Thành công trong sự nghiệp xây dựng tập đoàn Vingroup, Phạm Nhật Vượng là cái tên được nhiều người ngưỡng mộ. Những câu nói của ông về kinh doanh và lý tưởng sống trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người trẻ.
Sự ngưỡng mộ dành cho Phạm Nhật Vượng không chỉ vì giàu có, kiếm tiền giỏi, mà còn vì ông đã làm được những điều mà không ai tin người Việt Nam có thể làm được. Phạm Nhật Vượng khiến các nước khác có cái nhìn mới hơn về một Việt Nam nhỏ bé.

Tiểu sử doanh nhân Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng (sinh ngày 5/8/1968 tại Hà Nội, quê gốc Hà Tĩnh) hiện là người giàu nhất Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn VinGroup. Ông chủ Vingroup hơn một lần có tên trong danh sách 200 người giàu nhất thế giới với khối tài sản tỷ đô.
Theo cập nhật mới nhất đến sáng 7.4 của Fobes, ông Phạm Nhật Vượng có tổng giá trị tài sản 8,7 tỉ USD. Tỉ phú giàu nhất Việt Nam được Fobes ghi nhận là người đứng đầu Tập đoàn Vingroup, tập đoàn lớn nhất Việt Nam, kinh doanh các lĩnh vực bất động sản, sản xuất công nghiệp, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe… với các thương hiệu ô tô Vinfast, Vinhomes, Vinsmart…
Ông là người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú do tạp chí Forbes của Mỹ công bố, Top 10 tỷ phú mới xuất sắc nhất năm 2013, liên tiếp nhiều năm liền đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt,…
Trước khi trở thành tỉ phú thế giới với khối tài sản khổng lồ, ông Phạm Nhật Vượng từng có quãng thời gian khởi nghiệp từ kinh doanh nhà hàng, sản xuất mì ăn liền ở Kharkov, Ukraine. Là người đi lên từ bàn tay trắng, ông đã làm được những điều không ai tin là có thể.

Cuộc đời và sự nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Năm 1982, Phạm Nhật Vượng học tại trường Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, đến năm 1985 thì tốt nghiệp.
Năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga.
Năm 3 đại học Phạm Nhật Vượng bắt đầu kinh doanh. Ông thuê một phòng trong DOM 5 để bán hàng, sau đó mở nhà hàng, nhập hàng từ Việt Nam để bán, buôn áo gió. Lúc đầu lời nhiều nhưng thị trường thay đổi và thiếu kinh nghiệm nên phá sản.
Năm 1993, Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga và kết hôn với bà Phạm Thu Hương – bạn học cùng trường đại học.
Cũng vào năm 1993, Liên Xô xuất hiện nhiều cơ hội kinh tế, Việt Nam đang thực hiện đổi mới, vợ chồng ông quyết định không về nước mà chuyển tới Kharkov, Ukraine. Tại đây, vợ chồng ông vay mượn tiền từ bạn bè và người thân mở một nhà hàng Việt Nam tên là Thăng Long ở Kiev, Ukraine.
Ngày 8 tháng 8 năm 1993, Phạm Nhật Vượng vay 100,000 USD từ những người bạn Việt Nam với lãi suất 8% một tháng để bắt đầu sản xuất mì ăn liền, lấy thương hiệu Mivina. Nguyên liệu được nhập từ Việt Nam và Đài Loan.
Năm 1995, thương hiệu mì Mivina dần trở thành cái tên quen thuộc của hầu hết các thực phẩm ăn liền ở Ukraine.
Năm 1996, sản lượng mì Mivina đạt 1 triệu gói.
Năm 1999, tung ra sản phẩm rau thơm khô đóng gói.
Năm 2000, tung sản phẩm bột khoai tây.
Năm 2004, mì ăn liền Mivina chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine.
Năm 2007, doanh nghiệp của Phạm Nhật Vượng bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và các loại súp đóng gói.
Năm 2010, Phạm Nhật Vượng bán công ty sản xuất đồ ăn nhanh Công ty trách nhiệm hữu hạn Technocom cho công ty Nestle S.A của Thụy Sĩ với giá 150 triệu USD. Lúc này, ông Vượng vẫn còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với khoảng 1.900 công nhân, doanh thu rơi vào khoảng 100 triệu USD/năm.
Năm 2021, Forbes ghi nhận giá trị tài sản ròng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện đạt 9 tỷ USD, tăng 486 triệu USD (5,68%) so với đầu ngày 12/4/2021. Với giá trị tài sản trên, ông Phạm Nhật Vượng đang đứng thứ 262 trong danh sách tỷ phú USD của thế giới do Forbes thống kê và bình chọn.

Những câu nói hay truyền cảm hứng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Lớn lên từ gia cảnh không mấy khá giả, nguồn thu nhập chính của cả nhà phụ thuộc vào quán trà đá nhỏ của mẹ, sự thành công của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính là nguồn động lực to lớn cho không chỉ giới trẻ Việt mà còn trên thế giới.
Cùng điểm lại những câu nói về lý tưởng sống và nguyên tắc kinh doanh của ông:
1. “Lúc nhỏ giấc mơ của tôi không hề lớn, tôi chỉ muốn giúp đỡ gia đình.”
Thủa còn thơ ấu, hoàn cảnh gia đình ông Phạm Nhật Vượng không được khá giả khi nguồn thu nhập chính của gia đình chỉ phụ thuộc vào quán trà đá nhỏ của mẹ. Với khao khát bé nhỏ và được giúp đỡ gia đình mình, ông Vượng đã từng bước một thực hiện được từng mục tiêu nhỏ rồi hướng đến những mục tiêu lớn hơn mà không phải ai cũng thực hiện được.
Có lẽ Ông Phạm Nhật Vượng là minh chứng cho câu nói: “Bắt đầu nhỏ, suy nghĩ lớn”.
2. “Tôi mơ ước sẽ biến những con phố của Hà Nội và Sài Gòn trở nên sầm uất như Hong Kong hay Singapore”
Ông Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ rằng: “Tôi mơ ước biến những con phố của Hà Nội và Sài Gòn trở nên sầm uất như Hong Kong hay Singapore. Nếu có thể thực hiện thì kể cả mất tiền tỷ thì tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc. Tôi muốn để lại thứ gì đó cho thế hệ sau. Còn tiền dù sao cũng chẳng thể mang theo khi đã chết”.
Với khát vọng kinh doanh gắn với tinh thần dân tộc, ông Vượng đã đã quyết định bán công ty ở Ukraina. Vì vậy ông đã tập trung kinh doanh ở Việt Nam, từng bước xây dựng một thương hiệu mang tính biểu tượng quốc gia bằng việc “toàn tâm toàn ý” cho Vingroup”.
3. “Tấn công luôn tốt hơn là phòng thủ”
Tư duy “tấn công” của ông Vượng được thể hiện trong kinh doanh, khi Vingroup luôn đề cao tính sáng tạo và hiệu quả trong từng việc làm.
4. “Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ”
Câu nói này thể hiện tư duy cũng như chiến lược trong kinh doanh của ông Vượng khi cho rằng thay vì cứ đi theo thế mạnh của đối thủ thì hãy phát huy điểm mạnh riêng của mình và sử dụng nó như một “đòn tấn công”.
5. “Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ”
Khi trả lời thắc mắc về việc làm thế nào mà Vingroup có thể tự tin, kinh doanh thành công đa lĩnh vực đến vậy? Ví dụ như bất động sản, dịch vụ khách sạn, bán lẻ, y tế, giáo dục, ô tô …Trong khi các lĩnh vực này hoàn toàn không liên quan với nhau và cũng chẳng phải là sở trường của ông.
Chủ tịch Vingroup đã chia sẻ rằng khi ông bước sang lĩnh vực khác thì chỉ có liều. Tuy nhiên, khi bản thân quyết định làm thì mình phải có đam mê, nỗ lực và sự nghiêm túc với công việc đó. Đồng thời, ông mày mò học hỏi, quan sát “thiên hạ” làm thế nào, tính đoán cân đối và lăn xả vì công việc.
6. “Tôi chỉ tập trung vào việc của mình, còn người khác muốn nói gì thì mặc họ”
Bỏ mặc những thông tin đồn đại từ mọi phía, ông Vượng chỉ tập trung vào công việc của mình với phát ngôn: “Tôi chỉ tập trung vào việc của mình, còn người khác muốn nói gì thì mặc họ”.
Quả thực kết quả kinh doanh thành công của Vingroup ngày nay chính là sự đáp trả cho những lời nói ngoài tai cua thiên hạ, và khiến chúng không mảy may có một chút trọng lực nào. Hiện nay, công chúng cũng chỉ biết đến một doanh nhân Phạm Nhật Vượng tài ba. Ông điều hành Vingroup – một tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu của Việt Nam.

7. “Tiền là phương tiện làm việc”
Theo ông Phạm Nhật Vượng, “Tiền là phương tiện làm việc”. Ông cũng nhấn mạnh rằng tiền phải đẻ ra tiền.
Song, phương châm này cũng chính là nguyên tắc cơ bản của bất cứ người kinh doanh nào. Không chỉ tỷ phú Phạm Nhật Vượng, mà hầu hết các tỷ phú khác trên thế giới đều có quan điểm tương tự. Richard Branson, nhà sáng lập Virgin Group cũng từng chia sẻ quan điểm như trên. Ông nói “Phương châm của tôi, nếu có tiền tôi sẽ đầu tư vào các dự án mới và không giữ tiền bên mình”.
Thật vậy, trong kinh doanh tiền được ví như máu của doanh nghiệp. Nó nuôi cả một hệ thống, bộ máy của một công ty. Đồng thời, tiền là cái nôi để thực hiện hóa mọi ý tưởng của con người. Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh tốt, nhưng ngân sách công ty không đủ thì ý tưởng ấy khó mà thực hiện được.
8. “Người ta bay suốt ngày thì mới mua, chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì”
Không giống như ông bầu Đức hay các vị tỷ phú đô la khác, sắm máy bay riêng để phục vụ cho việc đi lại. Người ta vẫn chỉ thấy hình ảnh Phạm Nhật Vượng bình dị di chuyển bằng phương tiện máy bay công cộng. Khi được hỏi giả định mua máy bay riêng thì ông Vượng bình thản đáp “ Người ta bay suốt ngày thì mới mua, chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì”.
Câu trả lời đầy tính kinh tế của ông khiến người nghe phải gật gù đồng ý. Là một vị tỷ phú giàu nứt vách nhưng mọi việc đều được ông Vượng cân nhắc đến lợi ích kinh tế. Dù đó có là chi tiêu cá nhân đi chăng nữa.
9. “Mục tiêu của tôi không có gì thay đổi về bản chất vẫn làm đẹp cho đời”
Khi được phóng viên báo chí trong và ngoài nước phỏng vấn “Vingroup đang và sẽ làm gì khi mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực phi địa ốc?” Doanh nhân Phạm Nhật Vượng vẫn trả lời trước sau như một. Ông nói “Mục tiêu của tôi không có gì thay đổi về bản chất vẫn làm đẹp cho đời”.
10. “Tôi không quan tâm đến chuyện lọt top 500 người giàu nhất trên thế giới”
Ông Phạm Nhật Vượng từng khiến nhiều người bất ngờ khi xuất hiện trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới vào cuối năm 2017. Theo thống kê của tờ báo Forbes, khối tài sản lúc bấy giờ của ông là 4.3 tỷ USD. Và ông là người Việt đầu tiên và duy nhất có tên trong danh sách này.
Đặc biệt tính đến hiện tại, khối tài sản của ông Vượng đã đạt ngưỡng 10 tỷ USD. Điều này giúp cho thứ hạng của ông tăng đáng kể.
Tuy nhiên, trong khi công chúng và báo chí quốc tế rất quan tâm đến tốc độ phát triển thần tốc của ông. Thì ông chẳng mấy quan tâm đến danh hiệu này. Ông từng tự bạch “ Tôi không quan tâm đến chuyện lọt top 500 người giàu nhất trên thế giới”.
11. “Lỡ làm người rồi không thể sống một đời phí hoài được”
Đây là một trong những câu nói làm công chúng nhớ mãi và rất tâm đắc khi nhắc đến ông. Tâm niệm này của ông cũng khiến nhiều người liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”.
Không màu mè, hay phát ngôn để nghe cho cao cả. Thực tế, qua những hoạt động kinh doanh của Vingroup, người ta vẫn luôn thấy một hình ảnh Phạm Nhật Vượng chăm chỉ. Ông làm việc mỗi ngày, chinh phục những mục tiêu mới mà không hề có ý nghĩ hưởng thụ.
12. “Tôi không có nhu cầu gì nhiều. Cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, xe cộ… có rồi”
Người đứng đầu tập đoàn Vingroup thừa nhận rằng ông không có nhu cầu gì nhiều. Ông chia sẻ những thứ như cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, xe cộ,… ông đều có rồi. Bạn nghĩ sao về điều này? Phải chăng đồng quan điểm với chúng tôi là ông Vượng rất bình dị đúng không.

13. “Tôi là người kiệm lời lắm, chỉ thích làm”
Tôi chỉ là người thích làm thôi. Kể cả họp nội bộ tôi cũng kiệm lời lắm, không nói nhiều đâu. Mình không thích nói nhiều, đặc biệt là không thích xuất hiện, nên cho tôi đóng góp bằng kết quả công việc vậy.
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- ĐH Harvard: Sự khổ nhọc khi học chỉ là tạm thời, sự đau khổ vì không học đến nơi là mãi mãi
- Tỷ phú Bill Gates tiết lộ “Điều quan trọng nhất” học được từ người bạn thân Warren Bufett: Đề cao một thứ khẳng định luôn tư duy đẳng cấp của giới siêu giàu
- Tỷ phú Jack Ma khuyên người trẻ: Tuổi trẻ hãy cứ sai lầm đi, đừng lo, mọi sai lầm đều là tài sản!