Người ta nói người Hoa ở khu Chợ Lớn giàu nứt vách là chuyện có thật, nhưng điều kỳ lạ mà nhiều người thấy được ở khu người Hoa là nhà cửa của họ lại rất cũ kỹ, không được chăm chút như người Việt mình.
Người Hoa du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, họ xây dựng được một cộng đồng lớn, sinh sống rải rác tại nhiều tỉnh thành. Đặc biệt, người Hoa tập trung nhiều ở Sài Gòn, thường sống tại khu Chợ Lớn thuộc quận 5, quận 6 và quận 11. Người Hoa có bản tính tiết kiệm, biết làm ăn và có tư duy đầu tư kinh tế nổi trội nên thường phát đạt nhờ việc kinh doanh.
Theo thông tin từ Vietnamnet, hầu hết những trung tâm thương mại đình đám của Sài Gòn ở thời kì trước đều có sự góp mặt của người Hoa. Nhờ những yếu tố đó, cộng đồng người Hoa sống tại Sài Gòn phần lớn đều có “của ăn của để”.
Hiện tại, có thể kể đến một số ông “trùm” lớn như Lương Vạn Vinh (ông chủ nước rửa chén Mỹ Hảo), Trần Kim Thành (ông chủ bánh kẹo Kinh Đô), Kao Siêu Lực (ông chủ bánh ABC),…
Tuy nhiên, họ thường chọn sống trong những ngôi nhà xập xệ, cũ kỹ chứ không chăm chút, khang trang như người Việt. Nhiều người Việt cho rằng, cuộc sống của cộng đồng Hoa nhân tại Sài Gòn nghèo nàn và “ki bo”, thế nhưng, đó là một bí thuật riêng biệt mà ít ai biết.
Đây là những lý do khiến cho họ giàu nhưng không bao giờ mua đất cất nhà lầu:
1. Người Hoa không thích phô trương
Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên thế kỷ 19. Sau đó, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp.Rồi họ sang với hai bàn tay trắng và làm nên sự nghiệp nên họ rất quý những đồng tiền họ làm ra, họ tiết kiệm lắm.
Không giống như người Việt mình thích hô hào phóng đại thêm tên tuổi để có gì vay mượn, xoay chuyển càn khôn,….mà người Hoa không giàu họ sẽ từ từ lặng im làm giàu. Người Hoa đã giàu họ cũng im lặng để duy trì tài sản của họ mà thôi.
2. Tâm linh “Nhà là nơi bắt đầu và cũng không nên thay đổi”
Người Trung Quốc xưa rất coi trọng việc chọn đất làm nhà, cất mộ. Họ cho rằng gia chủ có ăn nên làm ra hay không, phần lớn đều liên quan đến việc chọn nhà, cất mộ, có chọn được đất lành, hướng tốt hay không. Người Hoa rất kỹ về phong thủy nên đã làm ăn được ở đâu thì không thay đổi. Quán xá dù nhỏ, nếu làm ăn phát đạt vẫn chỉ làm thêm cơ sở mới, không xây lên.
Họ nghĩ rằng chính nơi họ bắt đầu ấy phong thủy tốt, giúp họ làm ăn khấm khá cho nên họ sẽ tiếp tục duy trì như trước. Họ sợ “sai 1 li sẽ đi 1 dặm”, sợ “mất tất cả những gì đang có” nên thà họ sống ở chỗ cũ mà vẫn duy trì được cuộc sống như trước thì vẫn hay hơn.
3. Coi trọng nguồn cội
Họ sống kiểu “hệ sinh thái” mà. Hỗ trợ, tương trợ nhau mà sống cho nên không cần phải lo lắng gì cả. Người làm ăn tốt thì giúp đỡ người nghèo, người lớn giúp đỡ người trẻ,….Người Hoa họ có cả một cộng đồng hỗ trợ: bạn hàng cho mua thiếu lâu hơn, các đàn anh trong nghề chỉ vẽ đôi đường và còn giới thiệu đối tác, người trong tộc luôn ủng hộ…sống như vậy quá tốt rồi nên đâu ai nghĩ tới chuyện phải đổi đi nơi khác.
Họ dạy nhau phải biết “Kính nghiệp” . Điều đó có nghĩa là mình làm giàu chưa đủ mà còn phải biết chia sẻ cách làm giàu, chia sẻ nỗi khổ với người thất bại, kết nối cộng đồng lại với nhau.
4. Trọng nghĩa khí
Mỗi năm, khu hội quán Nghĩa An bên cạnh trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5 đều có tổ chức bán đấu giá những cái lồng đèn tuyệt đẹp để lấy tiền chăm lo đời sống và giáo dục cho con em gốc Hoa.
Số tiền tự nguyện mà cứ tăng dần, chục triệu, trăm triệu, rồi một tỉ, hai tỉ đồng,…không ai tiếc tiền cho thế hệ trẻ, kể cả người chẳng phải ruột thịt. Nhiều khi tiền bạc họ để dành dụ còn giúp đỡ người trong họ phường chứ không hẳn là phải mua đất cất nhà rần rần đâu.
5. Công bằng về tài sản
Bất kể người con trai thuộc ngôi thứ nào nếu tỏ ra uy tín cũng đều được người cha tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Người con nào là phá gia chi tử, bị liệt vào hạng thất dụng thì không được giao việc liên quan đến tiền bạc mặc dù vẫn được thương yêu.
Người hoa quan niệm là họ cho con cái những thứ tinh túy, cho “cần câu” chứ không cho “con cá”. Bởi vậy mua đất nhiều cất nhà nhiều cũng không nghĩa lý gì cả. Nếu con cái họ giỏi, tự ắt nó cũng làm ra được những thứ đó. Còn con cái họ không ra gì thì cho chi phí phạm thêm thôi
6. Người Hoa ít ham rẻ, chủ yếu ăn uống, mua sắm ở chứ không nghĩ nhiều tới chuyện nhà cửa
Đối với họ thì chất lượng và uy tín quan trọng nhất. Họ không tham của rẻ, không sống theo kiểu ăn nhịn ăn bớt. Rất quan tâm đến đời sống con cháu nên bản thân ai nấy đều tự nhắc nhở mình phải tuân thủ quy tắc làm “điều răn” ấy. Cuối cùng họ chăm cái ăn hơn cái ở vì cái ăn ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe họ nhiều hơn. Tiền dồn vào ăn uống chứ không đầu tư vào nhà là vậy.
7. Người Hoa không muốn thấy “kẻ ăn mày” trong cộng đồng của họ
Một trong những triết lý của họ là cần–kiệm. Họ không có thói quen xài tiền như nhiều người dân khác ở Sài Gòn. Kiếm ít thì xài ít, kiếm nhiều cũng dùng tiền giúp đỡ người trong cùng bang.
Họ luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, giúp người khác tự mưu sinh. Đối với họ, giúp là phải giúp cho giàu, không phải chỉ để có ăn cho qua ngày đoạn tháng. Và nhờ vậy không có bất mà không bao giờ thấy “kẻ ăn mày” trong cộng đồng của họ.
Tham khảo Hội quán người Hoa
Tại sao người Hoa luôn kinh doanh thành công dù ở bất kỳ quốc gia nào?
Người Hoa nổi tiếng đoàn kết trên thế giới. Đặc điểm của những khu có người Hoa sinh sống chính là văn hóa phường xã, bang hội (*).
1. Triết lý bang hội
Người Hoa nổi tiếng đoàn kết trên thế giới. Đặc điểm của những khu có người Hoa sinh sống chính là văn hóa phường xã, bang hội(*). Gần như ở đâu, người Hoa cũng sống tụ tập lại với nhau, chịu sự quản lý của trưởng thôn/bang trưởng (thường cũng là người gốc Hoa). Họ có truyền thống giúp đỡ người đồng hương.
Tại Chợ Lớn, bất kỳ ai di cư từ Trung Quốc sang đều được hỗ trợ chỗ ở, việc làm. Tới tuổi thì anh em giúp mai mối, dựng vợ gả chồng, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết nội bộ. Ngay cả với người mất, nếu không có tiền, bang cũng sẽ gom góp lo chuyện hậu sự.
Như khi đi tìm hiểu những câu chuyện về người Hoa ở Chợ Lớn, người viết đã được chứng kiến sự dễ tính bất thường của một chú giữ xe khi gặp đồng hương. Cách vài phút, chú còn căng thẳng buộc cô bạn tôi để xe lại vì làm mất phiếu, dù có cả giấy tờ đầy đủ vẫn không được “tha”.
Ngay sau khi nghe cô ấy gọi điện cho gia đình và nói bằng tiếng Tiều, người giữ xe ngay lập tức xuống giọng và cho lấy xe về. Ra là người Hoa với nhau cả! Vì vậy, khi đưa tôi đi vào các hẻm hóc của Chợ Lớn, bạn tôi đi như… hẻm nhà. Không sợ ai, cũng chẳng ngại gì. Tôi có cảm giác, biết tiếng Hoa ở Chợ Lớn là thứ vũ khí gì ghê gớm lắm, cứ cùng thứ tiếng là anh em!
(*) Bang hội: ở đây là bang hội phục vụ kinh tế, có nhiều ở thời xưa, trước 1975.
2. Đi tới đâu lập chợ tới đó
Đi đâu người ta cũng thấy Chinatown. Chinatown nào cũng lớn mạnh và giàu có. Người ta nói, người Hoa giỏi kinh doanh, nên đi đâu cũng làm ăn được. Tôi không đi nước ngoài nhiều nên không rõ.
Duy cứ nhìn vào việc người Hoa chạy xuống miền Nam, lập chợ đầu tiên – chứ không phải bệnh xá, trường học – thì đủ biết họ mạnh điều gì. Cho đến nay, Chợ Lớn vẫn là khu chợ có quy mô kinh doanh lớn nhất miền Nam, quy tụ những chợ lớn nhất Sài Gòn: Kim Biên, Bình Tân, An Đông, Tân Thành…
Người Hoa có làm ăn theo nghề gia đình, cha truyền con nối, ít thuê người ngoài, không bỏ nghề bao giờ. Vì thế, khắp Chợ Lớn, chúng ta toàn gặp những con đường suốt mấy chục năm chỉ bán đúng một mặt hàng, không đổi ngành và cũng không ai ăn cắp nổi.
Tôi có hỏi một người bạn, người Hoa có khu ổ chuột không? Nó ngớ ra rồi lẩm bẩm, nhỏ giờ chưa từng biết những chỗ như vậy.
Người Hoa dù có ở nhà cửa lớn bé thế nào, vẫn không phải là người nghèo. Cũng hợp ký thôi, vì vốn người Hoa khó khăn đều có đồng hương đỡ đầu, ít ai lâm vào tình cảnh thiếu thốn quá mức.Nếu để ý, người ta cũng có thể thấy, các “ông trùm” công ty kinh doanh ở miền Nam hầu hết là người gốc Hoa: Thái Tuấn, Sacombank, Kinh Đô, Đồng Khánh, Bút bi Thiên Long…
3. Tới chợ Lớn, đi ăn trước!
Cũng giống như hầu hết Chinatown trên thế giới, Chợ Lớn luôn hấp dẫn người địa phương và khách du lịch với các con phố ẩm thực đặc sắc. Thức ăn là một trong những điều mà người Hoa tự hào nhất.
Dù đã sống ở Sài Gòn rất lâu, lâu đến mức người ta cứ phải tranh cãi với nhau về việc người Hoa hay người Kinh là ông tổ của Sài Gòn, nhưng người ở khu Chợ Lớn vẫn giữ được rất nhiều món ăn thuần Trung.
Đành rằng để phát triển kinh doanh, họ buộc phải thay đổi khẩu vị, phục vụ người Việt. Nhưng đâu đó giữa các hẻm Chợ Lớn, người Hoa vẫn nằm lòng các địa điểm ăn uống “nguyên bản”.
Ở các gia đình người Hoa hoặc có mẹ/vợ là người Hoa, dễ bắt gặp những bữa ăn thịnh soạn trong bất kỳ buổi nào. Sự phát triển của ẩm thực Hoa cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen ăn uống của người Sài Gòn. Các món rất quen như: há cảo, hoành thánh, sủi cảo, phá lấu, bò pía… đều được xem như những đặc sản của Sài Gòn.
4. Triết lý: tiểu phú do cần
Kinh doanh giỏi, giàu có nhưng hầu hết người Hoa lại sống rất tiết kiệm. Một trong những triết lý của họ là cần–kiệm. Ở khu có người Hoa sinh sống, hầu như rất khó để kiếm được một kẻ “ăn mày”. Bởi họ không có thói quen cho tiền như nhiều người dân khác ở Sài Gòn.
Ngược lại, người Hoa lại luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, giúp người khác tự mưu sinh. Đối với họ, giúp là phải giúp cho giàu, không phải chỉ để có ăn cho qua ngày đoạn tháng.Thành ra người Hoa ở Chợ Lớn đa phần đều cần mẫn làm việc, không nhờ vả và cũng ít phung phí.
Họ chỉ thực sự “vung tiền” làm từ thiện trong các buổi bán đấu giá vật phẩm có tổ chức quy mô trong các lễ Tết. Số tiền được “vung” ra luôn nhiều hơn 10 con số, tất cả đều có mục đích vì tôn giáo, hỗ trợ đồng hương.
Người Hoa hầu hết có tầm nhìn trong buôn bán. Họ đặt chữ tín hàng đầu nên thường giữ được mối làm ăn lâu dài với thương lái trong và ngoài nước. Chính vì thế mà dù chỉ chiếm 7% dân số Sài Gòn như tỉ trọng doanh nghiệp của người Hoa lại chiếm 30% ở thành phố đầu tàu đất nước.
5. Bằng cấp là thứ yếu
Ngược lại với sự phát triển của kinh doanh, buôn bán, người Hoa tỏ ra ít coi trọng bằng cấp. Với họ, quan trọng hơn cả là sự cần mẫn và năng suất lao động. Chỉ cần làm việc hoặc quen biết ai đó làm việc dưới một người sếp gốc Hoa, bạn sẽ dễ dàng nhận ra anh ta coi trọng khả năng đến thế nào. Ngay cả ngoại hình, giao tiếp cũng không thực sự quan trọng. Vì thế, hầu hết các gia đình có truyền thống kinh doanh đều coi nhẹ việc học của con cái, so với người Kinh.
Đi dọc Chợ Lớn, dễ nhận ra nhiều bạn trẻ đang độ tuổi đi học đã bắt đầu bán lớn buôn bé ở đây cùng gia đình. Hay cụ thể hơn là Quận 5 nhiều trường cấp 2 hơn cấp 3. Người Hoa luôn muốn con cái được tiếp xúc sớm với kinh doanh. Họ có thể khắt khe với con ngay từ nhỏ bằng việc cho thôi học, bắt đi làm công để sau này đứa trẻ đủ hiểu biết để gánh vác truyền thống.
6. Sức khỏe và “chợ người giàu”
Người Hoa rất chăm lo cho sức khỏe bản thân. Bằng chứng là bên cạnh những con đường đầy đủ các mặt hàng để phục vụ cuộc sống, Chợ Lớn có cả một dãy các cửa hàng thuốc Đông y gia truyền rất lớn. Các bài thuốc này, song song với Tây y, là phương thức chữa trị giá trị nhất thế giới. Và cũng không bất ngờ, bệnh viện ở Quận 5 nhiều hơn các quận lân cận.
Dù mang “tiếng xấu” trên truyền thông về việc kinh doanh nhiều mặt hàng kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn, người Hoa lại rất cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm, hàng hóa. Bán ở nhiều chợ lớn nhỏ khắp Quận 5, người Hoa vẫn thường chọn mua hàng ở “chợ người giàu” – nơi có giá thành khá chát nhưng được đánh giá là “đáng đồng tiền”, phục vụ chủ yếu cho người Hoa.
Bên cạnh đó, trong rất nhiều các món ăn của người Hoa, người ta luôn nghe một mùi vị rất đặc trưng của thảo dược. Hay trong các bộ phim truyền hình cổ trang, các món ăn luôn đi kèm với những khả năng chữa trị và tăng cường sức khỏe một cách “thần thánh”. Điều đó đủ chứng minh cho người ta thấy được, Hoa là một dân tộc coi trọng sức khỏe hơn hết.
Tổng hợp