Tại tập đoàn Microsoft, nhân viên được phục vụ cả bữa trưa lẫn bữa tối. Tuy nhiên, số lượng người ăn trưa luôn đông hơn tối, bởi lẽ không phải ai cũng phải làm việc ngoài giờ. Do đó, nhà cung cấp bữa trưa sẽ có lợi hơn.
Một thư viện Anh gặp phải bài toán khó: Làm sao để chuyển toàn bộ số sách sang tòa nhà mới xây?
Người ta ước tính rằng, việc di dời số sách khổng lồ này sẽ ngốn mất 3,5 triệu USD. Mọi người thi nhau đề xuất giải pháp, nhưng tất cả đều không khả thi.
Tới lúc đó, một thanh niên cho biết anh ta có thể làm việc này chỉ với giá 1,5 triệu USD. Giải pháp là: Thông báo cho mọi người biết thư viện cho mượn sách miễn phí không giới hạn, miễn là họ trả sách về tòa nhà mới.
Bằng cách thay đổi tư duy từ “di dời sách” sang “cho mượn sách”, người thanh niên nọ không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mà còn tiết kiệm một số tiền lớn.
Rõ ràng, những người biết tư duy khác biệt sẽ đem lại hiệu quả khác biệt.
***
Tại tập đoàn Microsoft, nhân viên được phục vụ cả bữa trưa lẫn bữa tối. Tuy nhiên, số lượng người ăn trưa luôn đông hơn tối, bởi lẽ không phải ai cũng phải làm việc ngoài giờ. Do đó, nhà cung cấp bữa trưa sẽ có lợi hơn.
Tuy nhiên, nhân viên Microsoft phàn nàn rằng chất lượng bữa trưa ở đây rất tệ.
Nhiều người yêu cầu nhà bếp đổi công thức nấu ăn, thay đầu bếp thường xuyên,… nhưng Microsoft cho rằng chúng không phải là giải pháp hiệu quả. Thay vào đó, tập đoàn này đã lựa chọn 2 nhà cung cấp khác nhau cho bữa trưa và bữa tối.
Cứ 3 tháng/lần, họ sẽ khảo sát xem nhân viên thích bữa trưa hay bữa tối hơn. Nếu câu trả lời là “bữa tối” nhiều hơn, tập đoàn sẽ đổi nhà cung cấp bữa tối lên bữa trưa.
Kể từ ngày đó, các nhà cung cấp đều cố gắng cải thiện để đáp ứng khẩu vị nhân viên. Sự hài lòng của nhân viên cũng tăng lên rất nhiều.
Khi gặp phải vấn đề này, người bình thường sẽ nhắc nhở hoặc đổi hẳn nhà cung cấp. Tuy nhiên, những bộ óc hàng đầu ở Microsoft lại tư duy khác hẳn: Họ tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa 2 nhà cung cấp bữa trưa và bữa tối, để họ giám sát lẫn nhau. Nhờ đó, dịch vụ cũng trở nên tốt hơn nhiều.
***
Sáng sớm Chủ nhật trên ga tàu điện ngầm ở New York, tất cả các hành khách đều đang ngồi im lặng. Một người đàn ông bước lên, dắt theo những đứa con khá ồn ào. Chúng chạy nhảy và xô đẩy nhau, trong khi người bố ngồi bất động với đôi mắt vô hồn.
Ai nấy trên tàu đều bất mãn, đến mức một người đàn ông buộc phải nhắc nhở: “Anh có thể quản lý con cái mình được không?”
Tới lúc này, người bố mới ngước mắt lên nhìn, như vừa tỉnh khỏi cơn mơ. Anh thì thầm: “Vâng, tôi nghĩ tôi cần chăm sóc chúng. Mẹ chúng vừa qua đời cách đây 1 tiếng. Bố con tôi vừa mới ra khỏi bệnh viện. Tôi bất lực quá; có lẽ lũ trẻ cũng vậy”.
Đây là một câu chuyện có thật mà chính Steven Covey – tác giả cuốn sách “7 Thói Quen Hiệu Quả” – đã gặp. Cuốn sách đã bán được 30 triệu bản trên toàn thế giới và Steven Covey được coi là 1 trong 25 người có ảnh hưởng nhất nước Mỹ.
Không ai có thể tưởng tượng được cảm giác của Steven Covey lúc đó. “Tôi hoàn toàn tức giận với bản thân, trách móc sự ích kỷ của mình”, ông nhớ lại. “Tôi nói với anh ấy: ‘Vợ anh vừa mới qua đời ư? Tôi rất lấy làm tiếc. Tôi có thể làm gì cho anh đây?”.
Đôi khi, mọi thứ diễn ra xung quanh bạn không sai, mà là do bạn nhìn thế giới sai cách. Khi gặp người hay chuyện khó chịu, người bình thường sẽ phàn nàn, không chịu cảm thông cho nhau.
Tuy nhiên, những người ưu tú sẽ khác. Họ sẽ không phán xét người khác mà nhìn mọi thứ bằng con mắt của đối phương. Tại sao anh ta lại làm vậy? Tại sao lại nói thế? Còn điều gì ẩn giấu sau đó?
Từ 3 câu chuyện trên, ta đều có thể thấy: Cùng một việc, nhưng suy nghĩ khác nhau sẽ cho ra hiệu quả khác nhau.
Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn thường nói: “Người bình thường thay đổi kết quả, người khôn ngoan thay đổi nguyên nhân, còn người xuất chúng thay đổi mô hình”.
Muốn trở thành người xuất chúng, bạn cần phải thay đổi mô hình tư duy của mình, thay đổi cách nhìn nhận thế giới. Bạn có thể thay đổi suy nghĩ của mình theo 2 cách.
Đọc nhiều hơn, kết bạn nhiều hơn, đi du lịch nhiều hơn
Mỗi cuốn sách chính là một bộ “chế độ tư duy”. Càng đọc nhiều, bạn càng biết nhiều cách tư duy khác nhau, từ đó có thể chuyển đổi tư duy một cách dễ dàng. Mỗi năm, bạn nên đọc ít nhất 20 cuốn sách và ghi chú cẩn thận. Những người yêu sách thậm chí có thể đọc hơn 50 cuốn sách.
Ngoài ra, tiếp xúc với mọi người cũng giúp bạn hình thành nhiều kiểu tư duy khác nhau. Càng gặp gỡ, làm quen, bạn sẽ thấy tư duy của mình còn hạn chế tới mức nào. Ở công ty, bạn không nên ăn trưa một mình vì như thế là bỏ lỡ cơ hội để tìm hiểu và tương tác với những người khác.
Bên cạnh đó, đi du lịch cũng có thể giúp bạn mở mang đầu óc. Tiếp xúc với những miền đất mới, con người mới sẽ giúp bạn có vốn sống phong phú hơn.
Đặt mình vào vị trí của người khác
Khi tranh luận với người khác, bạn sẽ có cơ hội để thực hành “chuyển đổi tư duy”. Chỉ khi bạn đặt mình vào vị trí của người khác, bạn mới có thể thuyết phục, thay đổi tư duy chính mình. Nó giúp bạn hiểu những gì bạn đang cố gắng bảo vệ chỉ là quan điểm của riêng bạn.
Tư duy ngược là gì?
Tư duy được hiểu là những hoạt động tinh thần của con người, đem đến những cảm giác sửa đổi và cải tạo thế giới xung quanh thông qua các hoạt động vật chất, giúp con người chúng ta có những nhận thức đúng đắn về thế giới xung quanh hơn. Đây là phản ảnh của quá trình nhận thức mang tính khái quát, tích cực, gián tiếp về thế giới quan.
Tư duy có khả năng khái quát được sự trừu tượng vì tư duy mới có thể khái quát được bản chất, quy luật của các sự vật hiện tượng.
Tư duy ngược hay còn được gọi với cái tên là “tư duy theo chiều hướng tiêu cực” khi một nhóm người hoặc một cá nhân tư duy theo chiều hướng “làm thế nào để các mục tiêu đặt ra không đạt được. Hay hiểu đơn giản đó là những suy nghĩ khác biệt so với những tư duy thực tế hàng ngày.
Đây là một cách khá hay để tiếp cận với vấn đề, đặc biệt là khi cố gắng giải quyết, nhìn nhận vấn đề theo cách bình thường nhưng không được. Đã có nhiều tư duy ngược dịch chuyển thế giới đem lại những phát minh, sáng chế đáng kể cho nhân loại.
Theo Trí thức trẻ/Sohu
Xem thêm bài liên quan
- 5 lối tư duy ngược đời nhưng giúp người Do Thái làm việc gì cũng “hái ra tiền”: Bản lĩnh đến đâu, thành công đến đó!
- Công thức Feynman – “Siêu kỹ thuật” ghi nhớ mọi thứ đã đọc, tỷ phú Bill Gates cũng phải sử dụng: Cách tuyệt vời để biến sự khôn ngoan từ sách thành của riêng bạn
- Quy luật trí não – “Tư duy nghịch” là gì mà có thể giúp bạn giải quyết mọi vấn đề cuộc sống, bứt phá cuộc đời kì diệu