Tháp nhu cầu Maslow là mô hình được nhiều công ty áp dụng trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Kinh doanh muốn gặt hái nhiều thành tựu nhất định phải nắm rõ Tháp nhu cầu Maslow.
Đó là mô hình giúp mô tả nhu cầu của con người, được xếp theo thứ tự ưu tiên từ dưới lên trên, cho phép doanh nghiệp dễ dàng phân tích và tìm hiểu thông tin khách hàng một cách chính xác.
Một trong những thuyết về Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay, chính là thuyết về tháp nhu cầu Maslow. Nếu doanh nghiệp đang trong hành trình chăm sóc khách hàng một cách chu đáo thì hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu học thuyết này.
Để có những hiểu biết về tháp nhu cầu Maslow cũng như ứng dụng nó vào thực tiễn, hãy đọc bài chia sẻ sau đây!
1. Khái niệm tháp nhu cầu Maslow
Theo Abraham Maslow, nhu cầu của con người gồm hai nhóm là nhu cầu cơ bản và nhu cầu nâng cao. Vào năm 1943, ông đã viết một bài báo có tầm ảnh hưởng đưa ra năm nhu cầu cơ bản của con người và bản chất thứ bậc của chúng.
Hiện nay tháp nhu cầu của Maslow được trích dẫn và giảng dạy rộng rãi đến mức nhiều người coi mô hình này là tập hợp các nhu cầu không thể chính xác hơn.
Thuyết về tháp nhu cầu của Maslow nằm trong hệ thống các quan điểm về nhân cách của trường phái tâm lý học nhân văn và là thuyết đỉnh cao. Nó như là một khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi và phân tâm học. Tâm lý học nhân văn khác với hai khuynh hướng trên là ở chỗ nó không tạo nên một bộ mặt lý luận thống nhất về nhân cách.
2. Mô hình Maslow và một vài ví dụ
Hệ thống phân cấp tháp nhu cầu của Maslow là một lý thuyết động lực trong tâm lý học. Nó bao gồm một mô hình năm bậc về nhu cầu của con người, thường được mô tả như là các cấp bậc trong một kim tự tháp. Các nhu cầu trong thứ bậc càng thấp thì chúng càng cơ bản.
Từ cuối của thang bậc nhu cầu trở lên là:
- Nhu cầu sinh lý / cơ thể.
Hãy tưởng tượng một thế giới không có oxy trong 5 giây; chúng ta sẽ bắt đầu chết. Oxy là một yêu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của mọi sinh vật. Ăn uống cũng cần thiết để duy trì năng lượng cơ thể.
Thực tế, thức ăn và nước uống là hai yêu cầu cơ bản để chúng ta tồn tại. Không khí, thức ăn và nước thuộc “nhu cầu sinh lý”, những nhu cầu này phải được thỏa mãn trước khi chuyển sang các nhu cầu khác. Chính vì vậy, đây là nhu cầu đầu tiên trong tháp nhu cầu.
- Nhu cầu được an toàn
Sau khi đi làm, lương và môi trường làm việc an toàn là hai yêu cầu cơ bản của mỗi người lao động. Trong suốt sự nghiệp của mình, nhân viên luôn cố gắng để có được một môi trường làm việc an toàn và đảm bảo. Nó thuộc về “nhu cầu an toàn.”
- Nhu cầu xã hội
Nhóm này bao gồm các nhu cầu yêu và được yêu, được chấp nhận và thuộc về một cộng đồng nào đó. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như tìm bạn bè, người yêu,…
Vai trò của nhóm nhu cầu này rất quan trọng. Theo Maslow, lý thuyết về tháp nhu cầu cũng đã nhấn mạnh rằng, mặc dù đây không phải là nhu cầu ở cấp bậc cao nhất. Tuy nhiên nếu nó không được thỏa mãn và đáp ứng, con người có thể mắc phải những bệnh trầm trọng về tinh thần, tâm lý.
- Nhu cầu được kính trọng
Trong môi trường giáo dục, khi một học sinh được đánh giá cao, thì sẽ có xu hướng tăng kết quả học tập của mình so với học sinh kém năng động hơn.
Kết quả học tập xuất sắc sẽ làm tăng sự công nhận của sinh viên trong nhà trường và xã hội. Điều này sẽ làm tăng sự tự tin, tôn trọng và quý mến của học sinh.
- Nhu cầu thể hiện bản thân
Mô hình năm giai đoạn này có thể được chia thành nhu cầu thiếu hụt và nhu cầu tăng trưởng. Bốn cấp độ đầu tiên thường được gọi là nhu cầu thiếu, và cấp độ cao nhất được gọi là nhu cầu tăng trưởng.
Nhu cầu cơ bản nhất của con người là sinh tồn về thể chất. Và đây sẽ là điều đầu tiên thúc đẩy các hành vi. Sau khi hoàn thành cấp độ đó, cấp độ tiếp theo sẽ là động lực thúc đẩy.
Con người càng có xu hướng từ bỏ các nhu cầu cao hơn để chú ý đến việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thấp hơn. Các nhu cầu thấp hơn trong mô hình phải được thỏa mãn trước khi các cá nhân có thể đáp ứng các nhu cầu cao hơn.
Ví dụ, khi bị ốm, con người ít quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình: tất cả những gì ta muốn là sức khỏe trở nên tốt hơn.
Có một lưu ý trong thực tế rằng, mô hình này chỉ mang tính tương đối và không cần phải thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý của mình trước khi tiếp tục tìm kiếm các nhu cầu cao hơn.
Ví dụ, trong cuộc khảo sát toàn cầu của Tay và Diener, họ đã phát hiện ra rằng mọi người có thể sống trong tình trạng nghèo đói nguy hiểm. Thế nhưng vẫn đạt được nhiều thỏa mãn khi được đáp ứng các nhu cầu xã hội như lòng quý trọng.
3. Ứng dụng tháp nhu cầu trong doanh nghiệp
Hướng dẫn ứng dụng tháp nhu cầu trong quản trị nhân sự
Để có thể tập trung làm việc, điều mà các nhân viên để ý hàng đầu luôn là lương thưởng và phúc lợi. Ngoài mức lương cơ bản, nhà quản lý nên đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân viên như: Thưởng sáng kiến, thưởng tăng doanh số, du lịch hàng năm,…
Sau một thời gian làm việc, xuất hiện nhu cầu an toàn trong mỗi cá nhân. Mọi người đều mong muốn công ty đảm bảo nhu cầu về an toàn và tính mạng cho mình làm ưu tiên hàng đầu.
Nhà quản lý nên: xây dựng môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ có đầy đủ tiện nghi cần thiết. Quy định tăng ca hợp lý, không để nhân viên làm quá sức.
Phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn lao động như: Đồng phục bảo hộ lao động, hệ thống chữa cháy khẩn cấp, trang thiết bị hỗ trợ khi thực hiện công việc nguy hiểm,… Đây chính là ứng dụng của tháp nhu cầu trong quá trình quản trị nhân sự.
Nhân viên lúc này bắt đầu gắn bó với mọi người trong công ty, coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình. Đây là lúc nhu cầu tình cảm.
Khi đó, ai cũng mong muốn được làm việc trong môi trường thoải mái, nhận được sự quan tâm từ cấp trên và đồng nghiệp, đặc biệt vào những lúc khó khăn cần sự giúp đỡ.
Một số gợi ý để đáp ứng nhu cầu này của nhân viên: Tạo điều kiện để nhân viên mở rộng giao lưu giữa các bộ phận.
Lập nên một phòng ban hoặc nhóm nhân viên chuyên phụ trách hoạt động tập thể để thiết kế các chương trình giao lưu, trò chuyện và giải trí cho tập thể nhân viên. Khuyến khích mọi người tham gia các cuộc thi sáng kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp và tổ chức.
Hướng dẫn ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong Marketing
Tháp nhu cầu được các Maketers ứng dụng như thế nào để tìm ra cái nhìn sâu sắc của khách hàng trong marketing?
- Xây dựng Personas
Trước tiên, phải nắm rõ được đối tượng khách hàng cần hướng đến là ai? Mô tả mục tiêu thật chi tiết để biết được họ đang nằm ở đâu trong 5 cấp độ của tháp, biết được sản phẩm, dịch vụ đang đáp ứng loại nhu cầu nào trong 5 loại nhu cầu.
Nếu bán các hệ thống an ninh gia đình, khách hàng phải nằm ở cấp độ thứ hai của kim tự tháp: Nhu cầu được an toàn. Hay nếu bán xe hạng sang, khách hàng đang nằm trong nhu cầu thứ 4.
- Thiết kế thông điệp
Sau khi vẽ được chân dung khách hàng mục tiêu và ráp vào đúng loại nhu cầu, cần thiết kế thông điệp để giải quyết các vấn đề sau:
- Thông điệp có đánh vào việc giải quyết nhu cầu họ đang quan tâm không?
- Thông điệp nên xuất hiện ở những kênh nào?
- Làm thế nào để thuyết phục rằng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họ?
Có một ví dụ điển hình đó là hãng máy bay VietJet đánh vào phân khúc bình dân, phục vụ nhu cầu đi lại tiện lợi thông thường, thông điệp và định vị đơn giản chỉ là hãng máy bay giá rẻ. Ngược lại, Vietnam Airlines với phân khúc cấp cao sẽ mang thông điệp an toàn của chuyến đi, dịch vụ chất lượng, không ngừng phát triển và hoàn thiện.
Một ví dụ khác: Khi kinh doanh mặt hàng là xe ô tô tầm trung, hướng tới đối tượng mục tiêu là các hộ gia đình. Nếu lựa chọn tốc độ hay sự sang trọng là ưu điểm của sản phẩm là hoàn toàn sai.
Bởi nhu cầu của khách hàng mục tiêu đang thuộc cấp nhu cầu sinh lý và an toàn, nên vấn đề họ quan tâm khi mua xe chính là giá cả vừa phải, tiết kiệm xăng, tiện nghi và thoải mái.
Hoặc, cũng với chiếc xe này nhưng lại lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu là những người thương gia thì liệu có bán được sản phẩm hay không?
Khác với đối tượng mục tiêu ở trên, nhu cầu ở nhóm khách hàng này đã bắt đầu chuyển sang cấp nhu cầu cần được kính trọng và muốn thể hiện. Vậy nên, điều họ cần ở một chiếc xe chính là mức độ sang trọng, đẳng cấp và thương hiệu.
4. Ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow là một trong những lý thuyết quan trọng trong hoạt động quản trị. Lý thuyết được đưa ra gây sức ảnh hưởng vô cùng lớn vì tính ứng dụng của nó trên mọi lĩnh vực đặc biệt là trong chuyên ngành quản trị nhân sự và quản trị marketing.
Bên cạnh áp dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh, nhà quản lý có thể tìm hiểu thêm Ứng dụng nguyên tắc 80/20 trong kinh doanh và quản trị
Các nhu cầu cơ bản của con người ở đây bao gồm việc ăn, ngủ nghỉ, sinh lý đều là những việc không thể nào thiếu. Tiếp theo ở những bậc cao hơn là các nhu cầu về sự an toàn, và nhu cầu thể hiện bản thân.
Tháp nhu cầu và ứng dụng giúp dễ dàng hơn trong nghiên cứu nhu cầu của con người. Do đó mà nó được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề.
Hi vọng với những thông tin ở trên đủ để bạn đọc có cái nhìn chi tiết về tháp nhu cầu Maslow.
Theo fastwork
Xem thêm bài liên quan
- Quy luật Pareto – 80/20: Bí mật làm giàu của thương gia kinh doanh ăn uống để không cần đông khách vẫn thu lời bạc tỷ
- Hiệu ứng “Bẫy tâm lý FOMO”: Tuyệt chiêu giúp bứt phá doanh số, áp dụng cho mọi ngành nghề kinh doanh
- 7 kỹ thuật chốt Sales tinh tế khiến khách hàng “gật đầu lia lịa” không thể chối từ: Đơn giản, dễ áp dụng