài sản của một công ty, công nợ và vốn chủ sở hữu của công ty đó tại một thời điểm cụ thể.
Certified public accountant (CPA): Kế toán viên công chứng (CPA)
An individual who is licensed by a state to practice public accounting.
Một cá nhân được cấp chứng chỉ cấp nhà nước được hành nghề kế toán công.
Corporation: Công ty
A form of business organization where ownership is represented by divisible units called shares of stock.
Một hình thức tổ chức kinh doanh mà tại đó quyền sở hữu được chia nhỏ bằng số cổ phần của cố phiếu.
Dividends: Cổ tức
Amounts paid from profits of a corporation to shareholders as a return on their investment in the stock of the entity.
Khoản chi trả từ lợi nhuận của một công ty cho các cổ đông như một lợi tức đầu tư của họ vào các cổ phiếu của của công ty đó.
Expenses: Chi phí
The costs incurred in producing revenues.
Các chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu.
Financial accounting: Kế toán tài chính
An area of accounting that deals with external reporting to parties outside the firm; usually based on standardized rules an procedures.
Lĩnh vực kế toán xử lý các giao dịch với đối tác bên ngoài công ty, dựa trên các quy tắc, được chuẩn hóa như một thủ tục hay qui định.
Financial statements: Báo cáo tài chính
Core financial reports that are prepared to represent the financial position and results of operations of a company.
Báo cáo tài chính được chuẩn bị để mô tả tình hình tài chính và kết quả hoạt động của một công ty.
Historical cost principle: Nguyên tắc giá gốc
The concept that many transactions and events are to be measured and reported at acquisition cost.
Khái niệm cho rằng các giao dịch và sự kiện được đo lường và báo cáo theo giá mua.
Income statement: Báo cáo thu nhập
A financial statement that summarizes the revenues, expenses, and results of operations for a specified period of time.
Một báo cáo tài chính tóm tắt các khoản doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.
Internal auditor: Kiểm toán nội bộ
A person within an organization who reviews and monitors the controls, procedures, and information of the organization.
Nhân viên trong một tổ chức chịu trách nhiệm soát xét và giám sát các thủ tục kiểm soát, cũng như các thông tin của tổ chức đó.
International Accounting Standards Board: Ủy Ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế
An organization charged with producing accounting standards with global acceptance.
Một tổ chức chịu trách nhiệm phát hành và chỉnh sửa chuẩn mực kế toán được sự chấp nhận toàn cầu.
Liabilities: Công nợ
Amounts owed by an entity to others.
Các khoản nợ của một công ty với những đối tượng khác.
Managerial accounting: Kế toán quản trị
An area of accounting concerned with reporting results to managers and others who are internal to an organization.
Lĩnh vực kế toán liên quan đến báo cáo các kết quả cho các nhà quản lý và những nhà quản lý nội bộ trong một tốt chức hay một doanh nghiệp.
Net income: Thu nhập ròng
The excess of revenues over expenses for a designated period of time.
Phần chênh lệch doanh thu hơn chi phí trong một thời kỳ.
Net loss: Lỗ ròng
The excess of expenses over revenues for a designated period of time.
Phần chênh lệch chi phí lớn hơn doanh thu cho một thời kỳ nào đó.
Owner investments: Các khoản đầu tư của chủ sở hữu
Resources provided to an organization by a person in exchange for a position of ownership in the organization.
Nguồn lực đóng góp cho một tổ chức của một người đổi lại là một vị trí sở hữu trong tổ chức đó.
Doanh thu (Revenue):
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra một thành phẩm. Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho ( giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm,….). Đối với một công ty sản xuất thì cũng tương tự nhưng phức tạp hơn một chút do đầu vào của nó là nguyên liệu chứ chưa phải thành phẩm.
Một số nhà cung cấp họ có thể chuyển hàng tới tận kho của chúng ta, họ cộng các khoản chi phí như vận chuyển, bảo hiểm, thuế má…vào giá bán chúng ta. Như vậy giá vốn hàng bán sẽ tính toán cụ thể tùy thuộc vào hợp đồng với nhà cung cấp quy định cụ thể như thế nào.
Ví dụ: Tôi mở một cửa hàng bán đĩa với số vốn chủ sở hữu là 100 triệu, giá vốn của đĩa CD trắng tôi sẽ bán là 1000 đ/ chiếc, là giá mà nhà cung cấp mang hàng tới tận nơi.
Chi phí:
Lợi nhuận gộp ( Income)
Lợi nhuận gộp = tổng doanh thu – Tổng giá vốn hàng bán. Ví dụ như ta doanh thu 10 tr do bán mặt hàng A, giá vốn của mặt hàng A là 8 triệu đồng, thì lợi nhuận gộp là 2 triệu đồng.
Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận thuần) (Net Income)
Lợi nhuân ròng = Lợi nhuận gộp – chi phí bán hàng – chi phí quản lý…(các loại chi phí khác mà DN phải bỏ ra).
Lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận thuần – thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ như thuế thu nhập của DN VN là 25% (đang có hướng xuống 20%).
Tài sản (Assets)
Nguồn vốn:
ROA – Return of Assets
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ROA= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản. Vì Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn nên công thức sau cũng vẫn đúng ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng nguồn vốn.
ROE -Return of common Equity
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu.
Như vậy ROE sẽ phải lớn hơn lãi gửi ngân hàng hiện nay là 8% thì mới bõ đầu tư vì gửi ngân hàng an toàn trong khi kinh doanh thì có thể lỗ.
Các thuật ngữ Marketing được sử dụng nhiều nhất
1. Affiliate Marketing là gì?
Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator&hellip áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng online trên mạng.
2. Advertiser: Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher)
3. Ad Network – Advertising Network: Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website khác nhau. Google, Chitika, Infolinks, Admax… là những ad networks lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Ambient, Innity, Admarket của Admicro…
4. Adwords – Google Adwords là gì: Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…
5. Adsense – Google Adsense là gì: Google Adsense là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.
6. Analytics – Google Analytics: Là công cụ miễn phí cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.
7. Banner: (Biểu ngữ) Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.
8. Booking: Chỉ việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử
9. Content – content Marketing – tiếp thị nội dung: thông điệp hay nội dung quảng cáo hay được dùng để quảng cáo, hay truyền tải đến khách hàng nhằm đạt được mục đích đã được định ra sẵn.
10. CTR – Click through Rate: Là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.
11. CPA – Cost Per Action là gì: CPA Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.
12. CPC – Cost Per Click là gì: CPC Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.
13. CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions) là gì?: CPM Là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.
14. CPD – Cost Per Duration là gì: CPD Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng&hellip. Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.
15. Contexual Advertising là gì: Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.
16. Click Fraud – Fraud Click là gì: Click Fraud hay Fraud Click là những click gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang lại lợi ích không chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.
17. Content Networks: là thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords.
18. Conversion – Conversion Rate là gì: Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).
19. Dimension: Kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px
20. Doorway Page: Một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.
21. Demographics: Thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…
22. Display Advertising là gì: Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.
23. Geo Targeting/Geographic: Là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng
24. Forum seeding là gì? Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.
25. Facebook Marketing: Marketing, quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên mạng xã hội Facebook
26. Facebook Post: Bài đăng trên Facebook. Có thể là lên tường facebook cá nhân hoặc trên fanpage
27. Facebook ads – facebook advertising: Quảng cáo trên facebook và sử dụng những dịch vụ mà facebook cung cấp.Hybrid Pricing Model: Là một mô hình tính giá trong Online Marketing kết hợp giữa CPC và CPA (hoặc đôi khi kết hợp giữa CPC, CPA, CPM).
28. Impression: là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.Keyword – Từ khoá: Khi bạn tìm bất cứ những thông tin nào bạn muốn hãy đánh vào công cụ tìm kiếm và sử dụng những từ khóa. Ví dụ bạn có thể dùng từ khóa “vietnam”, “vietnamese” hay “vietnam informations” để tìm kiếm thông tin về Việt Nam trên mạng Internet.
29. KPI – Key Performance Indicator: Là các chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.
30. Landing Page: là một trang web (khác với 1 website) được tạo ra nhằm mục đích thu hút người truy cập trong chiến dịch quảng cáo, Landing Page có mục tiêu là chuyển đổi từ khách truy cập trở thành khách hàng thông qua Form đăng ký, Form liên hệ…, Ngoài ra Landing Page còn là thuật ngữ dùng chỉ trang đích của một chiến dịch SEO, hay quảng cáo Adwords, Quảng cáo banner…
31. Meta “Dscripetion” Tag – Thẻ Meta “Description”: Công cụ tìm kiếm cho phép bạn ở bất kỳ đây cũng có thể sử dụng từ 135 đến 395 ký tự trong thẻ Meta “Description”. Bởi vì ở đây chính là cái sẽ hiển thị site của bạn cho tất cả những người truy cập công cụ tìm kiếm và đảm bảo rằng 135 ký tự đầu sẽ hiển thị chính xác website của bạn.
32. Meta “keywords” Tag – Thẻ Meta “từ khoá”: Đây chính là nơi chính xác cho các từ khoá. Danh sách từ khoá của bạn cần ngắn gọn, sử dụng cả từ đơn và cụm từ. Phần lớn những người truy cập công cụ tìm kiếm đôi khi gõ từ khoá sai và vì thế bạn cần có danh sách các từ khoá đánh sai.
33. Meta Tag – Thẻ Meta: Meta Tag: cung cấp các từ khoá và những thông tin cụ thể. Những người truy cập trang web sẽ không nhìn thấy thông tin này nếu như họ không xem mã nguồn.
34. Newbie: là thuật ngữ có nghĩa là Người mới – Thuật ngữ này thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mò tìm hiểu về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người đang tập chăn gà.
35. Online Marketing (Marketing Online) là gì: Online Marketing là hình thức marketing dựa trên các công cụ của internet. Online Marketing bao gồm nhiều công cụ/hình thức như: Display Advertising, SEM – Search Engine Marketing, Email Marketing, Social Marketing…
36. Organic Search Result: là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang “kết quả tìm kiếm” của Google.
37. Pageviews: Số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.
38. Paid Listing: Thuật ngữ này thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine hay một trang web danh bạ nào đó.
39. PPC – Pay Per Click: tương tự như CPC
40. PPL – Pay Per Lead; PPS – Pay Per Sale: tương tự như CPA
41. Payment Threshold: là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…
42. Pop Up Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.Pop Under Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại. Hình thức này cũng không còn được áp dụng phổ biến.
43. Publisher: Thuật ngữ nói đến những nhà xuất bản website, những người sở hữu website/ hoặc chính 1 website nào đó. Publisher tham gia đặt các quảng cáo cho các Advertiser và có được thu nhập. Tại Việt Nam có nhiều publiser lớn như: Vnexpress, 24h.com.vn, Dantri, Ngoisao.net, Zing…
44. ROI – Return on Investment: Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?
45. Search Engine Marketing: Marketing qua công cụ tìm kiếm, bao gồm Google Adwords và SEO
46. SEO – Search engine optimization: Tối ưu hoá (cho) động cơ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.
47. SERP – Search Engine Result Page: là trang kết quả tìm kiếm được hiển thị sau khi người dùng thực hiện một thao tác tìm kiếm.
48. Sitemap – Bản đồ/sơ đồ website: Có hai loại Sitemap:
48.1. Sitemap dành cho Search Engine thường có định dạng sitemap.xml, giúp các Search Engine dễ dàng craw thông tin trên website
48.2. Sitemap dành cho người dùng giúp người dùng dễ dàng theo dõi và tìm hiểu website. Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing. Social Networks: là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực:
• Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn…
• Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net…
• Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net, Nghenhac.info…
• Mạng kết bạn: Thegioibansi, Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn
• Mạng cập nhật tin tức: Twitter, thegioibansi,…
• Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến
• Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Thế giới bán sỉ, Google hỏi đáp…
• Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare.net, Docstoc.com…
• Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks
49. SSL – Secure Socket Layer – Lớp bảo mật SSL: Với cơ chế này, khách hàng của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ không bị đánh cắp qua Internet.
50. Skycraper: Một kích thước quảng cáo phổ biến và được IAB khuyến khích sử dụng, kích thước 160x600px hoặc 120x600px
51. Unique Visitor là gì: Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ, trong 1 ngày bạn và xem website 2 lần, mở tổng cộng 6 trang thì sẽ được tính là: 1 visitor, 2 visits, 6 pageviews.
52. Usability: Thuật ngữ online marketing này thể hiện sự tiện dụng, tính dễ sử dụng của website đối với người dùng.
53. Visit: Số lượt ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor
54. Visitor: Số người ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Quy luật Pareto – 80/20: Bí mật làm giàu của thương gia kinh doanh ăn uống để không cần đông khách vẫn thu lời bạc tỷ
- Kinh doanh muốn gặt hái nhiều thành tựu nhất định phải nắm rõ “Tháp nhu cầu Maslow”: Hiệu quả hay không đều dựa trên nguyên lý này
- Bán hàng thần sầu, chốt đơn thần tốc, bán được mọi thứ với 6 cấp độ khiến khách hàng không thể chối từ