Chuyên gia kinh tế kinh tế ông Đặng Hải Thanh cho rằng thế hệ trẻ ngày nay có thể do phẩm chất nghề nghiệp và trình độ năng lực chưa đủ nên mới có mức lương thấp như vậy.
Việc học hỏi bí quyết thành công, chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước luôn là chuyện mà người trẻ nào cũng nên làm. Song, không phải quan điểm nào của sếp lớn cũng nhận về sự đồng tình của mọi người, mà ngược lại có khi còn gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Điển hình như phát ngôn gần đây của Chuyên gia kinh tế kinh tế ông Đặng Hải Thanh – Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc đầu tư của Quỹ AVIC, nghiên cứu viên cao cấp tại trường Tài chính PBC thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) trong một cuộc phỏng vấn đang khiến nhiều người bàn tán xôn xao.
Ông Hải Thanh thẳng thắn chia sẻ về vấn đề tiền bạc ngày càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt đối với những người lao động trẻ tuổi trong bối cảnh lạm phát, vật giá leo thang hiện nay.
Cụ thể, ông cho biết: “Nhiều bạn trẻ hiện nay thật sự bộc trực. Họ không tiếc tiền vì cho rằng mức lương công ty đưa ra là quá thấp. Thực tế cho thấy ít bạn trẻ ngẫm lại, có thể do phẩm chất nghề nghiệp và trình độ năng lực chưa đủ nên mới có mức lương thấp như vậy”.
Những chia sẻ của Chuyên gia kinh tế Đặng Hải Thanh đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của netizen. Trước quan điểm của ông, nhiều ý kiến trái chiều đã nhanh chóng bùng nổ và chia thành nhiều luồng tranh cãi.
Bức tranh muôn hình vạn trạng về vấn đề thu nhập của người trẻ
Năng lực và nỗ lực cá nhân chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến trình độ của một người, những yếu tố khác bao gồm: gia cảnh, tài năng, ngoại hình, mức độ trí tuệ cảm xúc, mối quan hệ xã hội, ngành nghề, trình độ học vấn, phương pháp giáo dục, cơ hội may mắn , môi trường kinh tế và các yếu tố quan trọng khác,… Mỗi yếu tố đều ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp và khả năng tích lũy của một người.
Dưới đây là những yếu tố quyết định đến vấn đề thu nhập thấp của người trẻ hiện nay:
1. Sự mất giá nghiêm trọng của các kỹ năng học thuật, khoảng trống trong hồ sơ
Dù lý do là gì, các công ty vẫn đánh giá thấp những người có khoảng trống trong hồ sơ xin việc.
Nghiên cứu gần đây của ResumeGo – công ty tư vấn CV cho biết những ứng viên có khoảng trống hồ sơ thường có ít khả năng được mời phỏng vấn hơn những người không có. Hơn một nửa số người nộp hồ sơ cho biết họ sẽ thấy tự tin hơn khi đi phỏng vấn việc làm nếu nhà tuyển dụng không hỏi về khoảng trống hồ sơ.
Thành kiến về khoảng trống hồ sơ cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến triển vọng việc làm của người lao động.
Một nghiên cứu năm 2020 của các nhà nghiên cứu tại Đại học North Carolina (Mỹ) phát hiện những người có số năm học nhiều, bằng cấp tương ứng thường nhận mức lương cao hơn, còn những người có kỹ năng học vấn thấp, bằng cấp ít ỏi thường có mức lương thấp hơn 40%.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra phụ nữ, đàn ông da đen – những người ít có cơ hội trong giáo dục hơn hoặc có hoàn cảnh khó khăn ở tuổi 22, nhiều khả năng sẽ có những khoảng trống trong hồ sơ. Do đó, họ thường nhận được mức lương thấp hơn người khác.
2. Khó sống tự lập, thiếu kỹ năng sống do cha mẹ bao bọc quá mức
Một phần lý do của việc giới trẻ khó sống độc lập và thiếu các kỹ năng cần thiết đến từ việc họ đã quen với việc có cha mẹ làm hộ, dẫn đến thói ỷ lại.
Theo The Wall Street Journal, các nhà tâm lý học, chuyên gia giáo dục nhận định việc bảo bọc con cái là yếu tố làm tăng số lượng trẻ em và thanh niên mắc hội chứng rối loạn lo âu.
Hành động “cấp quyền tự chủ” của phụ huynh tác động mạnh nhất đến tính cách đứa trẻ sau này. Càng tự chủ bao nhiêu, đứa trẻ càng ít lo lắng bấy nhiêu. Tự chủ ở đây bao gồm để tự đưa ra lựa chọn, quyết định và tôn trọng quan điểm của con.
Một khảo sát của The Beijing News công bố vào đầu năm 2020, 32% trong số 7.600 người Trung Quốc được hỏi thể hiện quan điểm người trưởng thành nên tự biết chăm sóc bản thân cũng như có ý thức vệ sinh nhà cửa.
Ngoài ra, việc chật vật sống một mình còn đến từ văn hóa gia đình tại châu Á. Truyền thống sống quây quần nhiều thế hệ dưới một mái nhà khiến lớp người trẻ châu Á ở với cha mẹ, ông bà từ nhỏ đến lớn, theo ABC News. Nhiều năm sống chung với người thân, nhiều thanh niên không thích ra ở riêng, nhất là khi họ phải tự quản lý, kiểm soát mọi chi tiêu trong sinh hoạt.
Tại Hàn Quốc, những người đã trưởng thành vẫn ăn bám cha mẹ được gọi dưới cái tên “thế hệ kangaroo”.
“Tôi đã quá quen với việc sống với cả gia đình. Tôi không nghĩ mình có thể sống một mình. Nếu chuyển ra ngoài, tôi cũng không thể trả tiền thuê nhà và các chi phí khác”, Kim Ju Yeon, một nhân viên văn phòng 36 tuổi ở thành phố Hanam, tỉnh Gyeonggi, cho hay.
Cộng với các vấn đề xã hội như chi phí đắt đỏ, lương thấp, số lượng người trẻ xứ kim chi đủ khả năng ra ở riêng, không dựa dẫm vào phụ huynh càng ngày càng thấp.
3. Tìm công việc ổn định thay vì theo đuổi ước mơ hoặc chạy theo danh tiếng công ty
Monica Tuñez (25 tuổi) đã chấp nhận khoản lương ít ỏi khi gia nhập một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận vài năm trước sau khi tốt nghiệp đại học.
“Tôi luôn nghĩ mình sẽ làm công việc góp phần đưa thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Tôi lớn lên trong gia đình có thu nhập thấp. Mọi người đã cố gắng giúp tôi có được ngày hôm nay. Bởi vậy, tôi luôn cảm thấy cần phải đền đáp những gì đã nhận”, cô nói.
Tuy nhiên, với mức lương ít ỏi của công việc giúp đỡ những học sinh trường công ở New York, Tuñez phải làm nghề tay trái là dạy kèm những đứa trẻ giàu có.
Cô đã rời bỏ những công việc đó vào năm 2021 và hiện kiếm đủ tiền để sống thoải mái nhờ làm chuyên gia chính sách cho một công ty lớn ở Texas (Mỹ). Nhờ kiếm được nhiều tiền hơn, cô có thể dành dụm để đi học trường luật và tự do tham gia tình nguyện ngoài giờ làm.
Theo ZipRecruiter, niềm tin tìm việc của lao động trẻ đã giảm. Gần một nửa số sinh viên năm cuối đại học cho biết họ đang mở rộng phạm vi tìm việc vì lo lắng vấn đề kinh tế.
Nhiều thanh niên khác cũng nói rằng nhiều năm biến động đã khiến họ bỏ qua việc tìm kiếm công việc mơ ước. Thay vào đó, họ chọn tìm kiếm một công việc “an toàn”.
Một phụ nữ trẻ cho biết cô chỉ nộp đơn vào những vị trí được liệt kê mức lương rõ ràng để cô biết liệu mình có đủ sống khi giá cả leo thang hay không. Một người khác chấp nhận chuyển từ lĩnh vực thể thao giải trí qua làm tiếp thị vì lo ngại đại dịch làm ảnh hưởng cơ hội tìm việc trong lĩnh vực đó.
Giana Gaitan-Naranjo (21 tuổi), sinh viên năm cuối đại học San Francisco State, cho biết lo ngại làn sóng sa thải, cô đã bắt đầu mở rộng phạm vi tìm việc để tìm được một công việc ổn định. Thay vì chỉ tìm kiếm công ty danh tiếng, Gaitan-Naranjo nộp hồ sơ vào tất cả công ty cô thấy phù hợp.
Laura Yin, tốt nghiệp Đại học Wisconsin năm 2020 với tấm bằng Kỹ sư cơ khí, cũng không dám kén chọn khi tìm việc. Thậm chí, tiêu chuẩn về mức lương của cô cũng giảm. Nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc sống bất ổn trong đại dịch.
“Tôi không biết liệu tôi có thực sự muốn làm việc cho nhà máy xử lý nước thải hay không, nhưng do họ tuyển người nên tôi nộp hồ sơ”, Yin nói.
Theo Sohu/TTVH
Xem thêm bài liên quan
- Tiến sĩ Alan Phan: “Con người trở nên hèn mọn khi chỉ làm đủ việc mà mình được trả lương”
- Cha đẻ đế chế Honda: “Năng lực của một người trẻ nhìn thấy ở cái bếp lúc nào cũng sáng bóng”
- Chuyên gia Nguyễn Phi Vân: “Tôi rất ngạc nhiên khi thấy các bạn trẻ Việt Nam hoàn toàn thiếu tư duy nghĩ cho người khác trong công việc”