Khi nhắc đến tên của Gia Cát Lượng Khổng Minh đa số chúng ta đều biết rằng ông là người nắm giữ rất nhiều trọng trách quan trọng và là nhân vật lịch sử lỗi lạc của Trung Quốc thời Thục Hán – Tam Quốc. Bài viết giới thiệu những câu nói tinh hoa và hay nhất của Gia Cát Lượng – Khổng Minh, đây được coi như là di sản để lại cho đời sau làm kim chỉ nam trong cuộc sống.
Đôi nét về Gia Cát Lượng Khổng Minh
Gia Cát Lượng (181 – 234), tên chữ là Khổng Minh, hiệu Ngoại Long, được biết tới với vai trò mưu sĩ của Lưu Bị vào thời Tam Quốc và là Thừa tướng nhà Thục Hán sau này.
Ông được mệnh danh chính trị gia kiệt xuất, là nhà quân sự đại tài, cũng là nhà văn, nhà thư pháp nổi tiếng. Gia Cát Lượng cả đời dốc hết tâm huyết, cúc cung tận tụy vì chính quyền nhà Thục Hán. Ông để lại các tác phẩm nổi tiếng như “Xuất sư biểu”, “Giới tử thư”.
Ông cũng chính là chủ nhân của hàng loạt phát minh như mộc ngưu lưu mã, đèn Khổng Minh, cải tạo nỏ Liên châu, sau đổi tên thành nỏ Gia Cát (nỏ này mỗi lần bắn được 10 mũi tên).
Nhờ trí tuệ xuất chúng của mình, Gia Cát Lượng đã trở thành hình tượng chuẩn mực của những nhân vật túc trí, đa mưu, là hóa thân của trí thông minh, của tài hoa xuất chúng và được người đời sau ca tụng trong các tác phẩm nghệ thuật.
Dựa trên hình tượng của ông mà đã được hình tượng hóa nhân vật qua văn học và phim ảnh. Thời xưa thì có truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, ngày nay khán giả lại được nhìn thấy ông qua rất nhiều bộ phim điện ảnh của Trung Quốc, có thể kể đến như: phim Tam quốc diễn nghĩa (năm 1996, năm 2010), Đại chiến Xích Bích, Tân Tam Quốc.
Với chí nhân tài đức song toàn của mình, ông không chỉ được người đương thời ca tụng mà cho cả đến thời đại hiện nay, hình tượng của ông vẫn luôn là tấm gương không chỉ cho người Trung Quốc mà ngay cả người Việt Nam cũng vô cùng kính trọng. Rất nhiều nơi và nhiều người đã trưng bày tượng Khổng Minh bằng đồng để bày trí, tượng nhỏ để trên bàn làm việc, trưng bày trong phòng khách hoặc làm quà tặng vô cùng ý nghĩa.
Những câu nói tinh hoa và hay nhất của Gia Cát Lượng Khổng Minh
1. Quý nhi bất kiêu, thắng nghi bất bội, hiền nhi năng hạ, cương nhi năng nhẫn
Nghĩa là: Cao quý mà không kiêu ngạo, chiến thắng, lập công mà không tự mãn, hiền tài mà khiêm hạ giữ lễ với người dưới, cương trực mà bao dung nhẫn nại.
Thân ở cương vị cao mà không kiêu căng tự mãn, có tài năng mà có thể khiêm hạ giữ lễ với kẻ hèn kém hơn mình, tính cách cương trực mà lại có thể bao dung và nhẫn nại với mọi người. Câu nói này liên tưởng đến vị tướng tài Quan Vân Trường, mắc một nhược điểm đó là tính kiêu ngạo và quá tự mãn vào tài năng của mình.
Khi Quan Vũ đối chọi với Tào Ngụy tại Kinh Châu, Tôn Quyền sai người đến cầu hôn con gái của Quan Công cho con trai mình, mục đích cũng là để thăm dò thái độ. Chẳng ngờ, lúc đó Quan Vũ quên hết lời dặn dò của Khổng Minh, không những không đồng ý mà còn nhục mạ sứ giả của Tôn Quyền.
Quan Vũ nói “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử của ông”, câu nói miệt thị Tôn Quyền nặng nề đã khiến Quan Vũ rước họa sát thân. Chẳng những làm rạn nứt liên minh Tôn – Lựu mà còn kết thúc tháng ngày huy hoàng của Quan Vân Trường.
2. Thiếu tráng bất nỗ lực, lão đại đồ thương bi
Nghĩa là: Lúc còn trẻ đầy sinh lực nếu như không cố gắng thì khi về già sẽ hối tiếc những tháng ngày đã qua.
Một trong những khuyết điểm của con người đó là không dám làm những gì mình mong muốn và khao khát khi còn trẻ, khi còn có thể làm được. Để đến khi sức tàn lực kiệt, mới nhận ra mình đã để lãng phí quãng thời gian tươi đẹp và nhiệt huyết nhất của cuộc đời như thế nào.
Thời gian trôi qua rất nhanh, vùn vụt như ánh mây bây qua cửa sổ, nếu không cố gắng và nỗ lực, khi đã quá tuổi chỉ còn lại nuối tiếc và bi thương. Ngoảnh lại đã thấy tóc bạc mái đầu, bệnh tật đầy thân mà công danh sự nghiệp vẫn chưa vẹn toàn.
3. Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ chí viễn
Nghĩa là: Không đạm bạc thì không tỏ rõ được chí hướng, không yên tĩnh thì không thể xây dựng được chí hướng cao xa.
Con người cần phải điềm tĩnh vô vi, không chạy theo danh lợi mới tỏ rõ được chí hướng. Tâm tưởng cần phải thanh tịnh, bình hòa mới có thể đạt được cảnh giới xa rộng.
Câu nói này được trích từ bức thư răn dạy con của Gia Cát Lượng năm 54 tuổi. Đạm bạc mà Gia Cát Lượng muốn nói đến không phải là cách sống ẩn cư, hoang dã trong đạm bạc.
Gia Cát Lượng mong muốn trong tâm tưởng của con không tơ tưởng tạp niệm, thực dụng vật chất, tư lợi công danh thì chí hướng mới tỏ tường và kiên định. Và cũng chỉ trong trạng thái thanh tịnh, tâm hồn con người mới không bị công danh níu kéo, không bị vật chất mê hoặc.
4. Thế lợi chi giao, nan dĩ kinh viễn
Nghĩa là: Kết giao quyền thế, lợi ích khó mà lâu bền.
Xây dựng kết giao mối quan hệ dựa trên lợi ích và sự lợi dụng lẫn nhau thì không thể làm việc được cùng nhau lâu dài. Câu này tương đồng với câu ca dao “Tửu nhục bạn hữu”, tức là bạn rượu thịt, hết rượu thịt thì cũng hết bạn.
Hay giống như câu thơ trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Trích từ bài thơ “Thói Đời:“
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
Xưa nay đều trọng người chân thực
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Đệ tử là những kẻ ở cấp dưới, tay chân, chuyên xu nịnh, lấy lòng cấp trên. Kẻ đãi bôi là những kẻ chỉ biết nói lời ngon ngọt, xảo ngôn và thảo mai.
5. Chí đương tồn cao viễn
Nghĩa là: Chí hướng nên cao xa
Làm người phải có chí lớn cao xa, muốn thành công thì phải nỗ lực và cố gắng. Không thể lười biếng và thụ động. Càng có ý chí thì càng lấy làm động lực và cổ vũ bản thân mỗi ngày.
Làm người thì cần phải xác lập được chí hướng kiên định, và chỉ có chí hướng thì mới nên người. Câu nói này của cổ nhân tuy nhiên nó vẫn còn nguyên vẹn giá trị trong thời đại hiện nay.
6. Phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học
Nghĩa là: Không học thì sẽ không mở rộng được cái tài, học mà không có ý chí sẽ không có thành quả.
Người chí sĩ thời cổ đại luôn mang theo khí khái khoan dung, tầm mắt rộng mở, nhìn xa đầy tính cương nghị và quyết đoán. Người đi học mà không nằm lòng kinh thư, không có ý chí, không có chính kiến thì cũng không được coi là chí sĩ chân chính.
Người không học không khác gì người “đi trong đêm tối”, người không học như ngọc không mài. Nếu không học thì con người sẽ trở nên tăm tối như viên ngọc không được mài giũa, không có giá trị.
7. Cúc cung tẫn tụy tử nhi hậu dĩ
Nghĩa là: Hết lòng tận tụy đến chết mới dừng.
Là người khi đã làm việc gì trước hết phải có lễ nghĩa, làm việc tận tụy và nhiệt thành mới là điều đáng quý. Mỗi ngày Gia Cát Lượng đều tự hỏi bản thân ba lần:
- Mua việc cho người ta có tận trung không?
- Kết giao bằng hữu có giữ chữ tín không?
- Được truyền thụ có được luyện tập không?
Cho dù có chuyện gì xảy ra cũng phải đặt sự tận tụy, tận tâm với công việc lên hàng đầu. Trong xã hội hiện nay, nếu mỗi người đều đặt trọn công việc của công ty, của nơi mình làm việc lên trên lợi ích của cá nhân, không màng công danh lợi lộc, chắc chắn sẽ chiếm vị trí vững vàng trong lòng mọi người và trở thành người có “trọng lượng” trong công việc.
8. Viễn lự giả an, vô lự giả nguy
Nghĩa là: Người nhìn xa trông rộng sẽ được bình an, người không biết lo nghĩ gì sẽ gặp nguy hiểm.
Người thành công không bao giờ lựa chọn nhanh chóng mà không suy nghĩa, họ sẽ suy nghĩ về những hệ quả sẽ xảy ra với mỗi sự lựa chọn. Như vậy có thể hạn chế được tối đa rủi ro và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.
Một người muốn làm nên đại nghiệp cần phải biết nhìn xa trông rộng, đưa tầm mắt vượt khỏi khuôn khổ, bao quát mọi vấn đề. Sẽ giúp kiểm soát được sự việc và cục diện hiện tại.
9. Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ chí
Nghĩa là: Muốn xem xét chí hướng của một người cần phải hỏi người đó về phải trái, đúng sai.
Muốn đánh giá về một người cần phải xem xét nhận định của người đó về các vấn đề đúng hoặc sai. Từ đó mới có thể đánh giá được chí hướng và tâm tưởng con người.
Vì đạo đức sẽ quyết định hành động, thái độ về sự việc sẽ quyết định cách cư xử. Lắng nghe và biết được đạo đức của một người sẽ giúp bạn đánh giá được bản chất của người đó.
Một người biết phân biệt được đúng và sai, có chí hướng cao, lập trường vững chắc, tấm lòng rộng lượng mới có thể là người cộng tác lâu dài.
10. Đãi mạn tắc bất năng khai tinh, hiểm táo tắc bất năng lý tính
Nghĩa là: Lười nhác thì không thể tinh thông, nóng nảy mạo hiểm thì không thể có lý tính.
Mỗi người đều có tài năng và sở trường riêng nhưng không phải cũng biết cách phát huy hết những năng lực đó. Nếu bản thân lười nhác, tự bỏ qua chính mình, tự mãn với thành quả hoặc hoãn lại công việc, học hành, dành quá nhiều thời gian vào những hoạt động bên ngoài mà không chăm lo cho các kỹ năng của bản thân thì người đó đang bước vào con đường thất bại.
Người nóng nảy, mạo hiểm sẽ không đủ lý tính dể đưa ra các quyết định đúng đắn cho mọi tình huống, nên dễ mắc những sai lầm chí mạng, đẫn đến thất bại. Tiêu biểu nhất là Trương Phi thậm chí còn mất mạng đã minh chứng cho câu nói này.
11. Thiện tướng giả, tất hữu bác văn đa trí giả vi phúc tâm, do trầm thẩm cẩn mật giả vi nhĩ mục, dũng hãn thiện địch giả vi trảo nha
Nghĩa là: Bậc tướng giỏi, ắt có người học rộng tài trí làm tâm phúc, có người trầm tĩnh thận trọng cẩn mật làm tai mắt, có người dũng mãnh thiện chiến làm móng vuốt.
Một người muốn làm tướng giỏi sẽ không thể thành công nếu thiếu đi những người thân cận và tài năng bên mình. Nếu như có những người cận vệ đáp ứng đủ mọi điều trên, thì người làm việc gì ắt cũng sẽ có thành quả.
12. Phù học tu tĩnh dã, tài tu học dã, phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học
Nghĩa là: Phàm việc học, cần phải tĩnh, và để thành tài thì cần phải học. Không học thì không lấy gì để phát triển tài năng, không quyết chí thì không có cách gì đạt thành tựu việc học.
Đây là lý do vì sao các bậc thi sĩ kỳ tài thời xưa thường lên núi sâu để ẩn mình học tập để rồi sau đó thành những chí sĩ vang danh thiên cổ như: Khương Tử Nha, Chu Văn Vương, Khổng Tử, Lão Tử, Tôn Tử hay Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng mất 9 năm để cần mẫn hàng ngày lên núi học theo học một đạo sĩ và cũng mất 9 năm sau đó ẩn cư ở Lâm Trung để mài giũa tài năng. Để rồi sau đó trở thành một trong những bậc tiền nhân chí sĩ lỗi lạc.
13. Túy chi tửu nhi quan kỳ tính
Nghĩa là: Khi uống say có thể nhìn được tính cách
Tính cách và bản chất của con người sẽ bộ lộ rõ nét nhất khi say, đây cũng là thời cơ để biết được lòng người. Nếu trong cơn say vẫn có thể giữ được khi chất và chừng mực chững tỏ là người nhân. Ngược lại, rượu vào tiếng ra, nói lời bất hảo, làm chuyện xằng bậy đó chính là kẻ tiểu nhân.
14. Hữu nan, tắc dĩ thân tiên chi; hữu công, tắc dĩ thân hậu chi
Nghĩa là: Gặp khó hãy tự thân đi đầu. Có công hãy tự thân lùi lại.
Người quân tử, bậc trượng phu lo trước khi thiên hạ lo, hưởng sau niềm vui của thiên hạ. Gặp chuyện khó thì xông pha về trước, không màng danh lợi, không mong cầu báo đáp.
Thời Tam Quốc, Triệu Vân là một người lập được nhiều chiến công hiểu hách, mỗi trận mạc đều xông pha quên mình nhưng cũng rất khiêm tốn. Đức tính này của Triệu Vân được người đời vô cùng kính nể.
15. Vạn sự cụ bị, chích khiếm Đông phong
Nghĩa là: Muôn việc đủ cả chỉ thiếu gió đông.
Đây là câu nói của Gia Cát Lượng nói với Chu Du khi ở Giang Đông bàn kế đánh Tào Tháo. Liên minh Tôn – Lựu đã chuẩn bị đầy đủ binh khí và kế hoạch sẵn sàng, chỉ còn thiếu gió Đông Nam nổi lên để phóng hỏa vào trại Tào.
Câu này ý nói trong bất kỳ công việc gì dù đã đầy đủ mọi yếu tố thuận lợi vẫn có thể rơi vào bế tắc. Toàn vẹn nhất là khi đáp ứng được đầy đủ yếu tố là Thiên thời tức là Thời cơ.
- Có nên làm vào thời điểm này không? Có đúng không, có sớm quá hay muộn quá hay không?
- Làm vào thời điểm nào là tốt nhất?
Vì chỉ khi làm vào đúng thời điểm mới đạt được hiệu quả tốt như mong muốn.
16. Vật dĩ thân quý nhi tiện nhân, vật dĩ độc kiến nhi vi chúng, vật thị công năng nhi thất tín
Nghĩa là: Đừng lấy thân quý mà hạ thấp người, đừng lấy ý riêng làm thành việc chung, đừng lấy năng lực gây điều thất tín.
Câu nói này nhắc nhở mọi người phải có lòng vị tha, tiên tha vị ngã, nghĩ cho người khác trước rồi mới nghĩ tới mình. Nó cũng nhấn mạnh đến chữ tín, không vì cậy mình có công lao trước đó mà làm việc bất tín lễ nghĩa.
17. Thân hiền thần, viễn tiểu nhân, thử tiên hán sở dĩ hưng long dã
Nghĩa là: Gần gũi với người có đức có tài, rời xa kẻ tiểu nhân, vì điều này mà Tiên Hán mới thịnh vượng.
Để nhận ra xung quanh mình có kẻ tiểu nhân là điều vốn không dễ dàng, có câu sau mà có lẽ nhiều người đã biết đến: Họa hổ họa bì nan họa cốt tri nhân tri diện bất tri tâm. Xuất phát từ tầng nghĩa, thấy mặt thấy người nhưng khó thấy lòng. Vẽ hổ vẽ da khó vẽ xương.
Nhà bích họa đánh giá sai về bức tranh cùng lắm sẽ chỉ tổn thất về mặt kinh tế, vật chất. Nhưng nếu nhìn lầm người nhẹ thì mất của mất mối quan hệ, nặng thì họa vô sát, mất tất cả, mất cả người.
18. Cáo chi dĩ họa nan nhi quan kỳ dũng
Nghĩa là: Đặt ra những tình huống nan nguy, khốn khó để xem sự dũng cảm của đối phương.
Câu nói lấy từ hình ảnh của Trương Phi. Thời Tam Quốc, Trương Phi là người cùng kề vai sát cánh từ thuở hàn vi cùng Lưu Bị, đóng góp nhiều công lao cho sự ra đời của nước Thục.
Ông nổi tiếng với sức khỏe hơn người, sự dũng cảm coi cái chết nhẹ tựa lông hồng khó ai bì kịp. Chiến công của Trương Phi nhiều không kể xiết, tạo nên nỗi khiếp sợ cho quân Tào.
19. Lâm chi dĩ lợi nhin quan kỳ liêm
Nghĩa là: Dùng tiền bạc, lợi lộc, công danh để xem xét sự liêm chính của một người. Người liêm chính sẽ không đánh mất mình vì vật chất và hư vinh.
Sau thất bại ở Từ Châu, Quan Vũ vì bảo vệ tính mạng của hai người chị dâu (vợ của Lưu Bị) mà đầu hàng Tào Tháo, sau đó còn lập công báo đáp. Mặc dù được Tào Tháo vô cùng trọng dụng và tặng thưởng hậu hĩnh, nhưng sau trận giết Nhan Lương, Quan Vũ đã đem trả lại toàn bộ tặng phẩm cho Tào Tháo, viết thư cáo từ rồi đưa hai người chị dâu trở về với Lưu Bị.
Quân Tào định đuổi theo Quan Vũ nhưng Tào Tháo đã cản lại rồi nói “Người ấy bỏ đi vì chủ, chớ nên đuổi theo“. Cho thấy Quan Vũ tất là bậc đại trượng phu, tận trung của Tam Quốc.
20. Đại sự khởi đầu nan, tiểu sự khởi đầu dị
Nghĩa là: Việc lớn bắt đầu khó, việc nhỏ bắt đầu dễ.
Chúng ta vẫn thường quen thuộc với câu nói Vạn sự khởi đầu nan, tuy nhiên chính xác thì phải là Đại sự khởi đầu nan của Gia Cát Lượng. Những việc nhỏ thì sự chuẩn bị dễ dàng, gọn nhẹ, làm dễ dàng như trở bàn tay, ngược lại việc lớn khi làm sẽ gặp muôn vàn khó khăn trắc trở.
Nếu việc chúng ta đang làm không dễ dàng, đó ắt hẳn là việc lớn. Cần phải chuẩn bị sẵn sàng tâm thế, hun đúc lý trí để vượt qua khó khăn, gian khổ mới có thể làm nên đại nghiệp.
Tổng hợp