Theo CEO ASIM Telecom, ông Vũ Minh Trí, đi làm văn phòng 8 tiếng/ngày xem ra không còn phù hợp với Gen Z nữa, mà còn bị coi là lạc hậu.
GENZ GIỜ SỐNG THÍCH TRẢI NGHIỆM HƠN!
Bố mẹ GenZ đa phần là GenX – những người thuộc thế hệ 7x và thế hệ 7x đa phần đã khá ổn định tài chính vì thế GenZ cũng ko phải quá lo toan nhiều về cơm áo gạo tiền! Đôi khi đi làm chỉ là để người khác khỏi chê là Thất Nghiệp chứ sự thực là thích đi du lịch trải nghiệm hơn!
Hiện tại thì chỉ có cánh Gen Y (8x,9x) là vẫn ngụp lặn trong cơm áo gạo tiền vì bố mẹ của Gen Y thuộc thế hệ 6x – 1 thế hệ rất nghèo và GenY cũng là đối tượng đông nhất trên KNVN.

Con cái của GenY là thế hệ Anpha. Điểm xuất phát của Anpha phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng không ngừng nghỉ của GenY.
Thế hệ Anpha là thế hệ gắn liền với MXH ngay từ trong trứng! Thế hệ này được dự đoán là thế hệ toàn diện nhất trên toàn cầu!
Nếu bạn đang có con thuộc thế hệ này thì xin thưa là bạn đang chứa trong nhà 1 quả bom nổ chậm vì thế hệ Anpha bùng nổ sẽ thay đổi toàn bộ thế giới – đó có thể mới là thời kỳ thực sự của Meta vớt – thực tế ảo.
Còn GenZ đơn giản chỉ là thế hệ chuyển giao mà thôi và cũng là thế hệ sướng nhất, đi du lịch trải nghiệm nhiều nhất!
Gen Z không ngại đòi hỏi sự cân bằng
Đối với nhiều người trẻ, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không còn là chủ đề nhạy cảm, thậm chí cả trong các cuộc phỏng vấn.
Trong một vài năm trở lại đây, dưới tác động của đại dịch và mạng xã hội, “work-life balance” (tạm dịch: sự cân bằng giữa công việc với cuộc sống) đã trở thành một trong những tiêu chí được ưu tiên hàng đầu nơi công sở, theo Insider.
Đặc biệt là thế hệ trẻ, do tiếp xúc nhiều với các nền tảng trực tuyến nên việc học theo những nhân vật trên mạng ngày càng phổ biến. Họ có thể mới chỉ đang loay hoay tìm kiếm công việc đầu tiên nhưng đã lo lắng đến sự cân bằng như một tiêu chí không thể thiếu.
Nhà báo Alexandria Ang (22 tuổi) cho biết: “Chính tình trạng cách ly kéo dài trong đại dịch đã khiến Gen Z quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần. Nó cũng làm cho nhiều người nhìn nhận lại và ưu tiên hướng tới một cuộc sống viên mãn, dung hòa mọi khía cạnh”.

Bước chân vào thị trường lao động, thế hệ Z mang theo hoài bão tạo ra sự thay đổi trong công việc mà không cần làm tới kiệt sức. Họ mong muốn các nhà quản lý có thể thực sự thấu hiểu tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi.
Thế nhưng, tiêu chí này thường dễ bị đánh đồng với lười biếng trong mắt người quản lý.
Không ngại nêu ý kiến
Jorge Alvarez (24 tuổi) chia sẻ: “Tôi thấy Gen Z đang phải chịu định kiến lười biếng chỉ vì muốn có một công việc cân bằng được với cuộc sống. Đã có vài lần tôi thẳng thắn đặt câu hỏi với người quản lý tuyển dụng và mong muốn làm thay đổi suy nghĩ của họ về hình mẫu nhân sự phải luôn cần mẫn và cống hiến hết mình”.
Katie Lardie (24 tuổi), kỹ sư xây dựng đang làm việc tại New York, cho rằng không dễ để nói về vấn đề này trong một buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, đây là điều nên được bàn luận và làm rõ.
“Sẽ rất khó để hỏi những câu như vậy nếu bạn mới đi làm, nhất là khi người tuyển dụng lại thuộc thế hệ Boomer hay Gen X. Tôi đã luôn tự nhắc mình rằng, chỉ làm đủ số giờ, không hơn, không kém, không hề có nghĩa là lười biếng”, cô nói.

Cũng có những người không ngại đặt vấn đề. Stacy Kim (20 tuổi) là một trường hợp như vậy. Cô cho biết mình đã nhiều lần hỏi về sự cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi khi kiếm việc làm. Trong khi hầu hết nhà tuyển dụng đều trả lời rằng họ đang quan tâm, nhiều nơi lại từ chối thảo luận về chủ đề này.
“Việc hỏi sớm về những vấn đề khó mở lời như vậy là cần thiết để hai bên hiểu nhau hơn và xác định xem có phù hợp hay không”, cô bày tỏ.
Cách thức và thời điểm cho câu hỏi khó
Nhận thức được rằng câu hỏi về sự cân bằng trong công việc có thể khiến mình trượt phỏng vấn khi gặp phải nhà tuyển dụng khó tính, nhiều người trẻ đã tạo ra chiến lược để đặt câu hỏi một cách khéo léo.
Lardie lấy ví dụ: “Tôi thường hỏi xem ngày làm việc của tôi sẽ diễn ra như thế nào hoặc hỏi xem có cần làm ngoài giờ nhiều hay không, cụ thể là bao nhiêu lâu một lần”.
Sinh viên ngành y tế Kaylee Lamarche (23 tuổi) chia sẻ rằng cô thường hỏi về trải nghiệm tại công ty của chính người phỏng vấn mình.
Lamarche nói: “Bởi công việc mà tôi quan tâm thường khá căng thẳng nên tôi sẽ hỏi xem công ty có cơ chế nào để hỗ trợ giải tỏa áp lực không hay cách thức giúp cân bằng giữa nghỉ và làm việc đang áp dụng tại đó”.

Một cách khác cũng có thể hiệu quả đó là tìm hiểu về môi trường làm việc trong và ngoài văn phòng hay xem rằng công ty có quan tâm đến sức khỏe của nhân viên hay không.
Đây là những vấn đề không dễ để mở lời nhưng rất quan trọng để ứng viên biết được liệu mình có thể gắn bó được với một tổ chức hay không.
Theo Kim, Gen Z sẵn sàng có những cuộc trò chuyện đi vào chủ đề khó để đảm bảo giá trị bản thân phù hợp với công ty và thời gian ngoài giờ làm việc của mình được tôn trọng.
Gen Z là gì?
Theo định nghĩa của Pew Research, Gen Z (Generation Z – thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm người được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2012/2015 (một số ý kiến cho rằng Gen Z bắt đầu từ năm 1995).
Ngoài Gen Z thì thế hệ trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 này còn được gọi bằng nhiều các tên khác như iGen, Centennials, Gen Tech, iGeneration, Gen Y-F, Zoomers, Post Millennials…

Thế hệ Gen Z là những bạn trẻ được sinh từ những năm cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21. Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ ngay từ nhỏ.
Cuộc sống của họ gắn liền với mạng xã hội, công nghệ cao, sống nhanh sống ảo, chịu nhiều áp lực cạnh tranh về vật chất và danh vọng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì Gen Z sẽ là “đầu tàu” trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai.
Theo: Trần Hiếu Gem, Zingnews
Xem thêm bài liên quan
- Tâm thư cha gửi con trai không có chí tiến thủ, sợ khó, ngại khổ: Tuổi trẻ hãy biến mình trở nên đáng tiền con nhé!
- Lăn lộn 50 năm cuộc đời, tôi mới nhận ra: “Khi còn trẻ, nghĩ tiền là thứ quan trọng nhất, giờ nhận ra điều ấy không sai một ly”
- Shark Linh: Các bạn trẻ đi làm không nên về trước 7h tối, như vậy là quá sớm, có thể ở lại làm thêm, nghiên cứu thêm