Trả giá và mặc cả cũng là cả một “nghệ thuật”, bởi vì tất cả đều là những mẹo tâm lý mà nếu chúng ta biết thì sẽ không phải lo mua hớ nữa.
Hiện nay, việc mua sắm quần áo, giày dép, phụ kiện online rất phổ biến và thuận tiện, nhưng cũng không ít bạn đã gặp “tai nạn” khi mua hàng qua mạng. Vì vậy, mọi người vẫn thích cách mua hàng truyền thống là đi dạo các khu chợ vào cuối tuần, được nhìn tận mắt, sờ tận tay.
Nhưng có một nhược điểm đó là người bán thường hay nói thách, cùng một mặt hàng mỗi người bán một giá khác nhau, kiểu nhìn mặt người mua mà thách giá. Nếu không có kinh nghiệm mặc cả, thì bạn sẽ bị “hớ” không ít.
Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn một số tuyệt chiêu trả giá, mặc cả khi mua hàng, để bạn có thể mua được những món đồ ưa thích với giá cả hợp lí nhất.
Thời gian mua hàng tốt nhất
Đi mua hàng vào thời gian cửa hàng chuẩn bị đóng cửa. Lúc đó, người bán hàng nóng lòng muốn về nhà nhưng trước khi đóng cửa sẽ muốn bán thêm được vài món đồ. Đây là thời điểm bạn rất dễ mặc cả được giá thấp vì người bán hàng muốn bán nhanh để đóng cửa hàng.
Thái độ mua hàng
Khi bạn muốn mua một món đồ, chắc chắn là bạn vô cùng thích nó. Nhưng khi trả giá bạn nhất quyết không được thể hiện ra cho người bán hàng biết rằng bạn cực kì thích món đồ đó. Nếu người bán hàng nắm bắt được rằng bạn đang rất muốn mua thì họ sẽ nhất quyết không bớt giá vì cho rằng có thể bán được với giá cao hơn. Bạn nên tỏ ra không quá thích sản phẩm đó. Khi trả giá xuống thật thấp mà người bán không đồng ý thì hãy quay đi không mua nữa thì người bán hàng nhất định sẽ gọi bạn quay lại và tiếp tục việc thương lượng.
Sử dụng hiệu ứng đám đông
Khi đi mua sắm tốt nhất bạn nên rủ thêm vài người bạn đi cùng. Đi cùng nhau có rất nhiều tác dụng: trước hết là sẽ được vui vẻ và lại có thêm người tư vấn cho những món đồ bạn mua. Đặc biệt là khi đi theo đám đông thì việc mặc cả sẽ rất thuận lợi, mỗi người thêm vào một câu “xuống giá” đảm bảo bạn sẽ nhanh chóng mua được món đồ đó.
Tạo ấn tượng tốt với người bán hàng
Tôi chắc chắn rằng ai cũng thích những lời nói dễ nghe, cũng như những lời khen tặng. Vì vậy, bạn tiếc gì khi dành tặng những lời khen cho người bán hàng đúng không. Ví dụ bạn có thể khen người bán hàng có duyên, trẻ trung … Khi vui vẻ thì người bán hàng rất dễ bớt cho bạn thêm vài giá, biết đâu lại có thể mua được giá cực hời luôn đấy. Tuyệt chiêu này đơn giản dễ áp dụng mà khả năng thành công lại rất cao.
Tìm cách “dìm hàng” sản phẩm
Khi bạn thực sự thích một món hàng và đang trong quá trình trả giá để mua mua được sản phẩm bạn nên tìm ra tìm ra những khuyết điểm nhỏ của sản phẩm đó (ví dụ: chê đường chỉ may không đẹp lắm, màu không được đẹp lắm). Như vậy, việc mặc cả để mua được với mức giá thấp sẽ đơn giản hơn nhiều đấy.
Mạnh dạn trả giá
Khi mua hàng bạn đừng ngại khi mặc cả “mạnh”. Nhiều bạn có tâm lí khá ngại ngùng khi phải mặc cả khi mua hàng,nhất là các bạn nam hoặc chỉ trả giá thấp xuống một chút. Nhưng bạn nên biết rằng, người bán hàng nắm bắt được tâm lí đó nên nói thách khá cao đấy. Vì vậy bạn hãy trả giá xuống thấp (ví dụ như khoảng một nửa), nếu người bán không kiên quyết không bán thì nâng dần lên. Theo kinh nghiệm của nhiều tôi thì nên nâng giá lên từ 10 đến 50 nghìn đồng trong một lần nâng giá.
Chọn những “mối” quen
Bạn đã từng mua được những sản phẩm ở một cửa với mức hợp lý, tức là cửa hàng đó không nói thách hoặc thách ít thì nên quay lại đó trong những lần mua sắm sau. Những quầy hàng ở chợ thường có bán các mặt hàng giống nhau nên bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian khi mua ở những chỗ quen đấy.
Tham khảo giá trước
Khi bạn thích một món đồ nào đó, trước hết bạn hãy tham khảo qua trên mạng xem mặt hàng đó có giá chung tầm bao nhiêu. Nếu bạn đến một khu chợ để mua quần áo, khi thích một món đồ thì bạn nên đi tham khảo giá ở nhiều cửa hàng khác vì mẫu mã ở các cửa hàng trong cùng một khu chợ tương đối giống nhau. Cửa hàng nào đưa ra mức giá thấp nhất thì bạn hãy mặc cả để mua sản phẩm được giá tốt nhất.
Tham khảo: Tikibook