Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra, không được chọn vạch xuất phát cho chính mình nhưng chúng ta có thể sử dụng những phấn đấu và nỗ lực của bản thân để quyết định điểm khởi đầu cho thế hệ sau.
“Tôi không muốn con mình bị thua ở vạch xuất phát”
Trên thực tế, điều khiến bạn vật lộn không chỉ vì khả năng tài chính, mà còn là những điểm mù trong tầm nhìn, bởi vì một vài người nghĩ rằng chỉ nên có một con đường trong cuộc sống mà thôi. Thế giới muôn màu, muôn vẻ, muôn nẻo đường, chỉ có tư duy thiển cận mới mãi đâm đầu theo một con đường mà thôi.
PHŨ NHƯNG THẬT…
1. Tất cả mọi người đều có những câu chuyện của riêng mình, đều có những nỗi buồn, những lo lắng, không dưới cách này thì cách khác. Bạn không phải người duy nhất, tôi không phải người duy nhất. Thế nên có thể thôi ngay cái suy tưởng rằng mình là kẻ bất hạnh xui xẻo mỗi khi gặp vấn đề gì đi.
2. Người giàu chưa chắc sung sướng, nhưng người nghèo chắc chắn khổ. Tiền không cho bạn tất cả nhưng cho bạn nhiều thứ.
3. Ngay cả khi bạn nỗ lực nhất, sẽ vẫn luôn có những người khác nỗ lực hơn cả thế. Sự nỗ lực không bao giờ là đủ, là nhiều, thế nên đừng bao giờ ngừng cố gắng trong bất cứ chuyện gì. Tôi không nói bạn nỗ lực rồi sẽ thành công, nhưng muốn thành công bạn bắt buộc phải nỗ lực.
4. Đừng nói rằng ai đó may mắn khi họ thành công khi bạn không hề biết câu chuyện của họ.
5. Sau cơn mưa có thể sẽ có cầu vồng, hoặc mưa to hơn nhưng yên tâm bạn vẫn có chương trình dự báo thời tiết. Tuy nhiên dự báo cũng chỉ là… dự báo. Hãy trù liệu mọi khả năng có thể xảy ra dù là xấu nhất.
6. Càng lớn lên lại càng thấy mình nhỏ bé. Càng lớn lên, những ước mơ lại càng nhỏ lại. Khi còn là một đứa trẻ, có phải bạn đã từng ước mơ lớn lên sẽ làm siêu nhân, làm phi hành gia, làm tổng thống đúng không? Còn bây giờ, khi đã lớn lên thực sự, đôi khi chỉ còn mong mỏi sao mình có một ước mơ, một đam mê để theo đuổi. Nhưng đó, tất cả những điều đó, được gói ghém nhẹ nhàng vào dưới hình thức của hai chữ “thực tế”.
7. Đừng mong đợi cỗ xe bí ngô bí đỏ nào đó sẽ đỗ trước cổng nhà đợi bạn, hãy kiếm tiền và tự mua cho mình một cái xe, xe đạp, xe máy, xe hơi, miễn là bạn tự làm ra nó. Vì trông đẹp vậy thôi, chứ xe bí ngô có lẽ cũng xóc lắm!
8. Đừng cảm thấy buồn nếu bạn sinh ra không phải con của tỷ phú, hãy làm sao để con bạn sinh ra là con của tỷ phú. Hoặc triệu phú thôi cũng được rồi.
9. Nếu ước mơ của bạn không thành, vậy thì mơ ước mơ khác là được rồi. Nếu tình yêu kết thúc, vậy thì yêu tình yêu khác là được rồi. Vì dù thế nào Trái Đất vẫn quay và cuộc sống vẫn tiếp tục đã bao giờ ngừng lại được đâu.
10. Pháo hoa lấp lánh rực rỡ là vậy nhưng rồi sẽ tan ngay đi. Nhưng ít nhất, thà một lần được tỏa sáng còn hơn mãi vô hình trong bóng tối.
11. Làm Tấm cũng được, làm Cám cũng được, nhưng đừng làm con cá bống chỉ há miệng chờ cho ăn.
BẠN CHÍNH LÀ VẠCH XUẤT PHÁT CỦA CON BẠN
01
Một dạo, tôi có qua thăm dì Lưu. Dì đã hỏi tôi rằng có công việc nào phù hợp với ngành tâm lý học không, con gái dì sắp ra trường nhưng khổ nỗi vẫn chưa kiếm được chỗ thực tập phù hợp.
Dì Lưu nói rằng trong vài năm qua, dì nghe mọi người nói rằng ngành tâm lý học là ngành có triển vọng lớn trong nước. Các công việc khác phải ra ngoài dầm mưa dãi nắng mới kiếm được tiền, riêng ngành này, người ta có thể kiếm được nhiều tiền chỉ bằng cách trò chuyện với người khác. Vì những cái lợi đó, dì khăng khăng ép con gái nộp đơn học chuyên ngành tâm lý học.
Kết quả là, sau 4 năm nghiên cứu ngành tâm lý học, xu hướng đã thay đổi. Chỗ dì ở mới xây khu công nghiệp lớn với quy mô vài nghìn công nhân. Xung quanh là các nhà có chồng, vợ hoặc cả hai đều là công nhân.
Dì là nhân viên siêu thị và còn chồng thì làm việc trong một nhà máy. Nhìn vào điều kiện gia cảnh và tính chất công việc thì không mấy ai cần tư vấn tâm lý nên việc tìm chỗ thực tập là điều cực kì khó khăn.
Tôi đề nghị để cô bé tự tìm chỗ thực tập. Thứ nhất, bản thân cô bé đang học chuyên ngành này và biết nhiều về ngành hơn ba mẹ. Thứ hai, cô ấy cũng có thể chọn công việc mà cô ấy yêu thích để thực tập.
Dì Lưu không đồng ý và cho rằng em ấy còn nhỏ thì biết cái gì, dì đã đầu hai thứ tóc không lẽ dì không hiểu. Cô bé vừa nghe vừa gật đầu đồng ý với mẹ, cầu xin tôi cho em lời khuyên. Tôi hỏi cô ấy: “Em không biết tương lai của mình là gì sao?”
Cô lắc đầu và nói: “Em nghe lời mẹ tất”. Tôi không thể làm gì ngoài thở dài ngao ngán. Việc gì bố mẹ em cũng can thiệp và sắp xếp, em đã quen dần với sự “an bài” suốt 20 năm qua. Giờ em ấy mất dần suy nghĩ và không thể tự ra quyết định.
Cha mẹ là kiểu mẫu nào thì sẽ hoạch định cuộc sống của con cái như thế đó và con cái sẽ lớn lên theo những cách, tốc độ khác nhau dưới sự ảnh hưởng của cha mẹ. Tương lai của đứa trẻ có thể được nhìn thấy trong mắt cha mẹ.
02
Nhà văn Thái Đồng đã chia “kết cục” của những đứa trẻ thành bốn cảnh giới trong tác phẩm “Nhất đại tông sư” như sau:
Cấp 0: Mù quáng phục tùng (vô hình)
Cấp 1: Mưu cầu danh lợi (chỉ biết mỗi mình)
Cấp 2: Là những người lý tưởng (nhìn rõ thế giới)
Cấp 3: Là người hoàn hảo nhất (nhìn thấy rõ chúng sinh).
Bốn cảnh giới này cũng rất thích hợp cho giáo dục gia đình. Cha mẹ của các cấp khác nhau cũng trình bày những cách lập kế hoạch khác nhau cho tương lai của con cái họ.
– Cha mẹ cấp 0 có tầm nhìn giới hạn trong những định kiến và thói quen hiện tại, thường dựa vào ý kiến của người thân và bạn bè của họ đề quyết định, vì vậy họ thường gửi con cái của họ để tìm hiểu những gì phổ biến tại thời điểm này, hoặc họ bắt chước bất cứ điều gì cha mẹ khác làm.
– Cha mẹ cấp 1 có tầm nhìn ở mức độ theo đuổi sở thích của họ và lên kế hoạch cho cuộc sống của con cái họ, thậm chí một số cha mẹ sẽ truyền lại những mong muốn chưa được thực hiện cho con cái họ.
– Cha mẹ cấp 2 là những người có thể nhìn rõ bản chất và những điều tốt đẹp của thế giới. Họ có thể tôn trọng tính cách của trẻ, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho sự phát triển sở thích của trẻ và giúp trẻ đạt được cuộc sống mà trẻ muốn.
– Cha mẹ cấp 3 nhìn thấy mối liên kết giữa họ và thế giới hoặc toàn xã hội. Họ cố gắng nâng cao nhận thức của con cái, trau dồi ý thức giáo dục và để con cái họ lên kế hoạch cho cuộc đời của chúng.
Tác giả Cao Hiểu Tùng đã viết một bài báo với tựa đề: “Tôi chủ yếu giáo dục con gái lớn lên bằng sự an tâm”, trong đó có đoạn như sau: “Trước kia mẹ con bé dạy nó rằng mọi người có thể không thành công, nhưng chúng ta phải nhìn đời nhiều hơn.”
Ông cũng có một câu nói rất hay: “Trên thực tế, điều khiến bạn vật lộn không chỉ vì khả năng tài chính, mà còn là những điểm mù trong tầm nhìn, bởi vì một vài người nghĩ rằng chỉ nên có một con đường trong cuộc sống mà thôi. Thế giới muôn màu, muôn vẻ, muôn nẻo đường, chỉ có tư duy thiển cận mới mãi đâm đầu theo một con đường mà thôi.”
03
Tôi là một điều phối viên trong khách sạn. Tôi có quen một người tên Mai. Mỗi khi chúng tôi trò chuyện và uống trà, cô không quên hỏi tôi vài câu tiếng Anh mà cô đọc không hiểu. Cô cho biết ước mơ lớn nhất của cô là được làm việc trong một khách sạn 5 sao, vì mẹ cô nói với cô rằng chỉ có làm ở nơi đó mới giàu thôi.
Hóa ra mẹ của Mai đã lên kế hoạch “đi đường tắt” cho con mình. Bà tin rằng cách nhanh nhất để con gái bước vào tầng lớp thượng lưu là làm việc ở một nơi tụ tập dành cho “giới nhà giàu”. Cô cũng nhờ bạn bè tìm hiểu các tiêu chí để xin vào vị trí phục vụ trong một khách sạn 5 sao: người đó phải đẹp, giọng nói phải hay và tiếng Anh phải tốt.
Do đó, mẹ của Mai chưa bao giờ keo kiệt với con gái về khoản mặc quần áo và thúc giục cô học tiếng Anh. Để giúp con gái nói chuyện nhẹ nhàng, cô xin cho con một chân trong khách sạn chỗ tôi làm. Tất cả những nỗ lực chỉ dành cho mục đích cuối cùng: kết hôn.
Mối quan hệ cha mẹ cô gái này không được tốt lắm và điều kiện tài chính không dồi dào. Mẹ cô cảm thấy rằng điều quan trọng nhất trong đời mỗi người là kết hôn mặc dù bà đã trải qua cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc. Bà cho rằng một cuộc hôn nhân tốt không phải là kết hôn với đúng người, mà là kết hôn với một người giàu có.
Làm chung với nhau nửa năm, tôi nhận thấy cô gái này quá xuất sắc. Không cần sự giám sát, cô đã có thể ghi nhớ một cuốn từ điển tiếng Anh bốn tháng. Tất cả chúng ta đều ngạc nhiên trước sự tự kỉ luật của cô ấy.
Sau đó, Mai đã đến một thành phố lớn và được nhận vào làm trong một khách sạn cao cấp. Chúng tôi sớm mất liên lạc. Không biết liệu cô có bắt được con cá vàng cho đời mình không.
Trên thực tế, bằng dự nỗ lực thầm lặng, cô ấy hoàn toàn có khả năng kiếm được cuộc sống mà cô ấy mong muốn nhưng cô ấy không thể và cô đang tiếp tục sống theo ý muốn của mẹ mình.
04
Một bà mẹ tên Lan có một con trai và một con gái. Tiêu chí chọn trường của cô là trường đó phải học tốt. Cô cố tình cho con đi học ở các trường công lập ở thành phố lớn, vì học sinh ở các trường công lập đến từ các thành phần gia đình khác nhau, để con cô có thể tiếp xúc với một xã hội thực sự.
Cô chưa bao giờ thuê gia sư, tôi cũng không làm gia sư ngoại khóa. Phát triển sở thích là tôn trọng sự lựa chọn của trẻ và không bao giờ áp đặt ý chí của cô lên đứa trẻ.
Theo quan điểm của cô Lan, nhiệm vụ lớn nhất của một người mẹ là nuôi dưỡng tính cách và lối suy nghĩ lành mạnh của con. Một người mẹ thông thái nên đặt nền tảng tốt cho con cái.
Về những gì đứa trẻ sẽ làm trong tương lai, người mẹ không thể thiết kế mà để chúg tự làm. Cuối cùng, cô đã rèn luyện cho mình thói quen sống và tính cách tốt. Cô trượt ván cùng con, chơi tennis, đến sân vận động và hướng dẫn các con yêu thích thể thao.
Cô đưa các con của mình đi tư vấn vẽ cho trẻ em khuyết tật về tinh thần và dẫn các con đến các hoạt động từ thiện, trau dồi lòng từ bi và trách nhiệm xã hội của chúng.
Cô khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến, nói lên suy nghĩ của bản thân, giới thiệu bản thân một cách tự tin trước bạn bè, rèn luyện khả năng tự thể hiện của trẻ. Cô ấy không bao giờ thực hiện các kế hoạch có chủ ý cho tương lai của con mình, cô ấy chỉ hy vọng rằng các con của cô ấy ngay thẳng và làm những gì chúng thích làm.
Trẻ em nên được độc lập và có những mục tiêu riêng trong cuộc sống một cách tự do. Chúng sẽ không bị mù quáng bởi sự phù phiếm và chủ nghĩa thực dụng của thế giới bên ngoài. Chúng sẽ không quên mình khi chúng thành danh và chúng sẽ không phàn nàn về người khác khi họ suy sụp. Những gì cha mẹ lên kế hoạch là một đường băng và những gì trẻ tự lên kế hoạch là tương lai.
05
Nhà văn Long Ứng Đài đã có một cuộc trò chuyện tương tự với con trai mình. Nguyên văn như sau:
Mẹ không nhớ rõ nữa, nhưng mà hiện giờ mẹ có thể nói với con, nếu như con là một người “bình thường”, mẹ có thất vọng hay không?
Điều quan trọng nhất đối với mẹ, không phải là con có thành tựu hay không, mà là con có hạnh phúc hay không, trong cuộc sống hiện đại bây giờ, loại công việc nào có thể ít nhiều đem lại cho con niềm hạnh phúc?
Thứ nhất, nó cho con ý nghĩa, công việc đó không điều khiển con, không giam cầm con như tù binh.
Thứ hai, nó cho con thời gian, nó cho con trải nghiệm đầy đủ trong cuộc sống.
Tiền tài và danh tiếng, cái nào là nguyên tố chính của hạnh phúc đây? Giả như đặt hai lựa chọn trước mặt con, hoặc là đến phố Wall làm quản lý ngân hàng hoặc là làm nhân viên chăm sóc sư tử hà mã trong vườn bách thú, mà con là một người yêu thích nghiên cứu động vật.
Mẹ hoàn toàn không cho rằng làm quản lý ngân hàng là có thành tựu, hay là nhân viên chăm sóc sư tử, hà mã là “bình thường”. Mỗi ngày vì tiền mà căng thẳng, mà phấn đấu rất có thể lại không bằng mỗi ngày tắm rửa cho voi hay đánh răng cho hà mã.
Khi làm công việc mà trong lòng con thấy có ý nghĩa, có giá trị thì con đã có cảm giác thành tựu. Khi công việc của con cho con thời gian mà không lấy đi cuộc sống của con, là con đã có tôn nghiêm, cảm giác thành tựu và tôn nghiêm sẽ cho con niềm hạnh phúc.
Điều quan trọng nhất đối với mẹ, không phải là con có thành tựu hay không, mà là con có hạnh phúc hay không, trong cuộc sống hiện đại bây giờ, loại công việc nào có thể ít nhiều đem lại cho con niềm hạnh phúc?
Nếu như chúng ta không phải so sánh danh, lợi với người khác, mà chỉ là vì tìm chỗ yên tĩnh thoải mái trong nội tâm bản thân mình, thì như vậy từ “bình thường” này cũng không có ý nghĩa lắm. “Bình thường” là so sánh với người khác, còn “nội tâm yên tĩnh thoải mái” là so sánh với chính mình.
“Thiên sơn vạn thủy” đi đến cuối cùng, thì đối tượng mà chúng ta chịu trách nhiệm nhất vẫn là hai từ “chính mình”. Vì vậy, con đương nhiên không có lý do gì đi so sánh mình với người thế hệ trước, hay là phải sống giống với sự tưởng tượng về con của thế hệ đi trước.
Cũng giống như, hút thuốc hay không hút thuốc, bản thân con hãy tự quyết định đi nhé!
Giáo dục tốt nhất là gì? Đó là để cho con biết loại cuộc sống mà con sống và biết cách chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình.
Mọi người hay bảo: “Đừng để con bạn thua ở vạch xuất phát”. Vì lý do này, nhiều cha mẹ đang mong muốn cho con tất cả mọi thứ tốt nhất để con phát triển tốt hơn con nhà người ta.
Như mọi người đều biết, quá trình cha mẹ lựa chọn sở thích, ngành nghề, công việc và vợ/chồng cho con cái của họ theo ý mình thay vì tư vấn cho con nên theo ngành nghề gì là một quá trình ràng buộc con cái họ với tầm nhìn hạn chế.
Cha mẹ khôn ngoan sẽ phấn đấu để cải thiện tình hình của chính họ để con cái họ có thể tự đứng trên đôi chân mình và nhìn những gì chúng muốn.
Nếu không được chọn vạch xuất phát cho bản thân thì hãy là điểm khởi đầu cho con mình
Bạn thấy con nhà giàu có tiền, chẳng qua vì bố mẹ họ đã liều mình kiếm tiền. Trải qua nhiều vất vả, sau đó để lại cho con cái, thế có gì là không công bằng? Phải nói là rất công bằng ấy chứ. “Bố mẹ chúng ta sống ổn định an nhàn, bố mẹ họ chấp nhận mạo hiểm kiếm tiền. Giờ chúng ta muốn họ giống mình, vậy mới gọi là không công bằng”.
Có người từng nói: “Đôi khi chúng ta phấn đấu cả đời chỉ để đạt đến một tầm cao mới, nhưng đôi khi nó lại là điểm khởi đầu của người khác. Có người phải nỗ lực siêng năng làm trăm ngàn công việc mới đến được Roma, trong khi có người lại được sinh ra ở Roma.”
Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta có thể sử dụng những nỗ lực của bản thân để quyết định vạch xuất phát cho thế hệ sau.
BẠN CHÍNH LÀ VẠCH XUẤT PHÁT CỦA CON BẠN: Đây có thể là ý nghĩa mà mỗi người chúng ta phấn đấu suốt đời.
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Ly kỳ chuyện dạy con nối nghiệp như phim của tỷ phú Lý Gia Thành: Từ bỏ “ngai vàng” nhưng vẫn thành vua!
- Chuyện dạy con nối nghiệp ly kỳ như phim của tỷ phú Lý Gia Thành: Từ bỏ “ngai vàng” nhưng vẫn thành vua
- Tỷ phú giàu nhất mọi thời đại dặn con: Có 3 loại người KHÔNG NÊN KẾT BẠN, chơi chung chỉ kéo chân bạn chứ chẳng giúp ích gì!